Vì sao dự trữ tiền tệ cao giúp bảo vệ tốt hơn cho một quốc gia?
Kinh tế - Xã hội - 27/02/2023 17:00 Trung Mến
Việc tiêu tốn dự trữ ngoại hối để có thể tạo ra những yếu tố gây ảnh hưởng đến tỷ giá tiền tệ bị coi là ngu ngốc và thậm chí phù phiếm. Thế nhưng theo quan điểm thông thường, một nước đang cố gắng bảo vệ đồng nội tệ nên nâng lãi suất chứ không phải bán ra dự trữ.
Theo nội dung bài báo mới đây được Economist đăng tải, thế giới đã đương đầu với “phép thử” vào năm ngoái khi mà người Mỹ nâng lãi suất không ngừng và đồng USD tăng lên về giá trị. Giới chức quản lý tại nhiều nền kinh tế mới nổi đã phải dùng đến dự trữ để bảo vệ đồng nội tệ.
Tính toán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy rằng dự trữ ngoại hối toàn cầu giảm ước tính 1,1 nghìn tỷ USD trong khoảng thời gian từ cuối năm 2020 cho đến quý 3/2022, dự trữ tính bằng đồng USD chiếm khoảng nửa trong mức suy giảm này.
Trong vài tháng qua, quá trình này tuy nhiên đã đảo chiều khi mà đồng USD hạ giá và áp lực can thiệp tỷ giá đồng tiền dịu đi. Tổng dự trữ của 4 nước/lãnh thổ lớn tại châu Á bao gồm Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc và Đài Loan đã tăng ước tính 243 tỷ USD tính từ tháng 10/2022 thông qua hàng loạt biện pháp tái định giá và mua vào lên ước tính khoảng 5,6 nghìn tỷ USD.
Dự trữ ngoại hối của Ấn Độ tăng 42 tỷ USD tính từ tháng 10/2022 và rồi đã hồi phục lại ước tính khoảng 30% trong khoảng thời gian 12 tháng tiếp theo.
Một nghiên cứu gần đây của Văn phòng Tổng Kiểm toán Tiền tệ Mỹ (OCC) và các đồng tác giả cho thấy rằng những bên dự trữ nhiều tiền tệ trên thực tế có đủ lý do để xây dựng lại dự trữ tiền tệ. Những nước bước vào năm 2021 với dự trữ tiền tệ lớn và độ tín nhiệm cao trong việc can thiệp để ngăn đồng nội tệ xuống giá sâu.
Các tác giả này tính toán rằng cứ mỗi khi dự trữ bổ sung được tính toán tăng thêm khoảng 10 điểm phần trăm GDP sẽ giúp ngăn đồng nội tệ xuống giá khoảng từ 1,5% đến 2% tính trong tương quan với tỷ giá đồng USD.
Nhiều quốc gia trên thế giới bắt đầu giai đoạn này với dự trữ tiền tệ thấp đã phải hứng chịu sự xuống giá sâu của các đồng nội tệ. Đồng pound của Ai Cập, ở thời điểm đầu năm 2020 giao dịch với đồng USD ở mức khoảng 16 pound/USD, giờ đây đã là 31pound/USD.
Trong khi đó, tỷ giá chính thức của đồng rupee của Pakistan cũng đã suy yếu, từ mức 154 rupee/USD ở thời điểm đầu đại dịch COVID-19 xuống còn 278 rupee/USD trong thời gian gần đây. Tỷ giá trên thị trường “chợ đen” thậm chí còn thấp hơn nữa.
Ông Ahmed và những đồng tác giả của nghiên cứu khẳng định rằng dự trữ ngoại tệ thấp có thể có thêm một cái lợi khác. Bởi chỉ khi có dự trữ ngoại tệ lớn, chính phủ các nước sẽ không cần phải sử dụng công cụ lãi suất để điều chỉnh tỷ giá đồng tiền, như vậy chính sách tiền tệ sẽ phục vụ tốt hơn cho các mục tiêu nội địa.
