Bài 3: Một số vấn đề trao đổi từ thực tiễn đại hội công đoàn cơ sở
Hoạt động Công đoàn - 14/02/2023 19:21 ĐỖ THIỆM - TRƯỜNG SƠN
Đại hội CĐCS Công ty Cổ phần May xuất nhập khẩu Tân Định, Công đoàn ngành Công thương tỉnh Quảng Trị. Ảnh:TS |
Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Hoàng Liên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Lâm Đồng cho biết, sau đại hội điểm do LĐLĐ tỉnh tổ chức vào đầu tháng 1/2023, tất cả các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thuộc đơn vị này đã chỉ đạo đại hội điểm ở đơn vị mình để rút kinh nghiệm trong tổ chức đại hội công đoàn cơ sở (CĐCS) nhiệm kỳ 2023 – 2028.
“Đại hội điểm được chúng tôi chỉ đạo tổ chức tại CĐCS Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Lâm Đồng. Ngay sau đại hội này chúng tôi tổ chức hội nghị đánh giá, rút kinh nghiệm từ công tác chuẩn bị đến công tác điều hành, cả về nội dung và hình thức tổ chức đại hội”, đồng chí Hoàng Liên nói.
Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng cũng cho biết, tại Lâm Đồng, đến nay đã có một đơn vị công đoàn cấp trên chỉ đạo hoàn thành 100% đại hội CĐCS, các đơn vị còn lại đều đạt trên 50%. Quá trình theo dõi, chỉ đạo và tổng hợp ý kiến từ các cấp công đoàn cũng cho thấy một số vấn đề cần trao đổi, làm rõ để đại hội diễn ra đúng Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với tình hình cơ sở và đạt hiệu quả.
Cụ thể, về ban thẩm tra tư cách đại biểu và báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu tại đại hội CĐCS, hiện nay không ít cán bộ công đoàn và đoàn viên còn cho rằng chỉ có hình thức đại hội đại biểu mới bầu ban thẩm tra tư cách đại biểu và chuẩn bị báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu; còn hình thức đại hội toàn thể đoàn viên thì không phải thực hiện các nội dung này.
Điều này là không phù hợp với Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) và Hướng dẫn số 03/DH-TLĐ ngày 20/02/2020 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLLĐ Việt Nam hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Mục 6.7 Hướng dẫn số 03/DH-TLĐ quy định về trình tư, nội dung chính của đại hội công đoàn các, trong đó bầu ban thẩm tra tư cách đại biểu và báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu là 2 trong số những nội dung trong quy trình tổ chức đại hội công đoàn. Đồng thời, tại Điểm d Mục 6.8 Hướng dẫn số 03/DH-TLĐ cũng quy định rõ về Ban thẩm tra tư cách đại biểu là do đại hội bầu ra bằng hình thức biểu quyết.
Đại hội CĐCS Cơ quan Mặt trận - đoàn thể thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: TS |
Cùng quan điểm về vấn đề này, đồng chí Hoàng Văn Tuân, Chủ tịch Công đoàn ngành Công thương tỉnh Quảng Trị chia sẻ, cũng cần hiểu đúng về từ “đại biểu” trong đại hội toàn thể đoàn viên để phân biệt với “đoàn viên”. Có thể hiểu một cách đơn giản là chỉ có những đoàn viên đủ tiêu chuẩn, được Ban Chấp hành CĐCS triệu tập tham dự đại hội mới là “đại biểu” chính thức dự đại hội. Như vậy, quá trình tham dự đại hội, “đại biểu” chính thức dự đại hội phải được xem xét (thẩm tra) tư cách đại biểu theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Chủ tịch Công đoàn ngành Công thương tỉnh Quảng Trị cũng cho biết thêm, việc lựa chọn hình thức bầu cử Ban Chấp hành CĐCS là “bầu tròn” hay “bầu dôi” cũng là vấn đề được nhiều cán bộ, đoàn viên quan tâm và còn có những cách hiểu, cách triển khai thực hiện chưa thống nhất. Vì vấn đề này liên quan trực tiếp đến công tác chuẩn bị nhân sự đại hội, công tác ứng cử và đề cử tại đại hội và cả khâu chuẩn bị phiếu bầu, biên bản bầu cử…
Theo Điều 10, Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Mục 8 Hướng dẫn số 03/DH-TLĐ về nguyên tắc, hình thức bầu cử tại đại hội, hội nghị công đoàn không quy định bầu cử Ban Chấp hành CĐCS là “bầu tròn” hay “bầu dôi”. Đồng thời tại Điểm b Mục 4 Phần II Hướng dẫn số 56/HD-TLĐ ngày 28/4/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLLĐ Việt Nam chỉ quy định về số dư khi chuẩn bị đề án nhân sự Ban Chấp hành đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên.
