Lợi nhuận doanh nghiệp ngành điện “đảo chiều” trong quý 1
Kinh tế - Xã hội - 19/04/2023 07:45 Đinh Thơm
Theo số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng điện toàn quốc trong quý 1/2023 đạt 61,83 tỷ kWh, giảm 1,6% so với cùng kỳ, chủ yếu do nhu cầu điện nhóm ngành công nghiệp giảm.
Dữ liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng âm 6,3% trong quý 1, trong đó, nhiều nhóm ngành thâm dụng điện như thép giảm 2,4% so với cùng kỳ và xi măng giảm 9,6% trong bối cảnh hoạt động xây dựng giảm sút khi thị trường bất động sản nhà ở đóng băng cũng như những chậm trễ trong việc giải ngân đầu tư công.
Nhu cầu điện thấp, do đó đã ảnh hưởng lên mức giảm sản lượng của hầu hết các nguồn điện cũng như kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành.
Sản lượng điện toàn quốc giảm trong bối cảnh hoạt động sản xuất công nghiệp giảm sút trong quý 1/2023 – Nguồn: VNDirect, EVN, GSO |
Thủy điện tăng trưởng âm, thậm chí lỗ nặng
Trong nhóm các công ty thủy điện đã công bố báo cáo tài chính quý 1, CTCP Đầu tư và Phát triển Điện miền Bắc (Nedi 2, mã ND2) là công ty có lợi nhuận giảm mạnh nhất so với cùng kỳ.
Theo đó, trong quý 1, doanh thu của Nedi 2 giảm hơn 56% so với quý 1/2022, còn gần 38 tỷ đồng, sau khi trừ đi giá vốn 31 tỷ đồng, lợi nhuận gộp của doanh nghiệp còn vỏn vẹn 7 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí, Nedi 2 lỗ sau thuế 18,2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 28,9 tỷ đồng.
Tương tự, trong quý đầu năm, lợi nhuận sau thuế (LNST) của CTCP Thủy điện Bắc Hà (BHA) cũng âm hơn 15 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẫn có lãi hơn 1,2 tỷ đồng. Theo doanh nghiệp nguyên nhân chính khiến LNST quý 1 âm là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm (còn 32,5 tỷ, giảm 43% so với cùng kỳ) khi lưu lượng nước trung bình về hồ quý 1 giảm, dẫn đến sản lượng điện sản xuất giảm.
Không chỉ chứng kiến doanh thu giảm hơn một nửa so với cùng kỳ, còn 16,9 tỷ đồng, việc kinh doanh dưới giá vốn đã khiến CTCP Thủy điện Sử Pán 2 (SP2) lỗ gộp gần 3 tỷ đồng. Kết quả, doanh nghiệp lỗ sau thuế 11,6 tỷ đồng, trong khi quý 1 năm ngoái lãi gần 6,9 tỷ.
Không đến mức thua lỗ như ba doanh nghiệp trên, nhưng trong quý 1, CTCP Thủy điện Nậm Mu (HJS) chứng kiến doanh thu giảm 24%, xuống 28,6 tỷ đồng và LNST giảm gần 53%, còn 7,9 tỷ.
CTCP Thủy điện Sông Vàng (SVH) dù có doanh thu quý 1 đi ngang so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 18,3 tỷ đồng nhưng giá vốn tăng, cộng với chi phí lãi vay tăng gần gấp đôi cùng kỳ (hơn 3,9 tỷ) đã bào mòn lợi nhuận của doanh nghiệp, khiến lãi sau thuế sụt giảm gần 22%, đạt gần 9 tỷ đồng.
Một số doanh nghiệp thủy điện khác như CTCP Thủy điện Sê San 4A (S4A), CTCP Thủy điện - Điện lực 3 (DRL), CTCP Thủy điện Hương Sơn (GSM) cũng ghi nhận lợi nhuận sụt giảm nhẹ so với quý 1/2022, lần lượt đạt 22,2 tỷ đồng, 15,5 tỷ đồng và 9 tỷ đồng.
CTCP Thủy điện A Vương (AVC) là doanh nghiệp thủy điện hiếm hoi vẫn báo lãi trong quý 1/2023, với LNST đạt 155 tỷ đồng, tăng 57%. Trong kỳ, doanh thu của AVC tăng 35% so với cùng kỳ lên gần 249 tỷ đồng nhưng giá vốn chỉ tăng 5% lên hơn 71 tỷ đồng. Nhờ đó, lợi nhuận gộp của công ty tăng 52% lên hơn 177 tỷ. Doanh thu tài chính cũng đạt 5,4 tỷ (cùng kỳ lỗ 425 triệu đồng), trong khi không phát sinh chi phí tài chính.
