Diễn đàn Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam lần đầu được tổ chức
Kinh tế - Xã hội - 16/11/2019 16:45 Vân Anh (T.H)
Thủ tướng phát biểu tại Diễn đàn |
Phát biểu chỉ đạo tại diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ LĐ-TB&XH thiết kế, đề xuất hiệp ước, cơ chế hợp tác giữa doanh nghiệp, nhà trường và Chính phủ trên các lĩnh vực trọng điểm.
Trong mối liên kết ba bên: Doanh nghiệp - nhà trường - nhà nước, Thủ tướng yêu cầu, doanh nghiệp cần tham gia xây dựng nội dung đào tạo, cử cán bộ tham gia đào tạo, tiếp nhận học viên thực tập tại doanh nghiệp. Về phía nhà trường, cần tập trung tạo điều kiện cho giảng viên nâng cao chất lượng chuyên môn, tiếp cận kỹ năng mới từ doanh nghiệp, quốc tế, nâng cao chất lượng giảng dạy, chất lượng người học.
Người đứng đầu Chính phủ cam kết, sẽ ban hành và thực hiện các chính sách ưu đãi cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề nghiệp.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ ra rằng còn có những khó khăn, khuyết điểm trong giáo dục nghề nghiệp. Đó là tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ nói chung còn thấp. Việt Nam có số lao động đứng thứ 3 ASEAN nhưng lực lượng lao động, nhất là lao động đã qua đào tạo mới đạt trên 22%, chỉ bằng 1/3 Hàn Quốc, Singapore.
Cơ cấu lao động qua đào tạo, xu hướng chuyển dịch có sự bất hợp lý, vẫn còn phổ biến tình trạng thiếu thầy, thiếu cả thợ chứ không phải “thừa thầy, thiếu thợ”. Vẫn còn tâm lý của cha mẹ là con mình không vào được đại học thì mới học nghề. Nhiều người làm trái ngành nghề.
Về vấn đề thiếu thầy, thiếu cả thợ Thủ tướng cho rằng phải bảo đảm 3 nguyên tắc. Trước hết, cần bám sát hơn nữa vào nhu cầu thực tiễn của thị trường, bảo đảm hài hòa cung cầu về lao động có kỹ năng nghề. Thứ hai, phát triển đào tạo nghề với chuẩn mực chất lượng quốc tế để đáp ứng yêu cầu cao các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Thứ ba, nâng cao tính dự báo, cần hiểu, nắm bắt nhanh nhạy và dự báo sớm được nhu cầu nhân lực kỹ năng cao của doanh nghiệp và nền kinh tế trong giai đoạn tới để định hướng hợp tác doanh nghiệp, nhà trường.
Thủ tướng đề nghị Bộ LĐTB&XH suy nghĩ thiết kế và đề xuất một “hiệp ước xã hội”, đó là cơ chế hợp tác giữa nhà trường, doanh nghiệp và Chính phủ trên các lĩnh vực ngành nghề trọng điểm để gắn kết nội dung, chất lượng đào tạo nhân lực kỹ năng cao với nhu cầu thị trường và nền kinh tế.
Theo đó, doanh nghiệp được tham gia xây dựng nội dung đào tạo, cử cán bộ tham gia đào tạo, tiếp nhận học viên thực tập liên thông doanh nghiệp - nhà trường trong quá trình đào tạo học viên khi tốt nghiệp.
Đối với nhà trường, tập trung tạo điều kiện cho giảng viên nâng cao chất lượng chuyên môn, tiếp cận kỹ năng mới từ doanh nghiệp trong nước và quốc tế, nâng cao chất lượng giảng dạy, trang thiết bị học tập, thực hành.
Chính phủ thực hiện chính sách ưu đãi với một tinh thần cơ sở giáo dục nghề nghiệp nào, doanh nghiệp nào tham gia đào tạo, sử dụng nhiều học viên từ cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì được hưởng ưu đãi. Muốn trò giỏi thì phải có thầy hay, khi “thầy ra thầy” thì “thợ mới ra thợ”.
Các tỉnh, thành phố, các địa phương có trường đào tạo nghề cần ưu tiên các dự án có sự phối hợp giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp, ví dụ dành 10 -15% các dự án trên địa bàn, từ đó có thể gắn kết nhà trường và doanh nghiệp, đồng thời gián tiếp vào quá trình đào tạo nhân lực.
Bộ LĐTB&XH, các bộ, ngành đề xuất các mô hình mới về đào tạo nghề, thí điểm mô hình đào tạo học sinh sau trung học cơ sở học vào học cao đẳng… Xây dựng cơ sở dữ liệu mở giáo dục nghề nghiệp quốc gia để dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu việc làm, nhu cầu đào tạo theo lĩnh vực, ngành nghề, cấp trình độ đào tạo.
Không chỉ có câu: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, cha ông ta còn có câu “Của bề bề không bằng có nghề trong tay”, “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”, Thủ tướng nêu rõ, sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp là sự nghiệp có ảnh hưởng đến thành bại của công cuộc phát triển một quốc gia trong quá trình chuyển đổi.
