Làm báo trước, viết văn sau
Kinh tế - Xã hội - 29/06/2022 09:29 TRẦN ĐĂNG
Các nhà văn, nhà báo tại vùng rừng Trà My (Quảng Nam) thời chống Mỹ. Ảnh: Nhà văn Cao Duy Thảo cung cấp. |
Trên 40 nghệ sĩ ở nhiều lĩnh vực khác nhau đã có cuộc “tìm về” đẫm nước mắt trên đất Quảng Nam hồi trung tuần tháng 5/2022. Tóc bạc da mồi, chân đi không còn vững nữa, nhưng những cụ ông, cụ bà chuẩn bị bước vào tuổi tám mươi này vẫn còn nguyên vẹn ký ức thanh xuân từ hơn 50 năm trước…
Bấy giờ, họ là những chàng trai, cô gái đang tuổi hai mươi đã tạm biệt Hà Nội để tăng cường cho chiến trường Khu Năm đang vào hồi khốc liệt nhất. Trong số những chàng trai cô gái thanh xuân vào chiến trường Quảng Nam những năm tháng đầy trời lửa đạn ấy có những người ấp ủ một ước nguyện lãng mạn của tuổi trẻ: sẽ viết những trang văn mang hơi thở nóng hổi của chiến trường. Tuy nhiên, thực tế của cuộc chiến đã buộc họ tạm gác lại mọi dự định để làm công việc của một người lính: phát nương làm rẫy để tự cứu mình vượt qua cái đói, trực tiếp cầm súng ra trận cùng bộ đội, vừa chiến đấu như một chiến binh vừa đưa tin chiến trận với tư cách là một nhà báo.
Làm báo trước, viết văn sau
Nhà văn Cao Duy Thảo, tác giả truyện ngắn “Thời gian” nổi tiếng vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, là người vào chiến trường từ rất sớm (1966), nhớ lại: “Tôi học trường điện ảnh, ấp ủ viết kịch bản phim nhưng khi vào Khu Năm, tôi mới biết, thực tế chiến trường không như mình tưởng tượng từ hồi còn ở Hà Nội. Khu Năm hồi đó có tờ Tạp chí Văn nghệ nhưng ưu tiên hơn cả vẫn là những bút ký nặng tính báo chí, phản ảnh cho được không khí của quân và dân ta ở các mặt trận.
Để thực hiện yêu cầu ấy, các nhà văn trẻ thay nhau khoác ba lô “hạ sơn”, bám theo các đơn vị bộ đội trực tiếp tham gia các chiến dịch như một người lính thực thụ. Chẳng hạn như anh Nguyễn Chí Trung (từng làm trợ lý Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu - NV) cùng Sư đoàn 2 tham gia đánh trận Ba Gia nổi tiếng cả nước vào mùa hè năm 1965, hoặc trực tiếp chỉ huy diệt một ổ hỏa lực đã từng gây thương vong rất lớn cho bộ đội ta trong trận Khâm Đức (Quảng Nam) năm 1972. Anh Trung là nhà văn có nhiều giai thoại nhất chung quanh việc “đi thực tế” để lấy tư liệu viết báo, viết văn của Khu Năm”.
Không trực tiếp chiến đấu ở chiến trường Khu Năm nhưng nhà thơ Thanh Thảo rất “thuộc” những người bạn của mình. Ông kể rằng, vào cuối năm 1970, tại Quảng Bá, Hội Nhà văn Việt Nam có mở một lớp cấp tốc “bồi dưỡng” cho những cây bút vừa tốt nghiệp các khoa văn, sử của các trường đại học những đam mê sáng tác để họ nắm các kỹ năng viết văn trước khi đi B. “Tôi mơ ước được tham dự lớp học “danh giá” ấy nhưng chẳng được nên chọn con đường làm phóng viên chiến trường Nam bộ thuộc Ban Binh vận và đi thẳng vào miền Nam”. Từ một nhà báo chuyên nghiệp, Thanh Thảo trở thành một nhà thơ nổi tiếng khi ông tham gia Trại sáng tác Khu Năm ngay sau ngày hòa bình do nhà văn Nguyễn Chí Trung làm trại trưởng.
