Xây dựng chương trình quản lý sức khỏe tinh thần của NLĐ theo ISO 45003:2021
Sức khỏe - 13/10/2021 17:03 TS. NGUYỄN THÚY LAN CHI - TS. TRẦN NHẬT PHƯƠNG - NGUYỄN THI KIM XUYẾN
Xây dựng chương trình quản lý sức khỏe tinh thần của NLĐ theo ISO 45003:2021. |
Tuy nhiên, một vấn đề rất quan trọng, đáng được quan tâm là sức khỏe tinh thần (SKTT) của người lao động (NLĐ) lại ít được chú ý. Bài viết dưới đây trình bày một số vấn đề liên quan đến việc xây dựng chương trình quản lý SKTT của NLĐ theo ISO 45003: 2021.
Thực trạng nghiên cứu về vấn đề SKTT
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), “SKTT là một trạng thái khỏe mạnh mà trong đó, mỗi cá nhân nhận biết được khả năng của bản thân, có thể , làm việc hiệu quả và có sự đóng góp cho cộng đồng”.
Liên quan đến vấn đề này, năm 2018, nhóm tác giả Vilayphone Chittavong và Nguyễn Thị Thanh Mai đã thực hiện đề tài “Khảo sát SKTT và đưa ra những chiến lược để cải thiện tình trạng SKTT”. Năm 2020, nhóm tác giả Lê Thị Phương Liên, Nguyễn Bạch Ngọc thực hiện nghiên cứu “Stress, lo âu, trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở điều dưỡng viên”.
Các đề tài này thực hiện khảo sát trên nhiều nhóm đối tượng khác nhau, nhưng có tính chung nhất là nêu bật sự cần thiết, tầm quan trọng của vấn đề SKTT và tiến tới xây dựng một chương trình quản lý về SKTT tại doanh nghiệp, nhằm góp phần giám sát và này một cách hài hòa, phù hợp trong tổng thể các mối quan hệ lao động.
Xây dựng một chương trình quản lý về sức khỏe tinh thần tại doanh nghiệp, nhằm góp phần giám sát và kiểm soát vấn đề này một cách hài hòa, phù hợp trong tổng thể các mối quan hệ lao động. Ảnh minh họa. |
Phương pháp đánh giá SKTT thông qua bảng hỏi DASS 21
DASS 21 (Depression Anxiety Stress Scale 21) là thang đo gồm 21 câu hỏi nhằm phát hiện mức độ trầm cảm, lo âu và stress của từng đối tượng. Bảng DASS 21 phiên bản tiếng Việt của Trần Thạch Đức và cộng sự được sử dụng tại Việt Nam như một cách sàng lọc và , lo âu và stress mà một đối tượng đã trải qua nhằm đưa ra phương án kiểm soát tối ưu.
Bảng 1. Bảng khảo sát mức độ trầm cảm, lo âu và stress DASS 21
Tên:………………………………………………Tuổi: Giới tính Ngày:....../....../......... Bộ phận làm việc: Thời gian làm việc: Chiều cao: Cân nặng: Học vấn Tình trạng hôn nhân: Bệnh mãn tính/Tiền sử bệnh tâm thần: | |||
1. Tôi nhận thấy khó mà nghỉ ngơi................................................................... 0 1 2 3 2. Tôi thấy mình bị khô miệng.......................................................................... 0 1 2 3 3. Tôi không thấy có một cảm giác lạc quan nào cả......................................... 0 1 2 3 4. Tôi bị khó thở (thở nhanh, khó thở mà không do làm việc mệt).................. 0 1 2 3 5. Tôi thấy khó mà bắt tay vào làm công việ.................................................... 0 1 2 3 6. Tôi đã phản ứng cách quá lố khi có những sự việc xãy ra........................... 0 1 2 3 7. Tay tôi bị run.................................................................................................. 0 1 2 3 8. Tôi thấy mình đã dùng quá nhiều năng lực vào việc lo lắng........................ 0 1 2 3 9. Tôi lo mình đến những nơi mà tôi có thể bị hốt hoảng và tự làm mất mặ....0 1 2 3 10. Tôi thấy tương lai mình chả có gì để mong chờ cả..................................... 0 1 2 3 11. Tôi thấy bồn chồn....................................................................................... 0 1 2 3 12. Tôi thấy khó mà thư giãn............................................................................ 0 1 2 3 13. Tôi thấy mình xuống tinh thần và buồn rầu................................................ 0 1 2 3 14. Tôi thấy thiếu kiên nhẫn với những điều cản trở việc tôi đang làm........... 0 1 2 3 15. Tôi thấy mình gần như bị hốt hoảng........................................................... 0 1 2 3 16. Tôi không thấy hăng hái để làm bất cứ chuyện gì...................................... 0 1 2 3 17. Tôi thấy mình là người kém giá trị............................................................. 0 1 2 3 18. Tôi thấy mình rất dễ nhạy cảm................................................................... 0 1 2 3 19. Tôi thấy tim mình đập nhanh, đập hụt nhịp mà không do làm việc mệt..... 0 1 2 3 20. Tôi cảm thấy sợ vô cớ................................................................................ 0 1 2 3 21. Tôi cảm thấy cuộc sống mình không có ý nghĩa......................................... 0 1 2 3 | . | ||
Tổng cộng số điểm | D | A | S |
Tổng cộng số điểm sau khi nhân cho 2 |
Ghi chú: Khoanh tròn số 0, 1, 2, hay 3 để trả lời cho nội dung thích hợp nhất. Cách phân loại như sau:
0 Điều này hoàn toàn không xảy ra; 1 Có xảy ra hay thỉnh thoảng xảy ra;
