Nguyên nhân nợ công của Mỹ có thể tăng thêm 19 nghìn tỷ USD trong thập kỷ tới
Kinh tế - Xã hội - 16/02/2023 16:00 Trung Mến
Mỹ nhiều khả năng sẽ có khoản nợ quốc gia thêm ước tính 19 nghìn tỷ USD trong vòng một thập kỷ tới, cao hơn 3 nghìn tỷ USD so với dự báo trước đó, kết quả trực tiếp từ việc chi phí chi trả các khoản lãi, chi phí y tế cho các cựu chiến binh, và chi tiêu cho quân đội tăng lên, theo Văn phòng Ngân sách Quốc gia Mỹ (CBO) công bố vào ngày thứ Tư.
CBO đồng thời dự báo thâm hụt ngân sách năm nay ước tính lên đến 1,4 nghìn tỷ USD. Trong vòng 10 năm tới, mức thâm hụt hàng năm ước tính khoảng 2 nghìn tỷ USD bởi nguồn thu từ thuế không theo kịp với chi phí an sinh xã hội và y tế tăng cao cho nhóm người về hưu thuộc thế hệ bùng nổ trẻ em sau chiến tranh thế giới thứ 2.
Nếu nhìn vào bối cảnh hiện nay, tổng lượng nợ mà công chúng phải chi trả sẽ tương đương với tổng sản lượng kinh tế Mỹ năm 2024, nó sẽ tăng lên tương đương 118% GDP năm 2033.
CBO dự báo kinh tế Mỹ sẽ gần như không tăng trưởng trong năm nay, sau khi điều chỉnh lạm phát, đồng thời CBO cũng cho rằng tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên trên ngưỡng 5% và rồi sẽ tăng tốc trong năm sau. Nguyên nhân đằng sau sự suy giảm tăng trưởng chính là việc Fed kiềm chế lạm phát thông qua việc nâng lãi suất để hạ nhiệt nền kinh tế và thị trường lao động.
Những dự báo cập nhật mới nhất có thể tạo ra cuộc tranh luận giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và chính trị gia Đảng Cộng hòa liên quan đến vấn đề thuế quan, chi tiêu và trần nợ của nước này.
Các nhà hoạch định chính sách Đảng Cộng hòa hiện đang từ chối nâng trần nợ công, đó là mức tiền tối đa mà liên bang có thể vay được để phục vụ cho các mục tiêu tài chính trừ khi Tổng thống Biden đồng thuận với một số hạng mục cắt giảm chi tiêu.
Ông Biden đã không ngừng nói rằng ông sẽ không đàm phán về mức trần vay này, nó cho phép chính phủ Mỹ có tiền chi trả cho những loại chi tiêu mà Quốc hội Mỹ đã cấp quyền.
Việc Đảng Cộng hòa từ chối nâng trần nợ đe dọa tạo ra một cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái nếu chính phủ không thể trả được các khoản tiền cần thiết đúng hạn.
Trong báo cáo riêng rẽ vào ngày thứ Tư, CBO khẳng định rằng một cuộc khủng hoảng kiểu như vậy có thể diễn ra ngay từ tháng 7/2022 và thậm chí sớm hơn, nếu các nhà hoạch định chính sách không đồng ý nâng trần nợ 31,4 nghìn tỷ USD, ngưỡng đã từng chạm vào tháng trước.
“Nếu trần nợ không được điều chỉnh nâng hoặc hoãn lại trước khi các biện pháp ngoại lệ được gỡ bỏ, chính phủ sẽ không thể thực hiện được các nghĩa vụ nợ. Kết quả, chính phủ sẽ phải trì hoãn chi trả cho một số hoạt động, chấp nhận vỡ nợ với một phần các khoản nợ hoặc cả hai”, CBO nhấn mạnh.