Các văn nghệ sỹ khu Năm viếng ngôi mộ gió cùng bia tưởng niệm nhà văn - nhà báo Dương Thị Xuân Quý. Ảnh: Trần Đăng. |
Những nhà văn tương lai của lớp học ở Quảng Bá sau này nhiều người thành danh trong văn học như Nguyễn Khắc Phục, Ngô Thế Oanh, Vũ Thị Hồng (vợ nhà văn Chu Lai)… hoặc thành danh trên chính trường như Phạm Quang Nghị, Nguyễn Đức Hạt
Những trang văn trong tưởng tượng khi còn ở Hà Nội của lớp nhà văn trẻ lúc bấy giờ đã nhường chỗ cho những lo toan bộn bề hơn, trong đó có các trang báo nóng hổi được viết ngay giữa chiến trường. Ngoài việc viết báo, những nhà văn này luôn tìm cách giữ ngọn lửa đam mê văn học bằng việc viết nhật ký. Có thể xem những trang nhật ký của Dương Thị Xuân Quý, của Chu Cẩm Phong như những phác thảo cho các quyển tiểu thuyết dày dặn sau này. Rất tiếc, cuộc chiến tranh quá khốc liệt đã khép lại bao dự định của họ. Cuốn “Nhật ký chiến tranh” của Chu Cẩm Phong ghi lại toàn bộ những diễn biến của chiến trường mà ông chứng kiến, cho đến khi ông cùng ba đồng đội chiến đấu đến viên đạn cuối cùng trước khi hy sinh tại xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam vào mùa hè năm 1971.
Còn Dương Thị Xuân Quý, sau nhiều tháng ở nhà giữ rẫy, tháng 3/1968, chị về vùng sâu ở phía Đông huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam và vĩnh viễn tan vào mảnh đất này sau một trận phục kích của lính Nam Triều Tiên, mà cho đến hôm nay không một ai có thể biết thân xác của chị gửi vào đâu trên mảnh vườn của một gia đình ở xã Duy Thành này. Những trang nhật ký dở dang, những bài báo chép vội trên đường của nữ phóng viên Dương Thị Xuân Quý mãi mãi dừng lại cùng tuổi 28 của chị.
Báo nhường cho văn
Sau ngày hòa bình, hai nhà văn Nguyên Ngọc và Nguyễn Chí Trung đã thành lập ngay Trại sáng tác Khu Năm, tập hợp toàn bộ những nhà báo có một vài sáng tác văn học triển vọng trong toàn quân khu, tập trung về Đà Nẵng để “ngồi đó mà viết văn”. Một thế hệ nhà văn “sinh sau đẻ muộn” trong chiến tranh chống Mỹ đã ra đời bằng những tên tuổi cùng các tác phẩm đình đám một thời: Thanh Thảo, Thái Bá Lợi, Trần Vũ Mai, Nguyễn Khắc Phục, Nguyễn Trí Huân, Trung Trung Đỉnh…
Cũng khó để phân biệt một cách rạch ròi là báo hay văn quan trọng hơn trong giai đoạn lịch sử đó. “Nhờ làm báo, viết liên tục cho Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Phát thanh Giải phóng nên tôi có điều kiện để giáp mặt với thực tế của cuộc chiến tranh. Những bài thơ tôi ưng ý nhất và cũng mang lại cho tôi nhiều phiền toái nhất là những bài thơ tôi xuống chiến trường Nam bộ vào cuối năm 1972. Nếu anh không lăn lộn với tư cách là một nhà báo thì cũng khó có được những bài thơ lấm lem bụi đất của chiến hào như vậy”, nhà thơ Thanh Thảo tâm tình.
Còn nhà văn Cao Duy Thảo, nhà thơ Ngô Thế Oanh từng về “nằm vùng” nơi xảy ra vụ thảm sát Sơn Mỹ cùng nhiều vùng quê khác ở hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định trong nhiều tháng liền để rồi cả hai có những truyện ngắn, những bài thơ hay nhất của đời mình sau những bài báo “mì ăn liền” ngay trong lúc giao tranh.
