Những thói quen không tốt của phụ nữ khi lái xe ô tô
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2019 11:35 Vân Anh (TH)
Phái đẹp dễ mất tập trung khi lái xe |
Khi lái ôtô, phái đẹp thường hay mắc phải một số những thói quen không tốt, tiềm ẩn nguy cơ gây nên nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng.
Đi giày cao gót
Phụ nữ luôn thích làm đẹp và luôn muốn mình phải trở nên đẹp nhất, cũng chính vì thế mà đôi giày cao gót trở thành một phụ kiện gần như không thể thiếu của phái đẹp. Không ít chị em luôn sử dụng giày cao gót khi lái xe mà không biết rằng đây chính là một hiểm họa khôn lường.
Không ít chị em luôn sử dụng giày cao gót khi lái xe mà không biết rằng đây chính là một hiểm họa khôn lường. |
Khi lái xe, nếu sử dụng giày cao gót, người lái sẽ gặp khó khi điều khiển chân ga, chân phanh. Ngoài ra, đi giày cao gót lái xe còn gây mỏi, đau mắt cá chân. Điều này khiến cho chị em sẽ không kịp xử lý trong những tình huống nguy hiểm, đặc biệt khi di chuyển trong phố, thậm chí khiến người lái dễ đạp nhầm chân ga thay vì phanh trong những tình huống bất ngờ.
Vì vậy, lời khuyên cho chị em là thay vì sử dụng một đôi giày cao gót để lái xe, hãy mang theo một đôi giày bệt để dễ dàng điều khiển xe, và hạn chế tối đa những sai sót trong các tình huống khẩn cấp.
Trang phục quá cầu kỳ hoặc bó sát
Trang phục quá cầu kỳ hoặc bó sát cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới việc lái xe của chị em, bên cạnh đôi giày cao gót.
Không chỉ mang đến sự không thoải mái khi ngồi lái, mà một chiếc váy ôm sát và ngắn cũn cỡn còn là nguyên nhân của nhiều vụ tai nạn. Ảnh: Pinterest |
Không chỉ mang đến sự không thoải mái khi ngồi lái, mà một chiếc váy ôm sát và ngắn cũn cỡn còn là nguyên nhân khiến phái đẹp không thể điều khiển chân phanh, chân ga một cách linh hoạt, đặc biệt trong các tình huống bất ngờ.
Sử dụng điện thoại khi lái xe
Không ít chị em phụ nữ, hay thậm chí cả nam giới mắc phải thói quen xấu là trả lời điện thoại hoặc nhắn tin khi lái xe. Đây không chỉ là một thói quen xấu, mà còn là nguyên nhân chính gây nên nhiều vụ tai nạn đáng tiếc.
Không có cuộc điện thoại nào quan trọng bằng tính mạng con người cả, vì vậy nếu muốn nghe điện thoại, hãy tấp xe vào lề hoặc tắt máy, trả lời sau khi bạn đã rời khỏi vô lăng. Điều này không những đảm bảo an toàn cho chính bạn mà còn cho cả những người xung quanh.
Ngoài ra, sử dụng kết nối smartphone với chiếc xe và chế độ đàm thoại rảnh tay cũng là một cách hiệu quả để có thể nói chuyện qua điện thoại khi đang lái xe.
Vừa lái xe vừa trang điểm
| |
Vừa đi xe vừa "tranh thủ" trang điểm là thói quen nguy hiểm của nữ giới. |
Được mệnh danh là “phái đẹp” nên phụ nữ nhiều khi thường tranh thủ trang điểm ngay trên xe. Việc này cũng nguy hiểm không khác gì vừa lái xe vừa nói chuyện hoặc nhắn tin điện thoại. Chỉ trong một tích tắc mất tập trung cũng đủ để tai họa có thể ập đến.
Quên chỉnh gương, ghế, hạ phanh tay
Đối với đàn ông thì việc chỉnh gương, ghế, hạ phanh tay là các thao tác hết sức cơ bản khi mới ngồi lên xe.