Trong báo cáo của CBO, không hề có thông tin về việc quy mô của nợ liên bang ảnh hưởng thế nào đến tăng trưởng kinh tế hoặc khả năng này sẽ sớm xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên, các quan chức cảnh báo rằng trong dài hạn, các nhà hoạch định chính sách sẽ cần phải thay đổi định hướng chính sách tài khóa, điều này có thể đến từ việc tăng thuế, cắt giảm chi tiêu hoặc cả hai.
“Trong dài hạn, dự báo của chúng tôi cho thấy rằng thay đổi trong chính sách tài khóa cần phải được đưa ra nhằm giải quyết vấn đề chi phí lãi suất tăng cao hơn và làm giảm tác hại từ việc nợ ngày một cao và tăng dần lên”, giám đốc văn phòng ngân sách – ông Phillip L. Swagel nhấn mạnh trong báo cáo.
Dù rằng các nhà hoạch định chính sách Đảng Cộng hòa chỉ trích ông Biden và chính trị gia Đảng Dân chủ về việc thâm hụt ngân sách tăng cao, báo cáo nhấn mạnh rằng sự đồng thuận của hai đảng và việc Fed nâng lãi suất là nguyên nhân trực tiếp từ việc các nghĩa vụ nợ tăng lên.
Dự thảo luật mới được thông qua trong vòng 9 tháng qua sẽ có thể khiến cho tổng thâm hụt ngân sách thêm 1,5 nghìn tỷ USD trong thập kỷ tới, theo văn phòng ngân sách công bố. Hơn một nửa mức tăng đó đến từ một quy định luật duy nhất: việc tăng cường trợ cấp y tế cho các cựu chiến binh chịu chất độc. Dự thảo này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ trong Hạ viện và Thượng viện, phần đông chính trị gia trong Đảng Cộng hòa bỏ phiếu ủng hộ.
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 13:45
Xuyên Việt bằng xe điện VF 5 từ Hải Phòng đến Bình Dương để đua xe gymkhana
Hai tay đua và hai thành viên hỗ trợ thuộc Hai Phong Motorsports Club đã xuyên Việt ba ngày từ Hải Phòng vào tới Đại Nam để tham dự Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024.
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 13:10
Thầy dạy lái ô tô đua gymkhana: Cố gắng lọt vòng trong và có giải
Đặng Công Minh (sinh năm 1989), đến từ Bình Phước, thi hạng FWD cùng chiếc xe Toyota Altis 1.8 MT tại Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024.
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 13:00
Tay đua Trần Hữu Quân từ đam mê xe cộ đến chinh phục đường đua gymkhana
Với niềm đam mê mãnh liệt dành cho xe hai bánh và 4 bánh, tay đua Quân Trần đã có những chia sẻ đầy thú vị về hành trình của mình trong bộ môn đua xe gymkhana.
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 12:06
10 xe bán chạy tháng 8/2024: Hầu hết xe gầm cao, không có xe cỡ A
Mitsubishi Xfroce tiếp tục là mẫu xe bán chạy nhất tháng lần thứ hai liên tiếp, xếp ở vị trí thứ hai và ba lần lượt là Ford Ranger và Mazda CX-5.
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 11:00
Khai mạc Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024
Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền nam PVOIL Cup 2024 sẽ tìm ra các vận động viên tham dự thi đấu tại giải vô địch quốc gia.
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 09:08
Bác sĩ mang xe đi đua VGC PVOIL CUP 2024: 'Chỉ cần không DNF là mừng rồi'
Vận động viên Đỗ Hoàng Thanh Phúc thi đấu hạng FWD, với chiếc xe Hyundai Creta 2022, tại Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024.
- Công đoàn BIDV Phú Mỹ đồng hành với con gái nhân viên vượt qua bệnh tật
- Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than
- Làm từ thiện để làm gì?
- Xuyên Việt bằng xe điện VF 5 từ Hải Phòng đến Bình Dương để đua xe gymkhana
- Thầy dạy lái ô tô đua gymkhana: Cố gắng lọt vòng trong và có giải