Bộ Công thương và Bộ Tài chính nêu loạt vấn đề "nóng" về xăng dầu
Kinh tế - Xã hội - 28/02/2023 18:00 Nguyễn Ngọc
Sáng 28/2, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức “phiên giải trình về tình hình thị trường xăng dầu và kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác quản lý nhà nước về xăng dầu”.
Tại phiên giải trình, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) chỉ ra những vướng mắc, bất cập trong các quy định hiện hành. Chẳng hạn như doanh nghiệp sản xuất được hưởng cơ chế, chính sách đặc thù nhưng không có cam kết về mức sản lượng tối thiểu, dẫn đến sự bị động khi phải tìm nguồn thay thế.
Phương pháp tính giá có nhiều hạn chế, chưa bảo đảm tính cạnh tranh, chưa tuân thủ các quy luật của thị trường; việc áp đặt định mức chi phí, lợi nhuận cho tất cả doanh nghiệp dẫn đến triệt tiêu động lực cạnh tranh.
Vẫn còn tình trạng chưa “tính đúng, tính đủ” cho doanh nghiệp, một số yếu tố cấu thành giá được rà soát định kỳ 6 tháng, hằng năm nên không phù hợp với tình hình thực tế.
Việc xác định giá thế giới trong công thức tính giá cơ sở bằng cách lấy “giá trung bình” của 10 ngày trước kỳ điều hành để cấu thành “giá trần” cho 10 ngày sau vừa không bảo đảm tính chất “trần”, vừa tạo ra sự “lệch pha” giữa giá Việt Nam và giá thế giới.
Việc thực hiện bình ổn giá không đạt mục tiêu đề ra, chưa công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng quỹ bình ổn giá; điều kiện kinh doanh xăng dầu chưa phù hợp, chưa có sự ràng buộc về mức cung ứng tối thiểu ra thị trường. Cạnh đó, quản lý nhà nước về xăng dầu giao thoa nhiệm vụ giữa nhiều bộ.
Có đại biểu đề nghị cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và có chế tài nghiêm khắc để loại bỏ xăng dầu giả, kém chất lượng khỏi thị trường, ngăn ngừa các hành vi gian lận, đầu cơ, “găm hàng” trong kinh doanh xăng dầu.
Cùng với đó nghiên cứu xây dựng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng xăng dầu phù hợp hơn để góp phần giảm áp lực cho doanh nghiệp và người dân, kiềm chế lạm phát, giảm chi phí đầu vào cho sản xuất kinh doanh, giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, nuôi dưỡng nguồn thu ngân sách bền vững…
Cần bố trí tối thiểu 4.100 tỷ đồng/năm để mua xăng dầu dự trữ
Trước hiện tượng một số đơn vị kinh doanh xăng dầu ở một số địa phương có dấu hiệu găm hàng, tạo khan hiếm để trục lợi, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, từ năm 2022, lực lượng quản lý thị trường đã giám sát trên 17.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trong cả nước và thanh tra, kiểm tra trên 2.700 vụ, xử lý trên 600 vụ với số tiền xử phạt khoảng 20 tỷ đồng.
Tuy vậy, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhìn nhận 2022 là năm đặc biệt khó khăn đối với thị trường xăng dầu, bởi tình hình thế giới biến động nhanh, phức tạp và khó lường. Đặc biệt cuộc xung đột Nga - Ukraine kéo dài cùng các biện pháp trừng phạt đối với Nga đã gây đứt gãy, khan hiếm về nguồn cung xăng dầu (cả thành phẩm và dầu thô); giá xăng dầu tăng cao và trồi, sụt thất thường với biên độ lớn, trong thời gian dài, gây nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công thương |
Năm 2023, trên cơ sở dự báo nhu cầu thị trường có tính đến yếu tố kinh tế trong nước phục hồi, tăng trưởng cao hơn năm trước, Bộ Công thương đã thực hiện phân giao tổng nguồn xăng dầu cho các doanh nghiệp ở mức 27,34 triệu m3/tấn, tăng 15% so với số phân giao của năm trước nhằm bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong mọi tình huống.
Về công tác điều hành giá các mặt hàng xăng dầu, Bộ Công thương cho hay đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong việc tính toán, xác định, điều hành giá xăng dầu trong nước theo đúng quy định tại Nghị định 83, Nghị định 95 của Chính phủ, bảo đảm phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới; sử dụng linh hoạt, hiệu quả công cụ Quỹ bình ổn giá nhằm hạn chế mức biến động mạnh của giá xăng dầu trong nước so với biến động của giá thế giới.
Bộ Công thương cũng đã chủ động kiến nghị các cấp có thẩm quyền điều chỉnh giảm một số loại thuế trong cơ cấu giá xăng dầu nhằm kiềm chế tốc độ tăng giá xăng dầu trong nước, góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể kinh doanh và sử dụng xăng dầu.
Về dự trữ quốc gia về xăng dầu, Bộ Công thương đề xuất giai đoạn năm 2023-2025, nâng mức dự trữ từ 9 ngày nhập ròng hiện nay lên 15 ngày và trong giai đoạn 2026-2030 tiếp tục nâng lên 30 ngày nhập ròng.
“Để thực hiện phương án này, ngân sách Nhà nước cần bố trí tối thiểu 4.100 tỷ đồng/năm để mua xăng dầu dự trữ. Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Tài chính thì mức kinh phí trên vượt quá khả năng cân đối ngân sách Nhà nước (hiện nay ngân sách Nhà nước mới bố trí được khoảng 1.500 tỷ đồng/năm để mua hàng cho toàn ngành dự trữ quốc gia)” Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu rõ.
