Bữa ăn “tạm” của người lao động trong những ngày cách ly xã hội
Kinh tế - Xã hội - 05/04/2020 20:00 Thu Ngân
"Hàng cơm di động" thời Covid-19 tại tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội. |
Ngày chủ nhật, tiết trời Hà Nội trở lạnh như câu nói dân gian “rét tháng ba bà già chết cóng”. Đường phố Hà Nội vắng vẻ. Trong những tòa nhà công sở chỉ còn phân công một số ít người trực thường ngày, còn lại đã thực hiện chế độ làm việc online.
Lác đác trên phố Giảng Võ là những công nhân vệ sinh môi trường cắm cúi thu gom rác. Trên tuyến đường này vốn có hàng loạt nhà hàng, quán ăn, cửa hàng bánh mì. Nhưng sau lệnh cách ly xã hội, những cửa hàng này nhất loạt đóng cửa. Để tìm một nơi ăn cơm trưa, hay bánh mì kẹp thì phải là người “thuộc địa lý” của nơi này.
Từ ngày cách ly xã hội đến nay, bác bảo vệ tôi quen mà chưa một lần hỏi tên của cửa hàng sách giáo dục trên phố Giảng Võ đã chủ động cho tôi bữa trưa. Với chiếc bếp điện mang từ nhà đến, bác cũng mang theo cả rau xanh, thực phẩm để tự nấu ăn. Con trai bác, làm việc ở cách đó 3km, cũng chạy xe máy về đây tranh thủ ăn cơm cùng cha mình.
Bác bảo vệ cửa hàng trên phố Núi Trúc đã tìm mua được cơm trưa. |
Còn bác Nguyễn Văn Thành, bảo vệ cửa hàng KFC đầu phố Núi Trúc (quận Ba Đình, Hà Nội) đã mua được hộp cơm trưa để mang về ăn tại chỗ làm việc sau khi đi bộ quãng đường hơn 1km. Trước đây, khi chưa có dịch bệnh Covid-19, chỉ cần sang bên kia đường, là nhan nhản đồ ăn. Hoặc chỉ cần một cú điện thoại, là hàng cơm mang tới. Nhưng ngày này, quán bán đồ ăn đóng cửa. Bác biết, trong một hẻm phố ở khu vực gần khách sạn Hà Nội, có một cửa hàng nhỏ vẫn nhận đặt làm suất cơm văn phòng. Là đàn ông, ngại mang cơm nhà, bác mua suất ăn trưa còn ấm nóng hổi cho qua bữa. Vì nếu ăn bánh mì kẹp mãi cũng ngán.
Chị Ngô Thị Hà, công nhân Công ty Dịch vụ Môi trường VMES đang tranh thủ giờ nghỉ trưa ngồi thêu tranh cạnh công viên Nghĩa Đô cho biết: “Mấy ngày nay, mình thường đạp xe sang ngõ 265 Cầu Giấy, đi sâu vào một chút sẽ có một cửa hàng nhỏ bán cơm trưa cho người đi làm. Nhưng không cửa hàng nào cho khách ăn tại đó mà đều phải mua mang đi”.
Người công nhân vệ sinh bên công viên Nghĩa Đô. |
Trên đường, dễ dàng nhận thấy những xe ôm công nghệ, lái xe Grab Food vẫn tranh thủ chạy trên đường mong kiếm “cuốc” xe phụ giúp gia đình. Đến giờ ăn trưa, họ tìm đến những cửa hàng bánh mì nơi mà đã triển khai dịch vụ đồ ăn online. Một chiếc bánh mì bò nướng có giá 20 - 30.000 đồng cùng một lon nước ngọt, vậy là xong bữa trưa. Cũng có nhiều lái xe công nghệ về nhà để nghỉ ngơi và ăn tại nhà.
Trên đường, bạn sẽ bất chợt gặp một thùng cơm di động, chở đến tận chân công trình. Những bác bảo vệ và thợ thi công của công trình tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội thường gọi cơm trưa từ những hàng cơm di động này. Họ ghi số điện thoại trên thùng xốp.