Giá vốn cao khiến lợi nhuận doanh nghiệp nhiệt điện “bốc hơi”
Ở nhóm doanh nghiệp nhiệt điện, CTCP Nhiệt điện Hải Phòng (HND) báo cáo doanh thu thuần quý 1 đạt 2.571 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên giá vốn hàng bán chiếm tới hơn 98% trong doanh thu khiến lãi gộp chỉ còn 47,5 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số gần 321 tỷ đồng của quý 1/2022.
Trong kỳ hoạt động tài chính có biến chuyển tích cực khi doanh thu tăng gấp 2,5 lần lên hơn 7 tỷ đồng, chi phí tài chính giảm gần một nửa từ hơn 31 tỷ xuống còn 17,7 tỷ. Tuy nhiên, do lãi gộp giảm mạnh, thêm vào đó chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nên kết quả Nhiệt điện Hải Phòng chỉ lãi sau thuế đạt hơn 10 tỷ đồng, giảm tới 96% so với cùng kỳ.
Với CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC), tình hình cũng không khá hơn là bao khi doanh thu thuần mặc dù tăng gần 22% so với cùng kỳ nhưng giá vốn cũng tăng hơn 24%, khiến lợi nhuận gộp giảm gần một nửa, còn 23,2 tỷ đồng. Cùng với đó, doanh thu hoạt động tài chính giảm 40%, còn gần 41 tỷ. Sau khi trừ các chi phí, PPC lãi sau thuế quý 1 gần 40 tỷ, chỉ bằng một nửa so với quý 1/2022.
Chiều ngược lại, CTCP Nhiệt điện Bà Rịa (BTP) báo lãi sau thuế gần 14,6 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với mức lỗ sau thuế 12 tỷ đồng của cùng kỳ. Theo lý giải của doanh nghiệp, lợi nhuận của công ty tăng chủ yếu do quý 1/2023 tạm tính doanh thu cố định là 46 tỷ đồng, trong khi quý 1/2022 chưa tạm tính doanh thu này do chưa có cơ sở giá tạm tính.
Trong quý 1, khoản lỗ sản xuất điện của doanh nghiệp cũng giảm đáng kể còn 3,65 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 32,79 tỷ). Thêm vào đó, doanh nghiệp ghi nhận gần 7 tỷ khoản lãi tiền gửi và lãi đầu tư trái phiếu, cùng khoản lãi hơn 9 tỷ do đánh giá chênh lệch tỷ giá, tăng hơn 5 tỷ so với cùng kỳ. Ngoài ra, công ty còn nhận được gần 5,2 tỷ tiền cổ tức.
Ở nhóm điện khí, hiện mới chỉ có Tổng công ty Điện lực Dầu khí (PV Power, mã POW) công bố ước tính kết quả kinh doanh quý 1 với doanh thu 7.914 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ song lợi nhuận trước thuế giảm 34%, còn 579 tỷ.
Khả năng cao sẽ tăng giá điện
Trong báo cáo về ngành điện mới công bố, Công ty Chứng khoán VNDirect cho rằng, mức tăng trưởng sản lượng điện năm 2023 sẽ tăng khoảng 6% so với năm 2022, thấp hơn 28% so với dự báo Quy hoạch Điện 8 do nhu cầu điện mảng xây dựng dự kiến giảm sút, do những khó khăn của thị trường bất động sản nhà ở. Theo đó, những ngành công nghiệp sản xuất như sắt thép, xi măng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
Nhưng bù lại, chuyên gia của Chứng khoán VNDirect dự báo một mùa hè nóng bức hơn sẽ kéo nhu cầu điện nhóm tiêu dùng dân cư, bù đắp sự sụt giảm mảng công nghiệp - xây dựng. Trong 2024-2030, nhóm phân tích dự kiến tăng trưởng kép sản lượng điện sẽ dựa trên kịch bản cơ sở trong Quy hoạch Điện 8 đạt 8,4%.