Sau những nóng sốt của các bài báo là những lắng đọng chiêm nghiệm của mỗi nhà báo - nhà văn. Cả một thế hệ cùng đất nước ra trận trong những năm chiến tranh và đã in dấu ấn của mình trên những trang viết - cả báo lẫn văn. Ngưỡng mộ thay!
Đôi điều về nhà báo lớn Phan Quang Tôi còn nhớ khoảng cuối thập kỷ 70 của thế kỷ trước, tôi có đọc qua tập sách “Lâm Đồng Đà Lạt” của tác giả ... |
Để mỗi cán bộ công đoàn là một “nhà báo” của công nhân, công đoàn Nhân kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2022), xin chia sẻ đôi điều về công tác truyền thông ... |
Nghề báo và trí tuệ nhân tạo Trí tuệ nhân tạo (AI) đang đảm trách vai trò của nhiều khâu trong chuỗi sản xuất của các ngành nghề. Báo chí cũng không ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 17/09/2024 14:33
Vĩnh Phúc có thêm 2 dự án FDI đi vào hoạt động trong tháng 8/2024
Trong tháng 8/2024, tỉnh Vĩnh Phúc chào đón thêm 2 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự kiện này góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Kinh tế - Xã hội - 17/09/2024 12:34
Kia Carnival 2024 ra mắt, chỉ còn động cơ diesel, giá từ 1,3 tỷ đồng
Kia Carnival k hông đơn thuần là một bản facelift mà đã thay đổi với diện mạo trẻ trung, hiện đại hơn, cùng hàng loạt trang bị công nghệ mới.
Kinh tế - Xã hội - 17/09/2024 09:30
Có bao nhiêu loại hình bảo hiểm xe ô tô hiện nay?
Có 5 loại hình bảo hiểm giao thông phổ biến tại Việt Nam hiện nay, trải rộng trên các lĩnh vực bảo hiểm khác nhau, bao quát toàn bộ lợi ích liên quan đến người và phương tiện mà họ đang sử dụng.
Kinh tế - Xã hội - 17/09/2024 09:08
GX thế hệ mới - chiếc Lexus chưa từng có trong lịch sử
GX thế hệ mới không giống bất cứ một chiếc Lexus nào trước đây. GX 550 mang dáng vẻ vuông vức độc đáo, động cơ tăng áp kép V6 cùng khả năng vượt mọi giới hạn.
Kinh tế - Xã hội - 17/09/2024 07:27
Không như lời đồn, Hyundai Santa Fe 2024 sắp ra mắt Việt Nam không có bản hybrid
Hyundai Santa Fe 2024 thế hệ mới ra mắt vào ngày 18/9 tới đây sẽ có 5 phiên bản, sử dụng duy nhất một loại động cơ xăng, không có hybrid cũng không có động cơ dầu.
Kinh tế - Xã hội - 16/09/2024 17:06
Signetics (Hàn Quốc) đầu tư 100 triệu USD vào xây dựng nhà máy bán dẫn tại Vĩnh Phúc
Mới đây, Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư dự án nhà máy bán dẫn trị giá 100 triệu USD giữa Công ty Cổ phần Signetics (Hàn Quốc) và Tập đoàn CNCTech đã diễn ra tại Khu công nghiệp Bá Thiện – Phân khu I, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Buổi lễ có sự tham dự của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông cùng nhiều đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.
- Công ty CP Gỗ Quảng Phát tuyển gần 50 lao động tại Quảng Bình
- Vĩnh Phúc có thêm 2 dự án FDI đi vào hoạt động trong tháng 8/2024
- Cô Huỳnh Kim Diệu - người “truyền lửa” nhiệt huyết của Công đoàn Trường THCS Đông Thuận
- Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài 9 ngày liên tục
- Kia Carnival 2024 ra mắt, chỉ còn động cơ diesel, giá từ 1,3 tỷ đồng