Người bán hàng rong cố bán hết chỗ rau này để về nhà trọ ăn cơm. |
Chị Vũ Thu Hà (50 tuổi, ở trọ tại khu vực gần Bệnh viện 198, quận Cầu Giấy, Hà Nội) hàng ngày chở thùng cơm đến gần các công trường. Chị biết công nhân thường ăn, nghỉ tại công trường. Nhất là những ngày này các quán cơm đóng cửa. Chị Hà cho biết: "Mỗi buổi trưa, chị bán hết một thùng xốp cơm tương đương 60 suất với giá 25.000 đồng - 30.000 đồng/suất. Trừ chi phí, mỗi ngày chạy xe “bán cơm rong” cũng lãi được vài trăm nghìn đồng. Đã 4 ngày cách ly, chưa bao giờ hàng cơm của chị bị “ế”.
Về nhà ăn trưa, hoặc mang cơm ở nhà tới cơ quan để ăn là những giải pháp mà lao động công sở thường lựa chọn. Nhưng với những người lao động thường xuyên làm việc ngoài trời như công nhân công trình, bảo vệ, công nhân vệ sinh, lái xe… vì đặc thù nghề nghiệp họ đành ăn những bữa trưa “tạm”, và cũng không biết những bữa ăn đó có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hay không.
Lái xe công nghệ chờ mua bánh mì kẹp. |
Tôi bỗng thấy xót lòng, khi nhìn hình ảnh bác bảo vệ bị tật một cánh tay, xách hộp cơm văn phòng bằng cánh tay còn lại trong những ngày giá lạnh, và vắng vẻ vì Covid-19. Dịch bệnh vô tình cũng làm cho họ có ít sự lựa chọn hơn về những bữa ăn ngon lành để giúp họ vật lộn với cuộc sống.
Tính đến 7h sáng ngày 5/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 206 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 1,2 triệu người nhiễm virus corona ... |
Đà Nẵng sẽ thực hiện việc thu phí cách ly đối với công dân rời khỏi Hà Nội và TP HCM về Đà Nẵng từ ngày ... |
Doanh nghiệp khan hiếm nguyên liệu, thị trường không mở cửa… công nhân đứng trước nguy cơ thất nghiệp, tạm nghỉ việc. Tuy vậy, họ ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 13:45
Xuyên Việt bằng xe điện VF 5 từ Hải Phòng đến Bình Dương để đua xe gymkhana
Hai tay đua và hai thành viên hỗ trợ thuộc Hai Phong Motorsports Club đã xuyên Việt ba ngày từ Hải Phòng vào tới Đại Nam để tham dự Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024.
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 13:10
Thầy dạy lái ô tô đua gymkhana: Cố gắng lọt vòng trong và có giải
Đặng Công Minh (sinh năm 1989), đến từ Bình Phước, thi hạng FWD cùng chiếc xe Toyota Altis 1.8 MT tại Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024.
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 12:06
10 xe bán chạy tháng 8/2024: Hầu hết xe gầm cao, không có xe cỡ A
Mitsubishi Xfroce tiếp tục là mẫu xe bán chạy nhất tháng lần thứ hai liên tiếp, xếp ở vị trí thứ hai và ba lần lượt là Ford Ranger và Mazda CX-5.
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 11:00
Khai mạc Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024
Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền nam PVOIL Cup 2024 sẽ tìm ra các vận động viên tham dự thi đấu tại giải vô địch quốc gia.
Kinh tế - Xã hội - 13/09/2024 18:46
Doanh nghiệp, người lao động Đà Nẵng hỗ trợ miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3
Các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Đà Nẵng cử nhân lực và vận động thành công nhiều hàng hóa và tiền; người lao động ủng hộ 1 ngày công hỗ trợ các tỉnh, thành miền Bắc khắc phục hậu quả thiên tai.
Kinh tế - Xã hội - 13/09/2024 13:12
Tay đua Tô Phước Dương: "Sắm được xe là đi đua gymkhana ngay"
Tay đua trẻ nhất tại Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024 sẽ mang Toyota Corolla Altis 2005 tới trường đua Đại Nam (Bình Dương) thi đấu trong ngày 14/9 tới.