Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

e magazine
25/11/2020 17:10
Xu hướng thay đổi việc làm do tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư

25/11/2020 17:10

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) đang dẫn đến ba xu hướng thay đổi việc làm: Việc làm mất đi do bị máy tính cao cấp và trí tuệ nhân tạo thay thế, công nghệ tạo ra việc làm mới và cách thức làm việc thay đổi. Những thay đổi về việc làm cũng sẽ đưa đến ba thay đổi có tính hệ quả khác là thay đổi về kỹ năng cần có của NLĐ, thay đổi của hệ thống giáo dục - đào tạo và thiết lập một hệ thống bảo trợ xã hội mới.

XU HƯỚNG THAY ĐỔI VIỆC LÀM DO TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ

Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư (4.0) đang dẫn đến ba xu hướng thay đổi việc làm: Việc làm mất đi do bị máy tính cao cấp và trí tuệ nhân tạo thay thế, công nghệ tạo ra việc làm mới và cách thức làm việc thay đổi. Những thay đổi về việc làm cũng sẽ đưa đến ba thay đổi có tính hệ quả khác là thay đổi về kỹ năng cần có của NLĐ, thay đổi của hệ thống giáo dục - đào tạo và thiết lập một hệ thống bảo trợ xã hội mới.

Xu hướng thay đổi việc làm do tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Các ngành công nghệ, kỹ thuật điện, robot và trí tuệ nhân tạo – tâm điểm của CMCN 4.0 sẽ phát triển rất mạnh

1. Ba xu hướng thay đổi việc làm

1.1. Các công việc mất đi do con người bị thay thế

Máy tính thông minh, trí tuệ nhân tạo ngày nay có khả năng nhận thức và làm được các việc như phân tích, giao tiếp và hiểu được con người. Trí tuệ nhân tạo thậm chí còn vượt trội con người trong khả năng nhận biết và phán đoán cảm xúc. Các loại hình công việc có tính chất lặp đi lặp lại cần độ chính xác cao sẽ dần được tự động hóa. Công việc của những nghề như bác sỹ, luật sư, chuyên viên tư vấn tài chính, kế toán viên sẽ được máy móc thay thế từng phần đến toàn bộ.

Một nghiên cứu cho thấy, khoảng 47% việc làm tại Mỹ có thể được tự động hóa trong một đến hai thập niên nữa. Trong CMCN 4.0, các máy tính ngày càng mạnh được kết hợp với những tiến bộ trong khoa học về sự sống và khoa học xã hội. Những hiểu biết về cơ chế hóa sinh trong cảm xúc giúp máy tính phán đoán được hành vi con người, từ đó có thể thay thế con người.

Các thuật toán điều khiển bộ não con người qua cơ chế hóa sinh còn xa mới hoàn hảo vì nó dựa vào kinh nghiệm có tính chính xác tương đối và khả năng xử lý của bộ não người có giới hạn. Chẳng hạn, người lái xe đôi khi mắc sai lầm và tai nạn xảy ra. Robot lái xe tự động giải quyết tình huống này tốt hơn lái xe con người nhờ khả năng xử lý của máy tính các cảm biến có độ chính xác cao. Hơn thế, robot lái xe không biết uống rượu và sử dụng chất kích thích. Chính vì thế các hệ thống xe tự lái không chỉ thay thế lao động con người mà còn có thể giúp giảm đáng kể tai nạn giao thông.

Trí tuệ nhân tạo có ưu thế vượt trội về các công việc có sự tương tác giữa người với người như đàm phán thương mại, điều tra tội phạm hay cho vay tín dụng. Với những cảm biến phù hợp, trí tuệ nhân tạo có thể thực hiện các công việc như vậy chính xác và tin cậy hơn so với con người. Điều này mở ra khả năng thay thế rộng rãi của trí tuệ nhân tạo trong các ngành dịch vụ.

Sự thay thế con người của trí tuệ nhân tạo được dự báo là sẽ không diễn ra đồng loạt trong một lĩnh vực. Ví dụ trong chăm sóc sức khỏe, bác sỹ sẽ được máy tính thay thế trước y tá. Công việc chủ yếu của bác sỹ là tiếp nhận và phân tích thông tin, từ đó đưa ra phương án điều trị trong khi các công việc của y tá đa dạng hơn khi họ phải tiêm, thay băng, cho bệnh nhân uống thuốc, di chuyển bệnh nhân đi chụp x-quang…

Sáng tạo là rào cản lớn nhất đối với tự động hóa. Trong các lĩnh vực thì nghệ thuật đòi hỏi khả năng sáng tạo cao nhất. Tuy nhiên, trí tuệ nhân tạo cũng có thể làm được điều này vì chúng có thể hiểu và tác động đến cảm xúc con người.

Xu hướng thay đổi việc làm do tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Xu hướng thay đổi việc làm do tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Xưởng thực hành tự động hóa tại Trung tâm Đào tạo Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh. Cánh tay robot trong hệ thống sản xuất tại nhà máy Công ty Juki.

