Người trẻ và thú chơi... ông già
Kinh tế - Xã hội - 22/01/2023 20:09 Nhà văn HOÀNG CÔNG DANH
Trồng cây báo Xuân
Mai vàng được ví là loài cây báo xuân của Á Đông, xứ sở dùng lịch mặt trăng làm niên biểu chuẩn. Chính vì thế, cây mai đã gắn với Tết Việt từ hàng trăm năm nay như một thú chơi tao nhã, một nét văn hóa giàu bản sắc. Qua thời gian, thú chơi mai cũng được nâng tầm lên thành nghệ thuật, đòi hỏi những tiêu chí khắt khe. Một trong số các tiêu chí đó là cây mai phải có “tuổi”, hay còn gọi lão mai, cây càng già, càng u sần cổ độ thì càng có giá. Mai lão đào tơ, dân trồng cây mùa xuân thường truyền nhau điều này. Tức cây mai (phổ biến ở miền Trung, miền Nam) càng lâu năm càng có giá trị, ngược lại, cây đào (miền Bắc) càng non càng cho hoa đẹp. Tuổi của cây mai vì thế mà tương đồng tuổi người chơi. Người trồng mai cần một thời gian dài, có tính kiên trì chờ đợi, nên ngày xưa mai là thú chơi của người già, vì người trẻ thích sống nhanh, sống vội. Song ngày nay, thực tế người trẻ đã và đang chơi mai nhiều hơn.
Anh Hoàng Quang Dũng và một tác phẩm được giải tại Triển lãm Mai vàng Huế - Tuyệt tác mùa xuân. Ảnh: NVCC. |
Anh Hoàng Quang Dũng ở xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế là một người chơi mai vàng trẻ được giới cây cảnh biết đến. Sinh năm 1989, tốt nghiệp đại học ngành địa chất, nhưng sự đời đưa đẩy khiến anh đam mê cây mai vàng. Anh cho biết gia đình có nghề trồng mai vàng, ba của anh Dũng đã trồng mai hơn 40 năm nay. Từ nhỏ anh được sống giữa vườn mai gia đình, rồi mỗi cuối năm ba nhủ anh vặt lá cho hoa nở kịp Tết. Tình yêu cây hoa mùa xuân thấm dần, và trở thành niềm đam mê của anh khi lớn lên.
Ngoài vườn mai của ba, anh Dũng mua thêm đất để trồng mai, diện tích vườn hiện nay đã mở rộng đến 1.400m2 với trên 200 cây mai thành phẩm cùng hàng ngàn cây mai giống, trị giá khoảng 3 tỷ đồng.
Mai trong vườn anh Dũng là giống hoàng mai Huế nguyên bản, được chọn lựa giống chuẩn để gieo trồng hoặc ghép cành. Từ sự hướng dẫn của ba, anh học hỏi thêm những người chơi mai để có được nhiều kỹ năng, kinh nghiệm chăm sóc. Ngay từ thời học cấp ba, anh đã tìm hiểu trên mạng internet để ghép thành công mai vàng, một cách nhân bản vô tính để giữ được nguyên vẹn những ưu điểm của cây gốc.
Hiện tại, anh Dũng chuyên tâm với cây mai vàng như một nghề chính thức. Tay nghề của anh được giới chơi mai vàng công nhận qua những tác phẩm bonsai được uốn tỉa điệu nghệ, có duyên. Anh thường xuyên nhận được những lời mời đi uốn tỉa cây cho khách, nhưng chỉ làm từ đầu năm đến tháng mười là không nhận nữa, vì phải ở nhà giao lưu hàng bonsai Tết.