Tuy nhiên, đối với những người phụ nữ tay lái còn non thì lại thường xuyên bị “lãng quên” vì do chưa có thói quen và quá tập trung vào điều khiển xe, chân côn, chân ga…
Chỉnh gương, ghế, hạ phanh tay là những công đoạn đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng vì nếu quên kéo phanh tay thì xe sẽ dễ hư hỏng phanh do ma sát lớn giữa má phanh và tang trống tạo ra nhiệt khi xe chạy, làm cho má phanh có thể bị cháy.
Cùng với đó thì việc quên chỉnh ghế, gương chiếu hậu sẽ khiến người lái không có tư thế ngồi và quan sát tốt.
Dễ tạo điểm mù lớn và khó điều khiển xe khi gặp những tình huống khẩn cấp. Và điều này sẽ rất nguy hiểm khi lưu thông trên đường phố.
Không thắt dây an toàn
Có quá nhiều lý do để phụ nữ nói riêng và tài xế nói chung biện minh cho việc không thắt dây an toàn. Từ không thoải mái cho tới làm nhăn áo váy, hay đơn giản là đi chậm không cần tới dây an toàn.
Không thắt dây an toàn là một thói quen xấu, khiến cho nhiều người gặp phải những chấn thương nghiêm trọng trong trường hợp chiếc xe gặp phải va chạm. |
Không thắt dây an toàn là một thói quen xấu, khiến cho nhiều người gặp phải những chấn thương nghiêm trọng trong trường hợp chiếc xe gặp phải va chạm. Việc cố định trên ghế lái với dây an toàn cũng khiến người điều khiển xe có thể thao tác dễ dàng nhất trong các tình huống khẩn cấp.
Vì vậy, nếu bạn đang mắc phải thói quen này, hãy lưu ý để sửa chữa lại ngay. Hãy học thói quen mỗi khi bước lên xe là thắt dây an toàn, dù bạn ngồi ở vị trí nào trên xe.
Chuyển đổi giữa số lùi, số tiến khi xe chưa dừng hẳn
Cùng tâm lý là thiếu tự tin nên đây là lỗi mà nhiều phụ nữ thường phạm phải khi lái xe. Việc chuyển đổi giữa các chế độ số lùi và số tiến thông thường được sử dụng nhiều khi đỗ xe trong những khu vực có không gian nhỏ.
Đa số phụ nữ hay có thói quen rà phanh và thường mắc sai lầm là khi xe chưa dừng hẳn đã chuyển cần số cần số.
Chuyển từ D về R hay ngược lại mục đích “rút ngắn thời gian” và “thao tác nhanh gọn” hơn. Điều này là nguyên nhân dẫn đến bị hỏng hộp số nếu thường xuyên.
| |
Nhiều "phụ kiện" cũng khiến việc điều khiển xe trở nên khó khăn với nữ giới. |
Không sử dụng phanh tay
Ngay cả khi đỗ xe trên địa hình bằng phẳng, thực sự không có lí do gì mà không sử dụng phanh tay. Không sử dụng phanh tay khiến toàn bộ trọng lượng của xe dồn vào một miếng kim loại nhỏ nằm trong hộp số được gọi là chốt hãm.
Chốt hãm chỉ nhỏ bằng một ngón tay, do đó có thể bị mòn hoặc thậm chí có khả năng bị gãy khi phải chịu toàn bộ sức nặng như vậy.
Sử dụng phanh tay làm cân bằng tải trọng, giúp cho các bộ phận truyền động trong hộp số có tuổi thọ lâu hơn.
Rà phanh khi xuống dốc
Đôi khi các chị em rà phanh khi xuống dốc để tránh xe đi quá nhanh. Tuy nhiên, việc này sinh ra nhiệt ở các má phanh và rotor, gây mài mòn và tăng nguy cơ bị quá nóng hay bị méo.
Một giải pháp đó là hãy thử chuyển sang số thấp hơn. Sự giảm sức ép một cách tự nhiên trong hệ thống truyền lực sẽ giúp xe duy trì tốc độ an toàn. Theo cách này, khi bạn cần nhấn phanh, bạn sẽ thấy phanh hiệu quả hơn rất nhiều.
Dùng hai chân thao tác ga, phanh
Để đơn giản thao tác, mang lại sự thoải mái cho người lái, xe số tự động đã được loại bỏ chân côn. Các tài xế chỉ cần sử dụng duy nhất chân phải để thao tác giữa ga và phanh.