1.2. Công nghệ tạo ra việc làm mới

CMCN 4.0 vừa làm mất đi các công việc đang có, vừa tạo ra các công việc mới. Tuy nhiên, dường như hiệu ứng triệt tiêu công việc đang thắng thế. Theo nghiên cứu của Chương trình Công nghệ và Việc làm của Đại học Oxford (Vương quốc Anh), hiện chỉ có 0,5% lao động ở Mỹ làm việc trong các ngành công nghệ mới, thấp hơn nhiều so với con số 8% trong thập niên 1980 và 4,5% trong thập niên 1990.

Ví dụ, sự ra đời của các thiết bị bay tự động (drone) sẽ làm một số phi công mất việc. Tuy nhiên một thiết bị bay tự động có thể tạo ra nhiều việc làm về lập trình, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị và phân tích các dữ liệu thiết bị thu thập được. Công nghệ cũng đồng thời tạo gia hiệu ứng tư bản hóa. Nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ tăng lên sẽ dẫn đến sự ra đời của các công việc mới, cơ hội kinh doanh mới và thậm chí cả ngành công việc mới. Ô tô tự lái ra đời làm hàng ngàn lái xe thất nghiệp nhưng cũng sẽ tạo ra hàng trăm công việc liên quan đến lập trình, vận hành và bảo dưỡng hệ thống vận chuyển tự động.

Xu hướng thay đổi việc làm do tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Dây chuyền lắp ráp ô tô tại nhà máy của Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco) trong Khu kinh tế mở Chu Lai, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

1.3. Cách thức làm việc thay đổi

Công nghệ đã tạo điều kiện để NLĐ thay đổi cách làm việc. Nhu cầu cao nhất của con người là hướng đến tự do. Hiện nay điện thoại thông minh và internet băng thông rộng đã giúp công việc được thực hiện mọi lúc, mọi nơi, vượt qua các rào cản về không gian và thời gian. Các công nghệ này cũng tạo ra sự tích hợp, đan xen giữa làm việc, nghỉ ngơi và giải trí.

Các nền tảng công nghệ giúp NLĐ có thể làm việc như một nhà thầu độc lập hay một người làm việc tự do (frelancer). Trước đây cách làm việc này chỉ dành cho những người làm việc chuyên môn có trình độ cao. Ngày nay các nền tảng (platform) có thể kết nối NLĐ với người sử dụng lao động một cách nhanh chóng và dễ dàng.

NLĐ và người sử dụng lao động đăng ký thông tin lên một nền tảng và được kết nối với nhau tức thời, liên tục với chi phí gần như bằng không. Chẳng hạn, để tìm người sửa lại khu vườn, khách hàng có thể đăng ký trên nền tảng Taskrabbit. Sau một phút, hệ thống sẽ lựa chọn và đề xuất vài ứng viên có thành tích tốt và kinh nghiệm phù hợp với công việc đó. Nếu ưng ý, khách hàng mất thêm một phút nữa để liên hệ với ứng viên và ký hợp đồng.

Các nền tảng không chỉ giúp NLĐ tìm việc mà còn biến họ thành các nhà thầu độc lập. Họ có thể nhận việc từ khách hàng trên nền tảng và thuê thêm người để cùng thực hiện. Thống kê trên các nền tảng cho thấy, có đến 26% các ứng viên có thuê thêm người.

Xu hướng thay đổi việc làm do tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Công nhân may cần phải nâng cao kỹ năng điều khiển các máy móc hiện đại để đáp ứng yêu cầu CMCN 4.0


2. BA THAY ĐỔI CÓ TÍNH HỆ QUẢ CỦA VIỆC LÀM

2.1. Thay đổi nhu cầu về các kỹ năng công việc

Để thích ứng với CMCN 4.0, những người trẻ tuổi cần phát triển 4 năng lực: Tư duy phản biện, giao tiếp, hợp tác và sáng tạo. Nhà trường không nên đặt nặng giáo dục kỹ năng kỹ thuật mà nên chú trọng trang bị các năng lực chung. Khả năng quan trọng nhất trong tương lai là thích ứng với thay đổi, học hỏi những cái mới và duy trì được sự cân bằng tinh thần trong những tình huống xa lạ. Trong những thập kỷ tới con người không chỉ phải làm mới các sản phẩm và dịch vụ mà còn phải làm mới mình.

Tuổi trẻ là tuổi của thay đổi và học hỏi, trong khi những người trung tuổi mong muốn ổn định. Trong tương lai người ta phải phát triển năng lực tự làm mới mình - khả năng thay đổi căn bản từ tính cách, nhân sinh quan, thế giới quan đến kỹ năng nghề nghiệp nếu không muốn bị tụt hậu. Đây là thách thức lớn nhất với NLĐ trong thế kỷ XXI.

2.2. Thay đổi với hệ thống giáo dục - đào tạo

Trong thế giới bùng nổ thông tin hiện nay, thông tin là thứ cuối cùng mà nhà trường nên cung cấp cho học sinh. Học sinh cần được phát triển kỹ năng xử lý thông tin, từ đó có thể chọn lọc được thông tin hữu ích và phân biệt được thông tin nào là tốt, thông tin nào là xấu. Các em cũng cần có khả năng linh hoạt về tinh thần và kiểm soát về cảm xúc.