Như vậy, việc quyết định hình thức bầu cử Ban Chấp hành CĐCS là “bầu tròn” hay “bầu dôi” là do đại hội quyết định. Vì thế sau khi đề án nhân sự Ban Chấp hành khóa mới đã được đại hội biểu quyết thông qua, Đoàn Chủ tịch đại hội cần điều hành đại hội thảo luận và biểu quyết hình thức bầu cử Ban Chấp hành CĐCS là “bầu tròn” hay “bầu dôi” trước khi tiến hành quy trình ứng cử, đề cử, chốt danh sách bầu cử. Có như vậy đại hội mới diễn ra đúng Điều lệ Công đoàn Việt Nam và thực sự dân chủ.
Đại hội CĐCS Công ty Cổ phần May xuất nhập khẩu Tân Định, Công đoàn ngành Công thương tỉnh Quảng Trị. Ảnh:TS |
Đồng chí Nguyễn Bình Định, Chủ tịch LĐLĐ huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng thì chia sẻ về kinh nghiệm trong chỉ đạo, hướng dẫn các CĐCS tổ chức và điều hành đại hội sao cho hợp lý, đảm bảo cả về nội dung và thời gian.
Theo Chủ tịch LĐLĐ huyện Di Linh, thường thì đại hội CĐCS chỉ tổ chức trong một buổi, vì vậy để đại hội diễn ra liền mạch, không bị dán đoạn, chúng ta nên bố trí phần thảo luận của đại biểu và biểu quyết một số chỉ tiêu, nội dung quan trọng (nếu có) trong thời gian kiểm phiếu bầu cử đại biểu dự đại hội công đoàn cấp trên. Thời gian đại hội giải lao cũng nên bố trí vào lúc Ban Chấp hành CĐCS nhiệm kỳ 2023 – 2028 tổ chức hội nghị lần thứ nhất, vì khi đó thường một số ủy viên Ban Chấp hành là thành viên Đoàn Chủ tịch sẽ tham gia hội nghị này.
Hay việc bầu đại biểu dự đại hội công đoàn cấp trên nên lựa chọn hình thức “bầu tròn”, đồng thời tiến hành bầu cử đại biểu chính thức và đại biểu dự khuyết cùng một lúc với hai phiếu bầu riêng để tiết kiệm thời gian. Việc chuẩn bị nhân sự tham gia Ban bầu cử tại đại hội hay trong hội nghị Ban Chấp hành cũng phải tính toán hợp lý để có thể sử dụng một Ban bầu cử cho các lần bầu cử, như vậy giảm được thời gian bầu Ban bầu cử, đồng thời Ban bầu cử sẽ làm việc chuyên nghiệp hơn, hiệu quả hơn.
Đại hội CĐCS Trường Tiểu học Đoàn Kết, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Thùy Dương |
Còn đồng chí Đinh Thị Thùy Dương, Phó chủ tịch LĐLĐ thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thì bày tỏ sự băn khoăn khi CĐCS nơi có dưới 10 đoàn viên bầu chức danh Chủ tịch (không bầu ban chấp hành) theo quy định tại Điểm a Mục 9.1 Hướng dẫn số 03/DH-TLĐ. Bởi Điều lệ và hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam hiện nay chỉ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ công đoàn các cấp. Đồng thời hiện nay các CĐCS đều được cơ quan chức năng cấp mẫu dấu và sử dụng con dấu của Ban Chấp hành, vì vậy khi CĐCS chỉ có Chủ tịch mà không có Ban Chấp hành thì sẽ gặp khó khăn trong hoạt động, nhất là trong quản lý, giao dịch tài chính công đoàn.
“Tôi mong rằng Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ sớm có hướng dẫn cụ thể về trường hợp này để sau đại hội nhiệm kỳ 2023 – 2028 các CĐCS nơi có dưới 10 đoàn viên sớm ổn định hoạt động”, đồng chí Đinh Thị Thùy Dương nói.