VNDirect kỳ vọng tăng trưởng sản lượng điện 2023 đạt 6%, thấp hơn kịch bản của QHĐ8. Trong giai đoạn 2024-2030, tăng trưởng sản lượng sẽ bám sát kịch bản cơ sở QHĐ8 |
Theo chuyên gia của VNDirect, khả năng EVN tăng giá điện trong năm nay cao khi đã giữ nguyên 4 năm nhờ khung giá bán điện mới được ban hành, tăng 220-528đ/kWh đạt 1.826- 2.444đ/kWh. “Giá bán lẻ điện tăng sẽ giảm áp lực cho những khó khăn tài chính của EVN, cải thiện dòng tiền thanh toán và tạo dư địa huy động cho nguồn điện giá cao”, chuyên gia nhìn nhận.
Chuyên gia cho rằng, điện khí sẽ hưởng lợi huy động sản lượng do thủy điện suy yếu, tạo dư địa huy động cho các nguồn thay thế. Bên cạnh đó, dự báo giá dầu Brent giảm trong 2023-2024 đạt 85-80USD/thùng hỗ trợ khả năng cạnh tranh giá của nguồn trong bối cảnh giá đầu vào than tiếp tục neo cao.
Đối với điện than, VNDirect kỳ vọng các nhà máy sử dụng than nội địa tại miền Bắc sẽ được hưởng lợi rõ ràng nhất nhờ giá than nội ổn định cũng như chi phí rẻ hơn. Ngoài ra, một mùa hè nhiệt độ cao hơn sẽ là yếu tố cơ bản, hỗ trợ huy động sản lượng các nhà máy điện than tại khu vực này trong 2023.
Đối với nhiệt điện, pha La Nina đã kéo dài hơn dự kiến từ giữa 2020 đến đầu 2023 (khoảng 28 tháng) và khả năng sẽ khó tiếp tục duy trì trong 2023. Thay vào đó, theo Viện nghiên cứu quốc tế (IRI), khả năng xảy ra El Nino sẽ cao hơn từ tháng 5/2023. Pha El Nino sẽ gây ra thời tiết nóng hơn với những đợt hạn hán kéo dài hơn dự kiến, do đó, VNDirect cho rằng sản lượng thủy điện sẽ giảm từ mức nền cao năm 2022 và ước tính sản lượng thủy điện trong năm 2023-2024 sẽ giảm tương ứng 13% - 17%.
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 13:45
Xuyên Việt bằng xe điện VF 5 từ Hải Phòng đến Bình Dương để đua xe gymkhana
Hai tay đua và hai thành viên hỗ trợ thuộc Hai Phong Motorsports Club đã xuyên Việt ba ngày từ Hải Phòng vào tới Đại Nam để tham dự Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024.
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 13:10
Thầy dạy lái ô tô đua gymkhana: Cố gắng lọt vòng trong và có giải
Đặng Công Minh (sinh năm 1989), đến từ Bình Phước, thi hạng FWD cùng chiếc xe Toyota Altis 1.8 MT tại Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024.
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 13:00
Tay đua Trần Hữu Quân từ đam mê xe cộ đến chinh phục đường đua gymkhana
Với niềm đam mê mãnh liệt dành cho xe hai bánh và 4 bánh, tay đua Quân Trần đã có những chia sẻ đầy thú vị về hành trình của mình trong bộ môn đua xe gymkhana.
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 12:06
10 xe bán chạy tháng 8/2024: Hầu hết xe gầm cao, không có xe cỡ A
Mitsubishi Xfroce tiếp tục là mẫu xe bán chạy nhất tháng lần thứ hai liên tiếp, xếp ở vị trí thứ hai và ba lần lượt là Ford Ranger và Mazda CX-5.
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 11:00
Khai mạc Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024
Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền nam PVOIL Cup 2024 sẽ tìm ra các vận động viên tham dự thi đấu tại giải vô địch quốc gia.
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 09:08
Bác sĩ mang xe đi đua VGC PVOIL CUP 2024: 'Chỉ cần không DNF là mừng rồi'
Vận động viên Đỗ Hoàng Thanh Phúc thi đấu hạng FWD, với chiếc xe Hyundai Creta 2022, tại Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024.
- Công đoàn BIDV Phú Mỹ đồng hành với con gái nhân viên vượt qua bệnh tật
- Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than
- Làm từ thiện để làm gì?
- Xuyên Việt bằng xe điện VF 5 từ Hải Phòng đến Bình Dương để đua xe gymkhana
- Thầy dạy lái ô tô đua gymkhana: Cố gắng lọt vòng trong và có giải