Xem sư tranh luận, nghĩ về văn hóa tranh luận của người Việt
Kinh tế - Xã hội - 21/08/2022 14:59 TRẦN VĂN SỸ
Hình ảnh đưa tiền, vật thực cho các chư tăng ở chùa Ba Vàng được đưa lên mạng xã hội gây phản cảm. Ảnh: Facebook chùa Ba Vàng. |
Lại thêm sự việc “lời qua tiếng lại” trên báo và trên mạng xã hội của hai vị sư (T.T.T.M và T.N.T) càng khiến cho những ai quan tâm đến văn hóa dân tộc đều phải tâm tư, suy nghĩ.
Sự việc “nhận cúng dường bằng tiền ở chùa Ba Vàng” cho sư T.T.T.M tổ chức đúng sai thế nào thì người dân có thể biết vì nó diễn ra công khai, mọi người đều nhìn thấy nên mỗi người có thể tự đưa ra nhận xét của mình mà không cần đến việc tranh cãi với ai. Tuy vậy, thực tế việc tranh cãi đã diễn ra không chỉ giữa hai vị sư, mà còn giữa những người có ý phản đối một trong hai vị hoặc muốn chỉ trích cả hai vị ấy với người ủng hộ.
Đúng sai của sự việc rồi sẽ qua đi, nhưng sự bất đồng trong tranh luận của cộng đồng thì có thể dẫn đến sự mất đoàn kết trong Nhân dân, ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc, không thể coi thường.
Không phải vô cớ mà trong dân gian có câu rằng “sư nói sư phải, vãi nói vãi hay”, ý là chuyện tranh cãi qua lại theo kiểu ai cũng cứ chỉ cho mình là đúng, vốn chẳng chỉ xảy ra trong chốn dân gian mà còn xảy ra cả nơi tu hành.
Suy ngẫm cẩn thận, bình tĩnh thì thấy rằng, người Việt chúng ta ít coi trọng văn hóa tranh luận và nhiều người cũng không cần biết là tranh cãi cũng cần phải có văn hóa. Cho nên khi đã có ý kiến khác nhau về một vấn đề thì người ta thường tranh cãi theo lối bất chấp thủ đoạn, miễn sao cho mình là người thắng chứ không nhằm tìm ra điều gì là đúng đắn để ủng hộ, điều gì là sai trái để phản đối hay loại bỏ.
Trong nhà trường cũng hầu như không dạy học sinh về môn văn hóa tranh luận. Khi bất đồng, học sinh không biết cách nói chuyện, và sẵn sàng dùng nắm đấm, thậm chí dùng cả "hàng nóng" để “thanh toán’ với nhau.
Trong gia đình cũng phổ biến chuyện vợ chồng, anh em, cha con tranh cãi theo kiểu “ông nói gà, bà nói vịt”, “chuyện nọ xọ chuyện kia” và kết thúc tranh cãi bằng mồm là tranh cãi bằng tay chân, và thậm chí là bằng "hàng nóng’.
Trong xã hội thì càng nhiều vô kể. Từ khi có mạng xã hội, điều kiện kết bạn, giao lưu trao đổi, học hỏi và… tranh cãi giữa người với người cũng tăng lên. Nhưng điều kiện thông tin thuận lợi chưa kịp làm cho người ta gắn kết thì đã làm cho lòng người chia rẽ hơn. Và không ít vụ cãi nhau trên mạng đã kết thúc bằng dao kiếm ở ngoài đường.
Chúng ta hay nghe nói về “phương pháp luận biện chứng” và coi đó là một phương pháp để nhận thức chân lý. Nhưng không nhiều người biết rằng chính từ “biện chứng” tuyệt vời này được sinh ra trong quá trình tranh biện (tranh cãi tìm lẽ phải) của người Hy Lạp cổ. Hy Lạp cổ đại có nền văn minh rực rỡ về mọi lĩnh vực, đặc biệt là triết học, vì một trong những nguyên nhân là người ta rất coi trọng việc tranh biện và tranh biện rất có văn hóa, luôn coi tranh biện là quyền của bất cứ ai và tranh biện luôn có mục tiêu là tìm ra chân lý, chứ không phải là tìm ra người chiến thắng.
Sách cũ còn ghi chuyện về cuộc tranh luận công khai nổi tiếng của Socrates và Agaphone với chủ đề về “lòng dũng cảm” (nội dung cuộc tranh luận này rất dài nên tác giả bài báo này không ghi ra đây). Hai ông tranh luận cả buổi, mọi người lắng nghe và cuối cùng Agaphone nói: “Socrates, tôi chịu thua, không tranh cãi nổi điều này với anh, tôi đồng ý với ý kiến của anh”. Còn Socrates thì nói câu cuối cùng: “Agaphone, anh không thua Socrates đâu. Anh chỉ chịu thua chân lý thôi”.
