Phân tích rủi ro lớn nhất ngành ngân hàng châu Âu đang đối mặt
Kinh tế - Xã hội - 03/04/2023 08:00 Trung Mến
“Hy Lạp không phải là Thụy Sỹ”, một chuyên gia phân tích về ngành ngân hàng châu Âu tuyên bố vào ngày 20/3/2023 sau khi thống đốc Ngân hàng Trung ương Hy Lạp trấn an nhà đầu tư rằng các ngân hàng Hy Lạp sẽ không chịu hậu quả từ vụ việc liên quan đến ngân hàng Credit Suisse xảy ra vào tuần liền trước đó.
Nhà đầu tư lo lắng rằng lùm xùm của ngành ngân hàng Thụy Sỹ sẽ làm rối loạn khu vực đồng tiền chung châu Âu. Cổ phiếu của nhóm các ngân hàng đã không ngừng giảm suốt từ ngày 9/3/2023 và giờ đây vẫn còn nhiều biến động.
Những gì đang diễn ra là một sự thất vọng. Sau khi chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 – 2009 và cuộc khủng hoảng nợ tiếp nối sau đó, các ngân hàng lớn của khu vực đồng tiền chung châu Âu bị đưa vào diện kiểm soát của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Khi mà các quy định thanh khoản thắt chặt, tài sản mất giá trị ngập tràn, các ngân hàng dù kinh doanh kém đi nhưng lại trở nên vững vàng hơn. Tuy nhiên, hiện vẫn tồn tại ba rủi ro.
Rủi ro thứ nhất là thanh khoản thắt chặt. Trong tháng 9/2023, tài sản thanh khoản mà các ngân hàng châu Âu nắm giữ cao trên ngưỡng 150% - ngưỡng mà các cơ quan quản lý cho rằng cần thiết để phòng trường hợp tiền gửi bị rút mạnh.
Tuy nhiên nếu nhìn vào tốc độ tiền gửi bị rút ra khỏi ngân hàng Silicon Valley và Credit Suisse, các dự báo an toàn trên vẫn là quá lạc quan. Tuy nhiên cũng cần phải tính đến khả năng rằng các ngân hàng châu Âu không công bố tiền gửi chi tiết như tại Mỹ, chính vì vậy không ít nhà đầu tư lo ngại về kịch bản xấu nhất.
Rất may, lượng lớn tiền gửi hiện đang được nắm giữ bởi các hộ gia đình và được bảo hiểm. Lượng tiền gửi này do rất nhiều đối tượng người và doanh nghiệp nắm giữ chứ không phải chỉ một nhóm có nhiều đặc điểm đồng nhất và vì vậy hay hành động giống nhau kiểu như các văn phòng quỹ gia đình Thụy Sỹ hay doanh nghiệp khởi nghiệp trong thung lũng Silicon.
Châu Âu cũng không có những thị trường tiền tệ với mức độ phức tạp nhưng lại dễ tiếp cận kiểu như Mỹ, chính vì vậy ngoài gửi tiền ngân hàng, người dân cũng không có nhiều lựa chọn khác. Điều này lý giải cho việc tiền gửi qua đêm của doanh nghiệp từng được rút ra trong mùa hè sau đó lại trở lại ngân hàng trong các loại hình tài khoản linh hoạt khác có lợi suất cao hơn.
Mối hiểm họa thứ hai với các ngân hàng châu Âu chính là chất lượng tài sản xấu đi. Nhìn từ góc độ này, rủi ro dường như dễ kiểm soát. Cũng giống như trái phiếu, giá trị của những khoản vay hiện tại trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng thường biến mất khi lãi suất tăng cao. Tuy nhiên các nhà quản lý ngành tại châu Âu đã buộc các ngân hàng, kể cả lớn và nhỏ, mua công cụ phòng ngừa rủi ro.
Mối rủi ro cuối cùng chính là những người vay tiền không thể tuân thủ được quy định trách nhiệm của họ. Nhà đầu tư đặc biệt lo lắng về việc tín dụng được cấp cho chủ sở hữu bất động sản thương mại. Lãi suất cao kết hợp với triển vọng kinh tế xấu đi đang gây áp lực lên giá cả và tiền thuê nhà ở thời điểm mà các chủ sở hữu đang phải trả quá nhiều nợ. Tuy nhiên, điểm tích cực ở chỗ các ngân hàng châu Âu không có nhiều liên quan đến bất động sản thương mại như Mỹ.