Tuy nhiên, một số chị em khi chuyển từ xe số sàn sang xe số tự động thường mắc sai lầm khi dùng chân trái để đạp phanh và chân phải đạp ga.
Sai lầm này rất dễ gây ra những tai nạn. Trong những tình huống bất ngờ, theo thói quen phản xạ lái xe thường sẽ đạp cả hai chân nhưng khi đạp mạnh chân ga tác dụng của phanh sẽ giảm rất nhiều, xe không thể dừng như mong muốn.
Bỏ quên chế độ chuyển số tay
Trên hầu hết các xe số tự động hiện nay đều được tích năng chuyển số tay, số thể thao hay lẫy chuyển số trên vô lăng.
Tuy nhiên, một số chị em vốn đã quen với các thao tác lái ô tô số tự động ở chế độ D, nên thường bỏ qua chức năng chuyển số tay trên xe số tự động.
Việc không sử dụng chế độ chuyển số tay cũng được xem là một sai của phụ nữ khi đi các cung đường đèo dốc.
Bởi nếu ở chế độ D, theo quán tính khi xuống dốc, xe thường di chuyển nhanh dần khiến tài xế phải sử dụng phanh nhiều hơn.
Trong trường hợp người lái thường xuyên rà phanh sẽ làm phanh nóng và rất dễ dẫn đến việc cháy má phanh, mất thắng, dẫn đến tai nạn.
Mất tập trung khi lái xe
Mất tập trung vào những vật dụng trong xe, mải mê nghe một bản nhạc yêu thích hay tranh thủ soi gương, trang điểm, ăn uống khi đang lái xe cũng là một thói quen xấu mà nhiều phụ nữ hay gặp phải.
Không duy trì được sự tập trung là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người giật mình trong các tình huống bất ngờ, thậm chí đạp nhầm chân ga và gây nên tai nạn.Thậm chí một cửa hàng ở bên đường, hay những lo lắng về gia đình, công việc cũng khiến phái đẹp mất đi sự tập trung khi lái xe.
Túi khí trên ô tô sẽ được kích hoạt để bảo vệ con người khi tai nạn xảy ra. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động ... |
Phụ nữ lái xe ô tô luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, những lời khuyên dưới đây có thể giúp chị em đảm bảo an ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 13:45
Xuyên Việt bằng xe điện VF 5 từ Hải Phòng đến Bình Dương để đua xe gymkhana
Hai tay đua và hai thành viên hỗ trợ thuộc Hai Phong Motorsports Club đã xuyên Việt ba ngày từ Hải Phòng vào tới Đại Nam để tham dự Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024.
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 13:10
Thầy dạy lái ô tô đua gymkhana: Cố gắng lọt vòng trong và có giải
Đặng Công Minh (sinh năm 1989), đến từ Bình Phước, thi hạng FWD cùng chiếc xe Toyota Altis 1.8 MT tại Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024.
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 12:06
10 xe bán chạy tháng 8/2024: Hầu hết xe gầm cao, không có xe cỡ A
Mitsubishi Xfroce tiếp tục là mẫu xe bán chạy nhất tháng lần thứ hai liên tiếp, xếp ở vị trí thứ hai và ba lần lượt là Ford Ranger và Mazda CX-5.
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 11:00
Khai mạc Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024
Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền nam PVOIL Cup 2024 sẽ tìm ra các vận động viên tham dự thi đấu tại giải vô địch quốc gia.
Kinh tế - Xã hội - 13/09/2024 18:46
Doanh nghiệp, người lao động Đà Nẵng hỗ trợ miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3
Các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Đà Nẵng cử nhân lực và vận động thành công nhiều hàng hóa và tiền; người lao động ủng hộ 1 ngày công hỗ trợ các tỉnh, thành miền Bắc khắc phục hậu quả thiên tai.
Kinh tế - Xã hội - 13/09/2024 13:12
Tay đua Tô Phước Dương: "Sắm được xe là đi đua gymkhana ngay"
Tay đua trẻ nhất tại Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024 sẽ mang Toyota Corolla Altis 2005 tới trường đua Đại Nam (Bình Dương) thi đấu trong ngày 14/9 tới.