Rủi ro ở đây là ở chỗ việc can thiệp tỷ giá tiền tệ vốn được coi như cách để tránh các đợt nâng lãi suất đau đớn. Dù rằng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) không công khai phản đối việc can thiệp tỷ giá như trước đây, IMF cũng đưa ra một số hạn chế.
Gần đây, vào thời điểm tháng 10/2022 khi mà đồng USD lập đỉnh, phó giám đốc điều hành của IMF – ông Gita Gopinath và chuyên gia kinh tế trưởng của IMF – ông Pierre-Olivier Gourinchas đã cảnh báo các nước đang phát triển không sử dụng việc can thiệp tiền tệ trong bối cảnh chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt.
Những gì mà các nước có dự trữ tiền tệ lớn trải qua trong đợt tăng giá của đồng USD thời gian qua có thể khiến cho chính phủ các nước có quan điểm khác. Việc có thể tránh được áp lực thực hiện theo các đợt nâng lãi suất của Fed là mục tiêu của nhiều nước đang phát triển, và khi mà họ càng có dự trữ ngoại tệ lớn, họ sẽ càng làm tốt nhiệm vụ này.
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 04/11/2024 14:05
Nguồn cung nội đô khan hiếm, dự án duy nhất đang triển khai ở Tây Nam Linh Đàm gây chú ý
Các dự báo thị trường bất động sản cho thấy nguồn cung căn hộ mới có xu hướng chuyển dịch ra vùng ven, nguồn cung nội đô tiếp tục khan hiếm. Không ngạc nhiên khi dự án căn hộ duy nhất đang triển khai tại Tây Nam Linh Đàm (quận Hoàng Mai) là Hanoi Melody Residences được thị trường săn đón.
Kinh tế - Xã hội - 04/11/2024 12:19
Cơ hội cuối cùng để sở hữu xe Toyota với ưu đãi 100% lệ phí trước bạ
Cơ hội nhận ưu đãi lên tới 100% lệ phí trước bạ từ hãng và Chính phủ khi mua Vios, Veloz Cross, Avanza Premio, Yaris Cross và 50% phí trước bạ với Corolla Cross trong tháng 11 này.
Kinh tế - Xã hội - 04/11/2024 09:21
Wuling Bingo ra mắt tại Việt Nam với 4 phiên bản, giá từ 349 triệu đồng
Wuling chính thức giới thiệu mẫu xe điện nhỏ gọn Bingo với 4 phiên bản tại thị trường Việt Nam. Với mức giá khởi điểm từ 349 triệu đồng đến 569 triệu đồng.
Kinh tế - Xã hội - 04/11/2024 09:19
Mitsubishi Xforce vượt mốc hơn 10.000 chỉ sau 8 tháng
Kể từ khi chính thức ra mắt và bàn giao xe từ tháng 3/2024, Mitsubishi Xforce đã đạt mốc hơn 10.000 xe lăn bánh tại Việt Nam tính đến hết tháng 10/2024.
Kinh tế - Xã hội - 03/11/2024 16:06
Sức hấp dẫn của Suzuki Jimny tại PVOIL VOC 2024
Với sự xuất hiện của Suzuki Jimny tại khu vực lái thử đã nhanh chóng tạo nên cơn sốt, khi hàng loạt khách tham quan háo hức đăng ký trải nghiệm khả năng vận hành độc đáo của dòng xe địa hình "nhỏ mà có võ" này.
Kinh tế - Xã hội - 03/11/2024 13:00
[PVOIL VOC 2024] Những hình ảnh ấn tượng nhất trong ngày thi đấu thứ hai
Ngày thi đấu thứ hai của PVOIL VOC 2024 diễn ra vô cùng sôi động, khi tất cả các đội đua từ 4 hạng đấu đều góp mặt.
- Hỗ trợ 5000 vé xe cho người lao động Hà Nội về quê đón Tết
- Hội thao Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk
- Ra mắt Hội đồng Biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn
- Công đoàn Nhà máy Z115 đồng hành với gia đình công nhân gặp nạn
- 3 điểm mới về chế độ thai sản cho lao động nam từ năm 2025