Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Xóm ngụ cư ven sông Hồng "oằn mình" trong nắng nóng

- Ý YÊN

Chuỗi ngày nắng nóng kỷ lục vẫn chưa kết thúc, những lao động nghèo trong xóm ngụ cư nơi bờ bãi sông Hồng vẫn đang gắng gượng tìm cách thích nghi, đảm bảo sức khoẻ để mưu sinh.
xom ngu cu ven song hong oan minh trong nang nong

Xóm ngụ cư ven sông Hồng thuộc địa phận phường Phúc Xá, quận Ba Đình, TP Hà Nội được hình thành từ hơn 20 năm trước bởi những lao động nghèo không nhà cửa. Họ sống trong những túp lều lụp xụp, chắp vá, mùa đông rét thấu xương, còn mùa hè nóng hầm hập đến mức khó thở. Hiện tại, nơi đây vẫn là chỗ "chui ra chui vào" của hàng trăm lao động tự do đến từ nhiều địa phương.

xom ngu cu ven song hong oan minh trong nang nong

Một người đàn ông đang nằm nghỉ ở lối đi chung trong xóm ngụ cư vào lúc 10h sáng. Anh quê ở Bình Giang, Hải Dương, làm xe đẩy tại chợ hoa quả Long Biên, công việc thường bắt đầu từ 22h đêm cho tới sáng hôm sau. Anh nói: "Tranh thủ chỗ râm mát, chợp mắt được lúc nào hay lúc đấy. Giữa trưa nắng vỡ đầu, có muốn ngủ cũng không thể ngủ được. Mùa này, dân "ngủ ngày cày đêm" như chúng tôi là vất vả nhất. Đêm thì vẫn phải làm mà ngày thì chẳng ngủ được vì nắng nóng".

xom ngu cu ven song hong oan minh trong nang nong

Bà Mơ (72 tuổi), quê huyện Xuân Trường, Nam Định làm việc dưới gốc cây hoa sữa để tránh nóng. Hàng ngày, vào khoảng 22h đêm đến 7h sáng hôm sau, bà đi nhặt các túi nilon ở chợ hải sản Long Biên để đem bán, mỗi cân giá 5000 đồng. Bà ở trọ với con gái - một người bán hoa quả, trong căn phòng chật hẹp mà bà ví "như cái tổ tò vò".

xom ngu cu ven song hong oan minh trong nang nong

Những tấm nilon bọc hải sản tanh nồng nặc, ướt nhèm được xếp ngay ngắn, phơi cho khô để chờ bán. "Những cái này thanh niên họ không làm, các bà già thì cũng chỉ làm được việc thế này thôi, làm thuê thì người ta không mượn. Làm việc ở đây tự do thoải mái, không ai nói ra nói vào, kiếm nhiều hay ít cũng đủ sống một ngày", bà nói.

xom ngu cu ven song hong oan minh trong nang nong

Cũng như phần lớn lao động trong xóm ngụ cư ven sông Hồng, giấc ngủ chính của bà Mơ diễn ra vào ban ngày nhưng giờ đây thường xuyên bị ảnh hưởng bởi nắng nóng kéo dài.

xom ngu cu ven song hong oan minh trong nang nong

Những túp lều tạm bợ với lỉnh kỉnh đồ đạc, phế liệu khiến cho không gian càng trở nên bí bách, ngột ngạt.

xom ngu cu ven song hong oan minh trong nang nong

Dưới cái nắng như thiêu như đốt, những bộ quần áo vừa giặt xong đã khô chỉ sau vài phút

xom ngu cu ven song hong oan minh trong nang nong

Ông Nguyễn Hữu Tiến (45 tuổi), quê ở huyện Ứng Hòa, Hà Nội sống cùng vợ trong một túp lều được bao bọc bởi những tấm gỗ mỏng. "Vợ chồng tôi đã ở đây hơn 10 năm. Tôi làm xe ôm, còn vợ bán bún nem ở phố đi bộ vào 3 buổi tối cuối tuần, những ngày thường thì đi bán rau ngoài chợ ga. Tôi thường đi làm buổi tối, bắt đầu từ khoảng 5-6h chiều, đến 2h sáng thì về ngủ. Nắng nóng thế này khiến giấc ngủ ban đêm cũng chập chờn, có khi thức trắng. May ra buổi sáng chợp mắt được khoảng hơn 2 tiếng rồi không ngủ được nữa. Buổi trưa thì phải ra gốc cây ngồi. Ăn cũng chẳng ăn được, chủ yếu là uống nước thôi. Chắc chẳng chỗ nào nóng bằng khu này", ông Tiến chia sẻ.