Vườn mai của anh Dũng thu hút khách đến tham quan, chụp ảnh mỗi dịp Tết. Ảnh: NVCC. |
Nhờ sự phát triển của mạng xã hội, anh có thêm kênh để bán mai cho khắp nơi. Dũng đi chọn những cây mai trong vùng đưa về tạo tác lại rồi chụp ảnh, quay video đăng lên facebook. Ngày nào anh cũng bán được một vài cây mai bonsai nhờ thế đẹp và giá cả phải chăng. Thu nhập từ việc trồng mai, buôn mai của anh Dũng ổn định, không giấu niềm vui, anh cho biết năm vừa qua lãi được tầm 300 triệu, coi như là đồng lương để sống tốt.
Chàng kỹ sư gieo chữ trên gỗ
Mỗi cuối năm, khi phơn phớt gió xuân se lạnh, người ta lại nhắc nhớ đến hình ảnh ông đồ bày mực tầu giấy đỏ trong thơ Vũ Đình Liên cùng nỗi hoài vọng: “Những người muôn năm cũ/ hồn ở đâu bây giờ?” Niềm nuối tiếc ấy đã có lúc tạo nên sự báo động về việc mất đi phong vị Tết Việt. Nhưng gần đây, dường như đã có những tín hiệu lạc quan khi xuất hiện nhiều hơn những “ông đồ trẻ” khôi phục nét đẹp xưa.
Chàng trai Trần Thế Bảo (sinh năm 1986) ở xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị từng thi đỗ vào Đại học Nông Lâm Huế. Từ những ngày đầu sinh viên, Bảo thích vẽ tranh và viết chữ thư pháp. Là con út trong một gia đình có truyền thống học hành và nghệ thuật nên Bảo được truyền thụ đam mê từ những người thân. Thời sinh viên, ban ngày đi học, ban đêm Bảo xin màu của anh trai (họa sĩ Trần Thế Vĩnh) để vẽ. Những hình thù hoa lá lúc đầu rất ngây ngô. Được anh trai hướng dẫn, Bảo vẽ tiến bộ hơn nhưng vẫn chỉ dừng lại ở mức độ tranh phong cảnh, không thể vẽ những tác phẩm hội họa đúng nghĩa. Một lần bất lực khi vẽ, bảo lấy màu đen viết chữ lên bức tranh, hóa ra lại được một tác phẩm thư họa… coi rất được. Và ý tưởng làm những bức thư họa vừa vẽ tranh vừa viết chữ bắt đầu.
Bảo đi mua thêm mực xạ, giấy bút về luyện. Phải mất rất nhiều lần mài thỏi xạ rồi pha keo đúng tỷ lệ mới được thứ mực đủ độ sánh để viết. Lỏng quá chữ bị nhạt, đậm quá chữ bị nhem. Dần dà nét chữ định hình, chắc chắn và thoáng, dễ đọc nhưng không đơn điệu, bố cục chặt chẽ nhưng không rối. Đó cũng là những yêu cầu khắt khe của nghệ thuật viết chữ thư pháp. Có nhiều đêm mê viết, Bảo thức trắng, hết giấy lại… viết lên cả bức tường cũ trong phòng trọ.
Phiên chợ đình làng Bích La mùng 2 Tết thường có những ông đồ trẻ hý hoáy viết thơ xuân. Ảnh: HCD. |
Tốt nghiệp kỹ sư Nông lâm, Bảo về quê sống và làm kỹ thuật cho công ty nuôi tôm giống. Được hai năm, công ty ngưng hoạt động, Bảo cũng không đôn đáo chạy xin việc mà ở nhà luyện viết chữ, đam mê từ thời sinh viên được khơi dậy và nghĩ đến việc mưu sinh.
Bảo thuê quầy nhỏ ở đường Lê Duẩn (TP. Đông Hà) làm chỗ trưng bày sản phẩm tranh và thư họa. Ban đầu Bảo chỉ vẽ tranh, viết thư họa trên giấy. Bảo nghĩ phải làm khác người mới tiêu thụ được sản phẩm. Thế là anh đi mua gỗ nu, gỗ gốc cây về xẻ bản đánh nhẵn, vừa vẽ hoa lá vừa viết chữ. Lại lắp thêm bộ máy và kim số để làm đồng hồ trên các bức thư họa.