Những cuộc tranh biện mẫu mực như thế đã làm phát triển tri thức của người Hy Lạp, khiến cho họ là một cái nôi văn minh sớm nhất của loài người. Hệ thống triết lý của Hy Lạp cổ còn giá trị cho cả thế giới đến tận bây giờ.
Từ khi có mạng xã hội tranh cãi giữa người với người cũng tăng lên. Ảnh minh họa: Tuổi trẻ cười. |
Bây giờ ta xem ở ta “hai sư tranh biện’ thì sao, có giúp cho người Việt học hỏi được gì không? Vì dù sao, lẽ thường, một vị sư đã xuất gia tu hành nhiều năm thì kiến thức, trí tuệ, đạo hạnh hẳn cũng đã phải cao hơn người thường. Nếu không thì vì cớ gì mà người người cứ chen nhau qùy mọp xuống mà lễ bái, cúng dường như thần, như thánh vậy?
Khi thầy T.N.T lên tiếng cho rằng, những hành vi của sư T.T.T.M trong vụ “thu nhận cúng dường” trong dịp lễ Vu lan vừa qua như báo chí đã đưa, là “không phù hợp, cần rút kinh nghiệm để không lặp lại”; lập tức, sư T.T.T.M. có bài đáp trả rất mạnh mẽ trên mạng xã hội, rằng “Thầy T.N.T. nên xem lại mình trước khi nói người khác” và đưa ra một loạt tư liệu chứng minh rằng trước đó thầy T.N.T cũng làm mọi chuyên tương tự như việc của thầy T.T.T.M vừa qua.
Quả thật, nếu ai có quan tâm một chút về đạo Phật không thể không thấy thất vọng khủng khiếp về ‘tầm cỡ tư tưởng” của cuộc tranh luận này. Vì tu hành theo Phật là nhằm giác ngộ chân lý, giải thoát cho chúng sinh thoát khỏi khổ đau. Các vị tranh cãi kiểu ấy thì biết tìm chân lý ở chỗ nào?
Trước hết phải nói một chút về giáo lý có liên quan của nhà Phật, mà một người xuất gia tu hành thì không ai không biết. Đó là có một trong sáu phép tu hành tuyệt vời nhất (thường gọi là sáu ba la mật) của nhà Phật, là “nhẫn nhục”. Nhẫn nhục ba la mật là pháp tu hành của người xuất gia trên con đường giác ngộ chân lý. Người tu hành gặp chuyện oan uổng thì trong lòng an nhiên như không, thậm chí vui mừng vì đó chính là dịp tốt nhất để hành pháp “nhẫn nhục ba la mật”.
Lịch sử dân tộc Việt Nam còn truyền chuyện Quan Âm Thị Kính là nữ giả nam đi tu, bị Thị Mầu đổ oan “làm cho có thai” mà vẫn nhẫn nhịn mọi cực hình nuôi cho hài nhi lớn thành người. Hay mới đây ở bên Nepal cũng có vị sư bị một cô diễn viên đổ oan là “quấy rối tình dục”, nhận tội không cãi nửa lời; đến khi sự thể rõ ràng, cô diễn viên vu vạ cho sư bị cộng đồng lên án, sư chỉ đề nghị mọi người cho chuyện qua đi mà thôi. Quả là “Quan Âm” xưa và “Quan Âm” nay vẫn đang hiện hữu.
Nhà sư ở Nepal bị cô diễn viên đổ oan là “quấy rối tình dục” gây xôn xao cộng đồng mạng. Ảnh: internet |
Người tu hành theo Phật, chỉ cần biết cho giữ mình làm đúng, dẫu cho bị cả xã hội hiểu sai khinh bỉ, vẫn đem tấm lòng bồ tát mà thương cho sự ngu dốt của người đời chứ quyết không bao giờ tranh cãi hơn thua.
Hành vi “bật lại như đỉa phải vôi” của sư T.T.T.M khi sư T.N.T “phê bình nhẹ” ở trên nói lên cái sự tu hành pháp tu nhẫn nhục ba la mật của sư còn xa lắm, chưa biết bao giờ mới có thành tựu.
Thôi thì sư chưa thành Phật nên chưa làm được như đức "Quan Âm" nói trên, cũng thông cảm được, thì ít ra cũng phải hiểu phép tranh luận của người thường là cũng nên văn minh một chút.
Lối tranh luận bằng cách vặn lại “anh hơn gì tôi mà nói tôi” hay “trước khi nói người hãy sờ lên gáy mình”… và nhiều điều tương tự khác, các nhà nghiên cứu logic học gọi là “Phương pháp ngụy biện bằng chỉ trích”. Dùng phương pháp này, thay tranh luận đúng phép là chỉ ra cái sai của đối phương, chỉ ra cái đúng của mình thì người ta lại dùng phép ngụy biện (một kiểu nói dối) công kích vào điểm yếu của người khác, mong làm cho người ta thua, mình thắng trong tranh luận và được hiểu là mình đúng (!).