Khi kinh tế tăng trưởng chững lại, lượng lớn khoản vay có thể mất khả năng chi trả. Tuy nhiên, giờ đây các ngân hàng có tiềm lực vốn đủ lớn để có thể chấp nhận thua lỗ.
Từ năm 2015 đến tháng 9/2022, tỷ lệ vốn nòng cốt của ngân hàng tăng từ 12,7% lên 14,7% trong tổng tài sản, cao hơn rất nhiều so với ngưỡng 10,7% mà cơ quan quản lý yêu cầu.
Một số ngân hàng đã dự phòng nợ xấu cho khoản vay trong thời kỳ COVID-19, các khoản này sẽ có thể điều hướng phòng trừ trường hợp thua lỗ nặng nề hơn. Lượng lớn khoản vay của doanh nghiệp hiện đang thuộc kiểm soát của chính phủ.
Thực tế này khiến cho các ngân hàng khu vực đồng tiền chung châu Âu đối mặt với vấn đề: họ kiếm được quá ít tiền. Vấn đề này đã ám ảnh các ngân hàng suốt từ thập niên 2010 khi mà lượng tài sản xấu cao, lãi suất thấp, tăng trưởng kinh tế yếu kém cũng như các quy định ngặt nghèo gây tổn hại đến doanh thu và lợi nhuận. Năm 2022, dường như mọi chuyện cũng đang cải thiện, lãi suất tăng làm tăng lợi nhuận các ngân hàng, ngành ngân hàng châu Âu cũng có một năm kinh doanh ấn tượng.
Tuy nhiên, tình hình dường như đang xấu đi nhanh chóng trong làn sóng nâng lãi suất chung của toàn cầu, doanh thu các ngân hàng chịu ảnh hưởng nặng nề. Áp lực nhiều phía dâng cao sẽ khiến cho biên lợi nhuận ngân hàng sụt giảm mạnh. Kết quả, cơ quan quản lý có thể siết chặt quy định nhằm đảm bảo các ngân hàng có thể đứng vững ngay cả khi có hiện tượng rút tiền trên các kênh số và tin đồn lan truyền trên mạng xã hội.
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 15/09/2024 14:41
Đang tiến hành trục vớt xe đầu kéo rơi xuống sông trong vụ sập cầu Phong Châu
Chiếc xe đầu kéo mang biển kiểm soát 19R-011.11 được phát hiện nằm dưới sông, bị phần cầu sập đè lên, được lực lượng cứu hộ tiến hành trục vớt sáng nay.
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 13:45
Xuyên Việt bằng xe điện VF 5 từ Hải Phòng đến Bình Dương để đua xe gymkhana
Hai tay đua và hai thành viên hỗ trợ thuộc Hai Phong Motorsports Club đã xuyên Việt ba ngày từ Hải Phòng vào tới Đại Nam để tham dự Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024.
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 13:10
Thầy dạy lái ô tô đua gymkhana: Cố gắng lọt vòng trong và có giải
Đặng Công Minh (sinh năm 1989), đến từ Bình Phước, thi hạng FWD cùng chiếc xe Toyota Altis 1.8 MT tại Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024.
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 13:00
Tay đua Trần Hữu Quân từ đam mê xe cộ đến chinh phục đường đua gymkhana
Với niềm đam mê mãnh liệt dành cho xe hai bánh và 4 bánh, tay đua Quân Trần đã có những chia sẻ đầy thú vị về hành trình của mình trong bộ môn đua xe gymkhana.
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 12:06
10 xe bán chạy tháng 8/2024: Hầu hết xe gầm cao, không có xe cỡ A
Mitsubishi Xfroce tiếp tục là mẫu xe bán chạy nhất tháng lần thứ hai liên tiếp, xếp ở vị trí thứ hai và ba lần lượt là Ford Ranger và Mazda CX-5.
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 11:00
Khai mạc Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024
Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền nam PVOIL Cup 2024 sẽ tìm ra các vận động viên tham dự thi đấu tại giải vô địch quốc gia.
- Đà Nẵng: Công đoàn trao 430 suất quà Trung thu cho con đoàn viên khó khăn
- Trao xe đạp, học bổng cho con đoàn viên khó khăn dịp Trung thu
- Công đoàn Petrolimex Hà Tây - vòng tay ấm áp yêu thương
- Đang tiến hành trục vớt xe đầu kéo rơi xuống sông trong vụ sập cầu Phong Châu
- Công đoàn BIDV Phú Mỹ đồng hành với con gái nhân viên vượt qua bệnh tật