Cuộc đời con người có thể được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn học tập kéo dài cho đến khoảng 20 tuổi, sau đó là giai đoạn đi làm. Trong giai đoạn học tập chúng ta thu thập thông tin, hình thành tính cách, thiết lập thế giới quan. Người ta có thể đi làm từ năm 17 tuổi nhưng trong vài năm đầu cơ bản vẫn là học việc. Tương tự, trong giai đoạn sau người ta có thể vẫn học nhưng đó chỉ là bổ sung, củng cố những gì đã có ở giai đoạn trước.

Với CMCN 4.0, hình mẫu này sẽ không còn được duy trì. Do thay đổi diễn ra mạnh mẽ hơn cộng với tuổi thọ của con người tăng lên. Sau khi đi làm 20-25 năm, NLĐ không thể tiếp tục làm công việc cũ do bị trí tuệ nhân tạo thay thế nên một lần nữa phải quay lại giai đoạn học tập để trang bị kỹ năng cho một nghề mới. Quy trình này có thể phải tiếp tục nhiều lần.

Xu hướng thay đổi việc làm do tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Trong cuộc CMCN 4.0, thị trường lao động sẽ bị thách thức nghiêm trọng giữa chất lượng cung - cầu lao động và ảnh hưởng đến giáo dục nghề nghiệp

2.3. Thay đổi trong hệ thống bảo trợ xã hội

Một vấn đề đặt ra là các công việc mới đều đòi hỏi trình độ cao nên sẽ không dễ dàng giải quyết vấn đề thất nghiệp. Tạo ra công việc mới có thể sẽ đơn giản hơn là đào tạo lại nhân lực để họ đảm nhiệm được các công việc này. Trong các cuộc CMCN trước đây, người nông dân mất việc sẽ vào nhà máy làm công nhân, khi mất công việc trong nhà máy người công nhân sẽ ra làm nhân viên tính tiền ở siêu thị. Các công việc mới này không cần nhiều thời gian đào tạo.

Tuy nhiên, vào năm 2030, một công nhân may hoặc nhân viên bán hàng siêu thị mất việc sẽ khó chuyển nghề sang làm nhà nghiên cứu ung thư hay kỹ sư phân tích dữ liệu. Tình trạng này có thể dẫn đến sự xuất hiện của một “thế hệ vô dụng” (useless class) - những lao động trình độ thấp không tìm được việc trong khi lại thiếu những nhân lực trình độ cao có thể đảm nhiệm được các công việc mới.

Để tăng thêm việc làm, quan niệm việc làm có thể được mở rộng. Rất nhiều các công việc như chăm sóc trẻ em, người già, người tàn tật được thực hiện nhưng hiện nay không được coi là việc làm. Thực tế, việc chăm sóc trẻ em là một trong những công việc quan trọng và khó khăn nhất. Nếu việc này được chính phủ nhìn nhận là trách nhiệm của mình thì đó là một khối lượng công việc khổng lồ. Vấn đề ở đây là thay đổi quan niệm. Thay vì coi chăm sóc trẻ nhỏ là việc của các cặp vợ chồng và chỉ trợ giúp, chính phủ nên coi đó là trách nhiệm của mình và trả lương cho người làm công việc đó.

Trong trường hợp các công việc mới chỉ bù đắp được một phần các công việc mất đi sẽ dẫn tới tình trạng thất nghiệp hàng loạt. Khi đó hệ thống bảo trợ xã hội phải cung cấp trợ cấp cho “thế hệ vô dụng” này. Để có nguồn tài chính, họ phải đánh thuế cao các tỷ phú công nghệ. Thay vì tiền trợ cấp, chính phủ cũng có thể cung cấp các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu cho những đối tượng được bảo trợ.

Hình mẫu của hình thức trợ cấp cơ bản này đã xuất hiện ở nhiều nước. Tháng giêng năm 2017, Phần Lan khởi động một chương trình phụ cấp cơ bản thí điểm cho một nhóm 2.000 người. Mỗi người trong số họ được lĩnh 560 Euro/tháng dù họ có việc làm hay không. Các chương trình tương tự cũng được thực hiện ở một số địa phương của Canađa, Italia hay Hà Lan.

Tài liệu tham khảo:

1) Harary, Y. N, 2018, 21 Lessons for 21 century, Jonathan Cape.

2) Arun Sundararajan, 2016, Nền kinh tế chia sẻ, sách dịch, Nhà Xuất bản Trẻ

3) Carl Benedikt và Michael Osborne, 2013, The Future of Employment: How susceptible are jobs to computerization?, Oxford University.

4) Schwab, K., 2016, CMCN 4.0, sách dịch, Nhà Xuất bản Thế giới.

5) McGovern, M., 2017, Nền kinh tế tự do, sách dịch, Nhà Xuất bản Lao động.

Bài: TS. Đỗ Xuân Trường

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Đồ họa: Hoàng Hà

Xem phiên bản di động