Lối ngụy biện bằng chỉ trích này rất phổ biến trong các cuộc tranh luận của dân mình, cả trong gia đình, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, ngoài xã hội và trên không gian mạng. Nhiều người mắc phải, sai mà không biết là mình đang sai. Và thói ngụy biện khi đã ăn sâu vào máu, thành thói quen trong mọi cuộc tranh luận thì rất nguy hiểm. Khi người ta có nhận thức khác nhau về một vấn đề thì thói xấu (ngụy biện) trong tranh luận sẽ luôn là tác nhân gây nên sự mất đoàn kết trong từng gia đình và xã hội.
Cuộc sống luôn có nhiều vấn đề mâu thuẫn đặt ra với con người. Và việc có ý kiến khác nhau với mỗi vấn đề của một người với một người hay với những nhóm người khác nhau là điều tất nhiên, không có gì đáng phái lo ngại. Việc nghiên cứu, học tập và truyền dạy văn hóa tranh luận là rất cần thiết cho mỗi cá nhân, tổ chức và cả cộng đồng để mỗi người tránh được những chuyện phiền phức không đáng có, xã hội cũng ngày càng an lành, văn minh. Đây phải là nỗ lực tự giác của mỗi người và cũng là trách nhiệm của mỗi gia đình, cơ quan, tổ chức đối với các thành viên của mình.
Cúng dường ở chùa Ba Vàng: Rút kinh nghiệm thôi chưa đủ! Mấy ngày qua nhân dịp lễ Vu Lan (rằm tháng bảy Âm lịch) hình ảnh cúng dường ở chùa Ba Vàng (TP.Uông Bí, tỉnh Quảng ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 17/09/2024 09:30
Có bao nhiêu loại hình bảo hiểm xe ô tô hiện nay?
Có 5 loại hình bảo hiểm giao thông phổ biến tại Việt Nam hiện nay, trải rộng trên các lĩnh vực bảo hiểm khác nhau, bao quát toàn bộ lợi ích liên quan đến người và phương tiện mà họ đang sử dụng.
Kinh tế - Xã hội - 17/09/2024 09:08
GX thế hệ mới - chiếc Lexus chưa từng có trong lịch sử
GX thế hệ mới không giống bất cứ một chiếc Lexus nào trước đây. GX 550 mang dáng vẻ vuông vức độc đáo, động cơ tăng áp kép V6 cùng khả năng vượt mọi giới hạn.
Kinh tế - Xã hội - 17/09/2024 07:27
Không như lời đồn, Hyundai Santa Fe 2024 sắp ra mắt Việt Nam không có bản hybrid
Hyundai Santa Fe 2024 thế hệ mới ra mắt vào ngày 18/9 tới đây sẽ có 5 phiên bản, sử dụng duy nhất một loại động cơ xăng, không có hybrid cũng không có động cơ dầu.
Kinh tế - Xã hội - 16/09/2024 17:06
Signetics (Hàn Quốc) đầu tư 100 triệu USD vào xây dựng nhà máy bán dẫn tại Vĩnh Phúc
Mới đây, Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư dự án nhà máy bán dẫn trị giá 100 triệu USD giữa Công ty Cổ phần Signetics (Hàn Quốc) và Tập đoàn CNCTech đã diễn ra tại Khu công nghiệp Bá Thiện – Phân khu I, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Buổi lễ có sự tham dự của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông cùng nhiều đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.
Kinh tế - Xã hội - 16/09/2024 16:05
VNVC chủ lực tiêm vắc xin an toàn trong chiến dịch bao phủ vắc xin sởi tại TP.HCM
Từ 16/9, gần 2.000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên của 39 trung tâm VNVC tại TP.HCM tham gia chiến dịch tiêm vắc xin sởi miễn phí cho trẻ 1-10 tuổi trên địa bàn thành phố, đặc biệt chú trọng đảm bảo tiêm chủng an toàn, đạt hiệu quả cao phòng bệnh sởi bên cạnh đạt chỉ tiêu về độ phủ vắc xin.
Kinh tế - Xã hội - 16/09/2024 10:41
Thông điệp của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính qua 6 điểm tựa Việt Nam
Trong hành trình xây dựng một đất nước giàu mạnh, phồn vinh, văn minh và hạnh phúc, những điểm tựa vững chắc là nguồn sức mạnh không thể thiếu, định hình nên mỗi bước đi của dân tộc.
- Cô Huỳnh Kim Diệu - người “truyền lửa” nhiệt huyết của Công đoàn Trường THCS Đông Thuận
- Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài 9 ngày liên tục
- Ngành Y tế sát cánh cùng đồng bào vùng lũ: Không thu viện phí, chăm sóc sức khỏe tận tình
- Có bao nhiêu loại hình bảo hiểm xe ô tô hiện nay?
- GX thế hệ mới - chiếc Lexus chưa từng có trong lịch sử