Nhấn mạnh đây không phải một hội nghị lý thuyết mà phải có hành động sau hội nghị, Thủ tướng cho rằng phải có sản phẩm từ hội nghị, đó là một Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu nâng cao năng suất lao động của Việt Nam. Chỉ thị này sẽ do Bộ LĐTB&XH chủ trì cùng với các bộ, ngành xây dựng, sớm trình Thủ tướng.
Thủ tướng cũng nhất trí cho rằng, cần có trái tim nóng, cái đầu thông minh, bàn tay hành động để đưa giáo dục nghề nghiệp phát triển.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, diễn đàn hướng tới thông điệp “Muốn phát triển bền vững và bao trùm, cần quan tâm phát triển kỹ năng, việc làm thỏa đáng và nền an sinh bền vững cho con người. Doanh nghiệp đồng hành với nhà trường sẽ tạo đột phá về quy mô và chất lượng giáo dục nghề nghiệp, góp phần nâng tâm kỹ năng lao động Việt Nam”.
Ông Dung cho hay, do tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trong 10-15 năm tới, khoảng 1/3 công việc hiện tại sẽ bị thay thế, 40% lao động toàn cầu sẽ không có kỹ năng phù hợp với công việc của mình, khi robot thay thế con người, đăc biệt trong các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, cơ khí, điện tử…
Người đứng đầu Bộ LĐ-TB&XH kỳ vọng, các đại biểu sẽ đánh giá khách quan thực trạng giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam; chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra các dự báo về kỹ năng, xu hướng tuyển dụng và việc làm.
Song song với đó, đưa ra khuyến nghị chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp cho Chính phủ và các bộ ngành; tham gia tư vấn phát triển các chương trình đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động nâng cao kỹ năng của nguồn nhân lực Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trên trường quốc tế.
TP Hà Nội đã đào tạo gần 1.000 nhân viên và lái tàu phục vụ cho việc vận hành đường sắt trên cao Cát Linh ... |
Khu vực Bắc Bộ dự báo có nắng ấm, đêm và sáng sớm trời lạnh trong ngày 16/11. |
Mềm mại, thông minh, tinh tế, và hào hoa, đó là những từ có thể hình dung về 'đôi chân pha lê' Nguyễn Tuấn Anh, ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 17/09/2024 14:33
Vĩnh Phúc có thêm 2 dự án FDI đi vào hoạt động trong tháng 8/2024
Trong tháng 8/2024, tỉnh Vĩnh Phúc chào đón thêm 2 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự kiện này góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Kinh tế - Xã hội - 17/09/2024 14:28
Suzuki Swift ngừng bán tại Việt Nam?
Tin đồn Suzuki Swift ngừng bán rộ lên sau khi website của Suzuki Việt Nam không còn xuất hiện tên sản phẩm này.
Kinh tế - Xã hội - 17/09/2024 12:34
Kia Carnival 2024 ra mắt, chỉ còn động cơ diesel, giá từ 1,3 tỷ đồng
Kia Carnival k hông đơn thuần là một bản facelift mà đã thay đổi với diện mạo trẻ trung, hiện đại hơn, cùng hàng loạt trang bị công nghệ mới.
Kinh tế - Xã hội - 17/09/2024 09:30
Có bao nhiêu loại hình bảo hiểm xe ô tô hiện nay?
Có 5 loại hình bảo hiểm giao thông phổ biến tại Việt Nam hiện nay, trải rộng trên các lĩnh vực bảo hiểm khác nhau, bao quát toàn bộ lợi ích liên quan đến người và phương tiện mà họ đang sử dụng.
Kinh tế - Xã hội - 17/09/2024 09:08
GX thế hệ mới - chiếc Lexus chưa từng có trong lịch sử
GX thế hệ mới không giống bất cứ một chiếc Lexus nào trước đây. GX 550 mang dáng vẻ vuông vức độc đáo, động cơ tăng áp kép V6 cùng khả năng vượt mọi giới hạn.
Kinh tế - Xã hội - 17/09/2024 07:27
Không như lời đồn, Hyundai Santa Fe 2024 sắp ra mắt Việt Nam không có bản hybrid
Hyundai Santa Fe 2024 thế hệ mới ra mắt vào ngày 18/9 tới đây sẽ có 5 phiên bản, sử dụng duy nhất một loại động cơ xăng, không có hybrid cũng không có động cơ dầu.
- Công ty CP Gỗ Quảng Phát tuyển gần 50 lao động tại Quảng Bình
- Vĩnh Phúc có thêm 2 dự án FDI đi vào hoạt động trong tháng 8/2024
- Suzuki Swift ngừng bán tại Việt Nam?
- Cô Huỳnh Kim Diệu - người “truyền lửa” nhiệt huyết của Công đoàn Trường THCS Đông Thuận
- Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài 9 ngày liên tục