xom ngu cu ven song hong oan minh trong nang nong

Bà Hoa (55 tuổi), quê ở huyện Lý Nhân, Hà Nam đang nép vào vách phòng trọ để cắt 80 bắp ngô vào lúc giữa trưa. Trước 14h30, hơn 1/3 số ngô này sẽ được bà luộc chín để kịp đi bán rong khắp các phố phường ở Hà Nội.

xom ngu cu ven song hong oan minh trong nang nong

Công việc diễn ra vào giữa trưa nắng 40 độ C khiến bà Mơ mệt mỏi. "Chiều hôm qua nóng tưởng chết, không chui vào đâu được, đi tìm xó xỉnh ngồi mà không có cái xó nào mát. Vào trong phòng thì tưởng chết trong đó, nóng quá choáng hết cả đầu. Có 2 cái quạt đấy nhưng mà bật thì chỉ càng thêm hơi nóng. Tôi phải ra bể nước tắm cả tiếng đồng hồ. Cũng may tối còn ngủ được", bà nói.

xom ngu cu ven song hong oan minh trong nang nong

"Nắng nôi mệt mỏi quá! Một tháng đi chợ tôi sút mất 2 cân. Nắng quá không ăn được, chẳng thiết tha cái gì, chỉ có uống nước. Nhiều khi đi đường nóng quá, phải tự té nước vào người cho hạ nhiệt. Biết là hại người lắm, nhưng không làm thế thì không thể đi tiếp được".

xom ngu cu ven song hong oan minh trong nang nong

"Hôm nay tôi nghĩ ra một cách, lấy cái chăn căng ngang trong nhà, buộc 4 góc, rồi gác cả lên cái sào, xong dội nước lên trên cho nó ướt, rồi dội cả sàn nhà nữa. Bật quạt lên, thấy nó cũng hạ chút nhiệt, mới có thể ngồi ở đây được".

xom ngu cu ven song hong oan minh trong nang nong

Những người lao động xóm ngụ cư đang gắng gượng vượt qua mùa nắng nóng theo cách của riêng họ để đảm bảo sức khỏe, tiếp tục mưu sinh.

Tin cùng chuyên mục

-

Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.

-

Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.

-

Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.

-

Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.

-

Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.

-

Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.

Ngày 10/9/2024, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã ban hành Công văn 2316/ATTP-NĐTT gửi Sở Y tế một số tình miền Bắc về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, khắc phục hậu quả cơn bão số 3, trong đó yêu cầu không để các sản phẩm hư hỏng, hết hạn sử dụng đến tay người lao động.

Cơn bão số 3 (Bão Yagi) gây ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề tại nhiều các tỉnh khu vực phía Bắc. Mức trợ cấp, hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị ảnh hưởng do bão sẽ thực hiện theo quy định tại Quyết định 4291/QĐ-TLĐ năm 2022 của Tổng LĐLĐ Việt Nam với mức từ 3.000.000 đồng/trường hợp.

Đồng chí Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam chia sẻ về hiệu quả của những chương trình phúc lợi dành cho đội ngũ y bác sĩ, người lao động trong ngành.

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Đọc thêm

-

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.

-

Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.

-

Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.

-

Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.

-

Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.

-

Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.

-

"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.

-

Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.

-

Trước đề xuất bổ sung ngày nghỉ lễ Quốc khánh đến hết 5/9, hoặc nghỉ thêm ngày 5/9 để người lao động có thể đưa con đến trường khai giảng, nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra.

-

Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…