Để từng bước giải quyết khó khăn trên, ngày 17/2/2023, Bộ Công thương và Bộ Tài chính đã thống nhất tiếp tục báo cáo Thủ tướng xem xét cho nâng dần mức dự trữ xăng dầu quốc gia theo khả năng cân đối của ngân sách hàng năm và phù hợp với khả năng cho thuê kho dự trữ bảo quản của các DN.
Trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép thì mỗi năm ngân sách sẽ bố trí mua tăng thêm 1.000 - 2.000 tỷ đồng (tương đương 1-2 ngày nhập ròng) để nâng tổng mức xăng dầu dự trữ quốc gia đến năm 2025 đạt mức tối đa theo quy định.
Hoàn thiện quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu
Với việc rà soát, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết đã hoàn thiện quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu, và tổng hợp, báo cáo Thủ tướng về phương án sửa đổi, bổ sung nghị định 83 và nghị định 95, trong đó tập trung vào một số vấn đề như thời gian điều hành giá xăng dầu; quyền nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh xăng dầu (quy định về nguồn hàng, tỉ lệ chiết khấu tối thiểu…).
Tham gia giải trình, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, giá xăng dầu được xác định theo giá thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước, phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới và tình hình kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
“Vừa qua Bộ Tài chính và Bộ Công thương nỗ lực quản lý tốt xăng dầu” Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.
Ông Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Tài chính |
Về Quỹ bình ổn giá xăng dầu, theo Bộ Tài chính, thời gian qua đã phát huy tác dụng tích cực và hiệu quả trong việc tạo “bước đệm” góp phần bình ổn giá (giữ ổn định hoặc giảm mức tăng) trong trường hợp cần thiết. Trong quá trình sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95, sự cần thiết của Quỹ bình ổn giá xăng dầu sẽ được đánh giá làm rõ”
Bên cạnh tham gia ý kiến để sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục nghiên cứu để kiến nghị sửa đổi một số nội dung để quy định rõ hơn trách nhiệm của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong quản lý, bảo toàn Quỹ bình ổn giá xăng dầu, trách nhiệm của ngân hàng thương mại nơi thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu mở tài khoản quỹ này…
Sau phiên giải trình, Ủy ban Kinh tế sẽ hoàn thiện báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành có liên quan về 8 vấn đề của ngành xăng dầu: nguồn cung, dự trữ, giá, Quỹ bình ổn giá, điều kiện kinh doanh, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp, công tác quản lý nhà nước, chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng.
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 10/09/2024 15:36
Hàng chục tuyến phố ở Hà Nội có nguy cơ ngập sâu
Bản tin do Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn ngày 10/9 cho biết trong hôm nay, nhiều tuyến của thành phố Hà Nội có thể ngập từ 10-30cm.
Kinh tế - Xã hội - 10/09/2024 15:13
Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
Nắm bắt được nhu cầu tích lũy thông minh và an toàn trên nền tảng số, cũng như hòa mình vào xu thế phát triển công nghệ số của Quốc gia, từ 10/9/2024, VietinBank và VietinBank Gold & Jewellery (VGJ) chính thức mang đến giải pháp tài chính số, mở ra trải nghiệm tích lũy bền vững, giao dịch thuận tiện mang tên digiGOLD: Trải nghiệm số - Trọn an tâm.
Kinh tế - Xã hội - 10/09/2024 12:24
Nước sông dâng cao, nhiều địa phương cấm, hạn chế các phương tiện lưu thông qua cầu
Ảnh hưởng từ bão số 3, lũ trên nhiều sông ở mức lớn, có nơi đặc biệt nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn cho người dân và người lao động, nhiều địa phương đã khẩn trương cấm, hạn chế xe trọng tải lớn và các phương tiện qua cầu.
Kinh tế - Xã hội - 10/09/2024 11:06
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của bão số 3
Bão số 3 đi qua nước ta, gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh phía Bắc, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất, kinh doanh của người lao động và nhân dân. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã có những quan tâm, chỉ đạo sát sao, kịp thời. Tạp chí Lao động và Công đoàn trân trọng giới thiệu toàn văn lời thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng bởi bão số 3 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Kinh tế - Xã hội - 10/09/2024 08:20
Tasco Auto là nhà phân phối thương hiệu ô tô điện Zeekr tại Việt Nam
Zeekr - thương hiệu ô tô điện cao cấp thuộc Tập đoàn Geely Holding, đã ký kết thỏa thuận phân phối chính thức với Tasco Auto – nhà phân phối ô tô tại Việt Nam.
Kinh tế - Xã hội - 09/09/2024 12:46
Clip ghi lại khoảnh khắc cầu Phong Châu sập: 1 xe khách và 1 xe tải rơi xuống sông
Clip ghi lại khoảnh khắc cầu Phong Châu (Phú Thọ) sập xuống được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội, từ nhiều góc quay khác nhau.
- Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
- Hải Phòng: Bão Yagi tàn phá nhiều nhà xưởng, công đoàn tập trung hỗ trợ toàn diện
- Hàng chục tuyến phố ở Hà Nội có nguy cơ ngập sâu
- Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
- Nước sông dâng cao, nhiều địa phương cấm, hạn chế các phương tiện lưu thông qua cầu