Tác phẩm của Bảo không chỉ được người trong tỉnh tìm tới mua mà còn cung cấp cho những người chơi ở tận trong Nam ngoài Bắc. “Người chơi chữ lạ lắm, chỉ cần nhìn cái nét có duyên là họ mê ngay, nên họ chấp nhận đặt hàng xa để có được bức thư pháp ưng ý”, Bảo tâm sự.
Đến nay, sản phẩm của Bảo đã ít nhiều được biết đến trong giới chơi đồ gỗ trang trí ở Quảng Trị và một vài tỉnh thành. Những bức thư họa gỗ kết hợp đồng hồ là đồ trang trí độc đáo, làm quà tặng ý nghĩa để mừng tân gia, mừng sinh nhật…
Hỏi thu nhập từ nghề này thế nào. Bảo cười: “Cũng sống ổn lắm, lại nuôi được vợ con và sửa sang lại nhà cửa. Sướng hơn nữa là được làm cái mình thích”. Cuối năm, người ra vào đặt hàng rất nhiều. Bảo nói phải gắng làm thêm đêm để kịp giao hàng cho người ta chơi Tết. Nói rồi, chàng nghệ nhân trẻ cúi xuống say mê ướm những hạt kim tuyến nhỏ xíu xuống bức thư họa, tưởng như một kỹ sư gieo hạt để những con chữ hiện hình.
Không gian văn hóa tiếp lửa đam mê cho người trẻ
Thực tế cho thấy sinh hoạt văn hóa phải đặt trong môi trường văn hóa. Những người trẻ như Hoàng Quang Dũng, Trần Thế Bảo được tiếp thêm niềm đam mê trong không gian truyền thống Việt ở xứ sở họ sinh sống.
“Ông đồ trẻ” Trần Thế Bảo đam mê gieo chữ trên gỗ. Ảnh: HCD. |
Phiên chợ Đình làng Bích La, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị (quê hương của Tổng Bí thư Lê Duẩn, danh họa Lê Bá Đảng) mỗi năm họp duy nhất một lần vào đêm mùng hai, rạng sáng mùng ba Tết. Nơi đây hội tụ nhiều nét đẹp đặc sắc như lễ đình, cầu an cầu tài, mua lộc may xưa và cả xin chữ ngày xuân - một thú vui tao nhã tưởng chừng đã mai một. Những ông đồ trẻ mặc trang phục áo dài ngũ thân chít khăn đóng thảo mực nho lên giấy, khách đi hội và xin chữ cũng là những người trẻ. Trong không khí ấy, người trẻ được sống lại thời gian xa xôi, mọi người trọng lễ nghĩa, quý chữ nghĩa và lấy sự răn dạy làm điều bắt đầu, “khởi thủy là lời”.
Ở bên cạnh tỉnh Quảng Trị là Thừa Thiên Huế những năm gần đây cũng có phong trào trồng mai vàng trước ngõ và xây dựng thương hiệu nhận diện mai vàng xứ Huế. Cuối năm 2022, Hội Mai vàng Huế cũng vừa tiến hành đại hội lần đầu tiên để thành lập. Hội có 200 thành viên, đa phần là những người trẻ có niềm say mê với cây mai vàng. Hoàng Quang Dũng là một trong 33 người được bầu vào ban chấp hành. Anh Dũng phấn khởi và tin tưởng việc thành lập Hội Mai vàng sẽ tạo nên sự hợp tác, tương trợ lẫn nhau để nâng tầm giống hoa mùa xuân, tạo thu nhập ổn định cho những người trẻ, đóng góp vào việc đưa Huế trở thành xứ sở mai vàng trong nay mai.
