Trẻ khuyết tật đi học: đường đến trường vẫn còn xa
Kinh tế - Xã hội - 15/05/2022 18:35 QUỐC THẮNG
Cần thay đổi nhận thức về vấn đề học tập của trẻ khuyết tật. Ảnh: TG (giaoducthoidai.vn) |
Mỗi sáng, Long, hàng xóm của tôi thường ngồi nhìn ra cửa với ánh mắt buồn khi thấy những đứa trẻ nô nức đạp xe đến trường. Hiệp, con trai đầu của Long, tầm tuổi của chúng nhưng bị tật hai chân, đi lại khó khăn. Đã ba lần vợ chồng Long lập kế hoạch cho con đến trường nhưng đều không thành công. Mỗi lần, sau khi nhập học, Hiệp chỉ đến trường được vài tháng rồi nghỉ. Gần đây nhất, một tổ chức từ thiện đề nghị tài trợ thêm một khoản chi phí cho Hiệp ngoài các chính sách được hưởng của nhà nước để nhập học ở một trường chuyên biệt thuộc một tỉnh khác. Nhưng đến nay Hiệp vẫn chưa được đi học.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ trẻ em khuyết tật nhập học chung tiểu học là 88,41%; tỷ lệ trẻ em khuyết tật nhập học chung THCS là 74,68%; tỷ lệ trẻ em khuyết tật đi học chung THPT 39,35%.
Nhìn vào con số trên, thoạt tiên ta thấy tỷ lệ trẻ em khuyết tật được đi học chiếm phần lớn. Tuy nhiên, thực tế thì đó chỉ là tỷ lệ nhập học. Hiệp thuộc dạng ở trong số liệu được thống kê này, không chỉ một lần mà đến ba lần! Cần có số liệu về học sinh khuyết tật bỏ ngang trong năm học, không thành công trong cấp học để có những giải pháp triệt để cho vấn đề - điều mà chúng ta không thấy hoặc có nhưng rất mờ nhạt trong các báo cáo.
Tỷ lệ phần trăm giảm còn gần một nửa ở cấp THPT cũng cho thấy: càng lớn, số trẻ em khuyết tật được tiếp cận với trường học càng ít. Cũng theo thống kê này, tỷ lệ trường có học sinh khuyết tật chiếm 71,40% nhưng trong đó tỷ lệ trường có thiết kế phù hợp với người khuyết tật chỉ chiếm 2,90%; tỷ lệ trường có lối đi, đường dốc dành cho người khuyết tật chỉ chiếm 8,10%. Đặc biệt, tỷ lệ trường có công trình vệ sinh thiết kế phù hợp cho người khuyết tật chỉ được 9,90%. Mới bàn về cơ sở vật chất, trước mắt chúng ta đã thấy có bao nhiêu khó khăn khi trẻ em khuyết tật đến trường.
Nguyên do vì sao có đến 11,59% trẻ em khuyết tật ở độ tuổi học sinh tiểu học, 25,32% trẻ em khuyết tật ở độ tuổi học sinh THCS, 60,65% trẻ em khuyết tật ở độ tuổi học sinh THPT không được có cơ hội đến trường?
Bất cứ bậc cha mẹ nào cũng muốn con mình được đến trường. Chính phủ đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ trẻ em khuyết tật, tạo điều kiện cho các em được hưởng quá trình giáo dục đầy đủ.
Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định mọi trẻ em khuyết tật đều được miễn học phí (Điều 15, Mục 2, Chương IV). Nhận thức của các bậc phụ huynh là nguyên do đầu tiên của tình trạng này. Họ lo ngại con mình không thể tiếp thu kiến thức một cách bình thường như các trẻ khác. Họ lo ngại con mình sẽ bị phân biệt đối xử, kì thị, con em họ phải chịu thiệt thòi khi đến trường. Thay vì nghĩ đến các cơ hội giáo dục và quyền của trẻ khuyết tật, họ hình dung theo xu hướng tiêu cực về điều kiện, môi trường học tập, đội ngũ giáo viên,...
Trong lúc, chúng ta không thể phủ nhận lợi ích của việc rèn luyện trẻ khuyết tật bằng cách cho các em va chạm những tình huống thực tế ở mức độ phù hợp. Thay vì bi quan về trẻ khuyết tật, hãy hi vọng và đặt niềm tin ở các em. Đã có nhiều tấm gương chứng minh những khiếm khuyết về thể chất có sức mạnh làm cho trẻ khuyết tật quyết tâm đạt được mục tiêu đặt ra. Những lý do khách quan khác như: cho con đến trường đồng nghĩa với việc phải dành ra một lao động trong gia đình để đưa đón và chăm sóc; vấn đề tài chính... cũng là những rào cản khiến con đường đến trường của trẻ khuyết tật còn xa.