1. Điểm d Mục 6.8 Hướng dẫn số 03/DH-TLĐ ngày 20/02/2020 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLLĐ Việt Nam: “- Ban thẩm tra tư cách đại biểu do đại hội bầu ra bằng hình thức biểu quyết. - Ban thẩm tra tư cách đại biểu có nhiệm vụ: + Nghiên cứu các tài liệu về đại biểu đại hội do ban chấp hành cấp triệu tập đại hội cung cấp. Căn cứ vào tiêu chuẩn đại biểu và các quy định, nguyên tắc của Điều lệ Công đoàn Việt Nam để xem xét tư cách đại biểu. Tổng hợp, phân tích và báo cáo trước đại hội về tình hình đại biểu và các trường hợp ban chấp hành đã xử lý do không đủ tư cách đại biểu theo quy định…”. 2. Điểm b Mục 4 Phần II Hướng dẫn số 56/HD-TLĐ ngày 28/4/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLLĐ Việt Nam: “b) Về số dư: Việc chuẩn bị đề án nhân sự ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên phải đảm bảo giới thiệu số lượng nhân sự có số dư từ 10%-15% so với tổng số ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, ủy viên ủy ban kiểm tra, được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định”. |
Bài 1: Chuẩn bị chu đáo là cơ sở quan trọng để tổ chức đại hội “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết – Phát triển” là phương châm của đại hội công đoàn các cấp nhiệm kỳ 2023 - ... |
Bài 2: Điều hành khoa học - yếu tố quyết định thành công của đại hội Nếu công tác chuẩn bị là cơ sở quan trọng để tổ chức đại hội thì yếu tố quyết định để đại hội thành công ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 20/09/2024 19:09
Ban Công đoàn Quốc phòng “tiếp sức” cho cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên vùng lũ
Ban Công đoàn Quốc phòng vừa phối hợp với các đơn vị tổ chức thăm, hỗ trợ Nhân dân và tặng quà cán bộ, chiến sỹ tham gia khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Hoạt động Công đoàn - 20/09/2024 18:58
Cô hiệu trưởng giàu lòng nhân ái của thành phố Gia Nghĩa
Tôi xin phép được trích dẫn câu nói của Giáo sư Đặng Thai Mai: “Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người” để chia sẻ câu chuyện về một “người truyền lửa” – cô giáo Hà Thị Hảo – Hiệu trưởng Trường THCS Phan Bội Châu, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.
Hoạt động Công đoàn - 20/09/2024 06:33
Ghi chép về một thầy giáo - Chủ tịch Công đoàn gương mẫu, tận tụy
Thầy giáo Phạm Văn Chức - Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ (xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) là một nhà giáo tiêu biểu, tận tụy và hết mình vì sự nghiệp giáo dục.
Hoạt động Công đoàn - 19/09/2024 18:39
Góp ý dự thảo Luật Việc làm: Vì mục tiêu việc làm tốt, thu nhập cao cho người lao động
Chiều 19/9, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị lấy ý kiến dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) dưới sự chủ trì của đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Hoạt động Công đoàn - 19/09/2024 07:58
Trực tiếp "Điểm hẹn công nhân tháng 9": Tài chính thông minh - tránh bẫy "tín dụng đen"
Tạp chí Lao động và Công đoàn và Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước phối hợp cùng LĐLĐ tỉnh Đồng Nai tổ chức chương trình "Điểm hẹn công nhân tháng 9", chủ đề Tài chính thông minh - tránh bẫy "tín dụng đen".
Hoạt động Công đoàn - 19/09/2024 07:44
Cô giáo Trần Thị Thúy Ái - Chủ tịch Công đoàn đầy tâm huyết, “giỏi việc nước, đảm việc nhà”
Cô giáo Trần Thị Thúy Ái – Chủ tịch Công đoàn Trường Mẫu giáo Vị Bình (xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) là người chị, người đồng chí, một lãnh đạo Công đoàn có tấm lòng ấm áp bao dung, gần gũi luôn lắng nghe những chia sẻ của các công đoàn viên.
- Ban Công đoàn Quốc phòng “tiếp sức” cho cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên vùng lũ
- Thưởng tiền, tăng lương cho công nhân ưu tú
- Cô hiệu trưởng giàu lòng nhân ái của thành phố Gia Nghĩa
- "Bẫy nợ" thẻ ngân hàng - Bài 1: Công nhân vướng nợ xấu gần chục năm mà không biết
- An toàn lao động đã trở thành thói quen, hành vi của từng cán bộ, nhân viên ngành Điện lực