Những người trẻ hôm nay không hề hời hợt với văn hóa truyền thống, thậm chí họ yêu Tết Việt và bảo tồn, vun đắp các giá trị của ông cha. Điều đáng nói là họ chơi mà làm, làm mà chơi, trong một tâm thế thoải mái tinh thần và đảm bảo ổn định kinh tế.
Cây phong lá đỏ lỗi hẹn với thu Hà Nội Cây phong lá đỏ trên tuyến phố Trần Duy Hưng và Nguyễn Chí Thanh không đỏ rực mà héo khô dưới nắng thu Hà Nội ... |
Người biến cây mai hồng cổ ở Sa Pa thành “tiền tỷ” Sáng kiến “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình trồng, chăm sóc hoa mai hồng cổ Sa Pa” của chị Đinh Thị Thu Hà giúp bà ... |
“Cây sáng kiến đất Thủ” Sau khi tốt nghiệp đại học, bôn ba khắp các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước, cuối cùng cơ duyên đã đưa chàng ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 17/09/2024 14:33
Vĩnh Phúc có thêm 2 dự án FDI đi vào hoạt động trong tháng 8/2024
Trong tháng 8/2024, tỉnh Vĩnh Phúc chào đón thêm 2 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự kiện này góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Kinh tế - Xã hội - 17/09/2024 12:34
Kia Carnival 2024 ra mắt, chỉ còn động cơ diesel, giá từ 1,3 tỷ đồng
Kia Carnival k hông đơn thuần là một bản facelift mà đã thay đổi với diện mạo trẻ trung, hiện đại hơn, cùng hàng loạt trang bị công nghệ mới.
Kinh tế - Xã hội - 17/09/2024 09:30
Có bao nhiêu loại hình bảo hiểm xe ô tô hiện nay?
Có 5 loại hình bảo hiểm giao thông phổ biến tại Việt Nam hiện nay, trải rộng trên các lĩnh vực bảo hiểm khác nhau, bao quát toàn bộ lợi ích liên quan đến người và phương tiện mà họ đang sử dụng.
Kinh tế - Xã hội - 17/09/2024 09:08
GX thế hệ mới - chiếc Lexus chưa từng có trong lịch sử
GX thế hệ mới không giống bất cứ một chiếc Lexus nào trước đây. GX 550 mang dáng vẻ vuông vức độc đáo, động cơ tăng áp kép V6 cùng khả năng vượt mọi giới hạn.
Kinh tế - Xã hội - 17/09/2024 07:27
Không như lời đồn, Hyundai Santa Fe 2024 sắp ra mắt Việt Nam không có bản hybrid
Hyundai Santa Fe 2024 thế hệ mới ra mắt vào ngày 18/9 tới đây sẽ có 5 phiên bản, sử dụng duy nhất một loại động cơ xăng, không có hybrid cũng không có động cơ dầu.
Kinh tế - Xã hội - 16/09/2024 17:06
Signetics (Hàn Quốc) đầu tư 100 triệu USD vào xây dựng nhà máy bán dẫn tại Vĩnh Phúc
Mới đây, Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư dự án nhà máy bán dẫn trị giá 100 triệu USD giữa Công ty Cổ phần Signetics (Hàn Quốc) và Tập đoàn CNCTech đã diễn ra tại Khu công nghiệp Bá Thiện – Phân khu I, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Buổi lễ có sự tham dự của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông cùng nhiều đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.
- Công ty CP Gỗ Quảng Phát tuyển gần 50 lao động tại Quảng Bình
- Vĩnh Phúc có thêm 2 dự án FDI đi vào hoạt động trong tháng 8/2024
- Cô Huỳnh Kim Diệu - người “truyền lửa” nhiệt huyết của Công đoàn Trường THCS Đông Thuận
- Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài 9 ngày liên tục
- Kia Carnival 2024 ra mắt, chỉ còn động cơ diesel, giá từ 1,3 tỷ đồng