Nhiều năm qua, chúng ta bàn nhiều đến giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật: hãy để cho trẻ khuyết tật có khả năng đi học tham gia học tập trong cùng một lớp học với các trẻ phát triển bình thường. Quan điểm này đã phủ nhận giáo dục chuyên biệt: một mô hình có rất ít cơ hội cho trẻ khuyết tật trở thành những thành viên đóng góp tích cực cho cộng đồng, xã hội. Nhưng phần lớn những trường có kinh nghiệm thực thi giáo dục hòa nhập lại ở các thành phố lớn.
Đây là một thách thức lớn khi ta thấy, tỷ lệ trẻ khuyết tật ở khu vực nông thôn cao hơn gần 1,5 lần khu vực thành thị. Và giáo dục hòa nhập trở thành câu chuyện nan giải khi tỷ lệ người trả lời đồng ý với quan điểm rằng trẻ em khuyết tật nên được đến trường cùng với các trẻ em khác chỉ chiếm 42,70% theo số liệu thống kê của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.
Để con đường đến trường của trẻ khuyết tật ngày càng gần lại, mỗi chúng ta cần thay đổi nhận thức và chung tay hành động.
Từ cậu bé 10 tuổi chưa biết đi đến chủ xưởng may cho công nhân khuyết tật Phan Minh Quý, sinh năm 1990, hiện là chủ một xưởng may nhỏ tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Nhìn thao tác chạy máy ... |
Chăm lo việc làm, đời sống người lao động khuyết tật Tập đoàn, Công đoàn Dệt May Việt Nam và các doanh nghiệp trực thuộc luôn có chính sách hỗ trợ, khuyến khích và sử dụng ... |
Tạo cơ hội để người khuyết tật được làm việc và cống hiến Những năm qua, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao Công đoàn Bộ triển khai các chương trình bảo trợ 8 nhóm ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 10/09/2024 15:36
Hàng chục tuyến phố ở Hà Nội có nguy cơ ngập sâu
Bản tin do Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn ngày 10/9 cho biết trong hôm nay, nhiều tuyến của thành phố Hà Nội có thể ngập từ 10-30cm.
Kinh tế - Xã hội - 10/09/2024 15:13
Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
Nắm bắt được nhu cầu tích lũy thông minh và an toàn trên nền tảng số, cũng như hòa mình vào xu thế phát triển công nghệ số của Quốc gia, từ 10/9/2024, VietinBank và VietinBank Gold & Jewellery (VGJ) chính thức mang đến giải pháp tài chính số, mở ra trải nghiệm tích lũy bền vững, giao dịch thuận tiện mang tên digiGOLD: Trải nghiệm số - Trọn an tâm.
Kinh tế - Xã hội - 10/09/2024 12:24
Nước sông dâng cao, nhiều địa phương cấm, hạn chế các phương tiện lưu thông qua cầu
Ảnh hưởng từ bão số 3, lũ trên nhiều sông ở mức lớn, có nơi đặc biệt nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn cho người dân và người lao động, nhiều địa phương đã khẩn trương cấm, hạn chế xe trọng tải lớn và các phương tiện qua cầu.
Kinh tế - Xã hội - 10/09/2024 11:06
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của bão số 3
Bão số 3 đi qua nước ta, gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh phía Bắc, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất, kinh doanh của người lao động và nhân dân. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã có những quan tâm, chỉ đạo sát sao, kịp thời. Tạp chí Lao động và Công đoàn trân trọng giới thiệu toàn văn lời thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng bởi bão số 3 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Kinh tế - Xã hội - 10/09/2024 08:20
Tasco Auto là nhà phân phối thương hiệu ô tô điện Zeekr tại Việt Nam
Zeekr - thương hiệu ô tô điện cao cấp thuộc Tập đoàn Geely Holding, đã ký kết thỏa thuận phân phối chính thức với Tasco Auto – nhà phân phối ô tô tại Việt Nam.
Kinh tế - Xã hội - 09/09/2024 12:46
Clip ghi lại khoảnh khắc cầu Phong Châu sập: 1 xe khách và 1 xe tải rơi xuống sông
Clip ghi lại khoảnh khắc cầu Phong Châu (Phú Thọ) sập xuống được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội, từ nhiều góc quay khác nhau.
- Hải Phòng: Bão Yagi tàn phá nhiều nhà xưởng, công đoàn tập trung hỗ trợ toàn diện
- Hàng chục tuyến phố ở Hà Nội có nguy cơ ngập sâu
- Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
- Nước sông dâng cao, nhiều địa phương cấm, hạn chế các phương tiện lưu thông qua cầu
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của bão số 3