2 Nhiều lần xảy ra hay thường xảy ra; 3 Rất thường xảy ra hay hầu như lúc nào cũng có.
Điểm đánh giá mức độ trầm cảm, lo âu và stress được tính bằng cách cộng điểm các đề mục thành phần, nhân hệ số 2 và so sánh giá trị nêu ở Bảng 2 để biết về kết quả.
Bảng 2. Bảng chỉ số đánh giá kết quả khảo sát theo DASS 21
DASS 21 | |||
Trầm cảm | Lo âu | Stress | |
Bình thường | 0-9 | 0-7 | 0-14 |
Nhẹ | 10-13 | 8-9 | 15-18 |
Vừa | 14-20 | 10-14 | 19-25 |
Nặng | 21-27 | 15-19 | 26-33 |
Rất nặng | 28+ | 20+ | 34+ |
Từ kết quả đánh giá theo DASS 21, doanh nghiệp có thể xây dựng chương trình quản lý SKTT phù hợp theo ISO 45003 với cấu trúc được trình bày như sau:
Hình 1. Cấu trúc chương trình quản lý SKTT theo ISO 45003. |
Ý nghĩa của việc xây dựng chương trình quản lý SKTT theo 45003
ISO 45003 là tiêu chuẩn toàn cầu đầu tiên đưa ra hướng dẫn thực tế về quản lý SKTT tại nơi làm việc, được thiết kế để sử dụng cùng với ISO 45001, bao gồm các yêu cầu và hướng dẫn về lập kế hoạch, thực hiện, xem xét, đánh giá và cải tiến hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp, tiêu chuẩn nhấn mạnh rằng tổ chức chịu trách nhiệm thúc đẩy và bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần của NLĐ.
Thực hiện tại doanh nghiệp có ưu điểm tạo nên sự thống nhất khi đề cập đến vấn đề về SKTT của NLĐ. Tuy nhiên, việc áp dụng và thực hiện chương trình đánh giá SKTT hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp. Do vậy, để phát huy hiệu quả tối ưu của chương trình, mỗi doanh nghiệp cần có những nghiên cứu, khảo sát và đưa ra quyết định hợp lí nhất.
Chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nhân viên Y tế trong phòng, chống dịch Covid-19 Đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhân viên y tế (NVYT), nhất là sức khỏe tâm thần (SKTT) các ... |
Chú trọng xây dựng đời sống văn hóa và nâng cao sức khỏe cho người lao động Chiều 12/10, Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị ký kết và triển ... |
Chú trọng chăm lo sức khỏe, đời sống vật chất và tinh thần người lao động Trong những năm qua, Tổng Công ty CP Dệt May Hòa Thọ (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) luôn chú trọng đảm bảo quyền lợi và ... |
Tin cùng chuyên mục
Sức khỏe - 04/08/2024 07:10
Trong bối cảnh thị trường sữa công thức ngày càng mở rộng với những quảng cáo đầy hấp dẫn, nhiều bà mẹ đang đối mặt với sự hoài nghi về lợi ích của sữa mẹ. Tuy nhiên, hàng triệu nghiên cứu và khuyến nghị từ các tổ chức y tế quốc tế vẫn khẳng định sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh.
Sức khỏe - 14/06/2024 16:20
14/6 là Ngày Quốc tế Người hiến máu. Ngày này giống như một lễ hội của tình nhân ái, nơi những người hùng thầm lặng – những người hiến máu tình nguyện – được tôn vinh và tri ân.
Kinh tế - Xã hội - 03/06/2024 10:32
Hãy tưởng tượng một ngày mà tất cả các con đường quanh nơi bạn sống không còn bóng ô tô, xe máy, tất cả thay bằng những chiếc xe đạp đủ màu sắc.
Sức khỏe - 23/05/2024 19:47
Hôm nay (23/5/2024), gần 1.300 công nhân lao động của Công ty Pearl Global Việt Nam đã được cùng lãnh đạo nhà máy, cán bộ công đoàn thưởng thức "Bữa cơm Công đoàn" an toàn, đầm ấm trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024.
Người lao động - 27/03/2024 14:50
Tại Công ty SCAVI Huế, công đoàn và chuyên môn cùng giám sát an toàn, vệ sinh thực phẩm, đảm bảo bữa ăn ca an toàn, bổ dưỡng.
Sức khỏe - 26/02/2024 15:29
Kíp bác sỹ đầu tiên của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị vượt 15 hải lý trong điều kiện thời tiết rất xấu ra đảo Cồn Cỏ để thực hiện ca phẫu thuật cấp cứu người bệnh viêm ruột thừa vào ngày 13/1/2021 gồm TS.BS Phan Khánh Việt, bác sỹ gây mê Trần Thanh Hoài và Nguyễn Chí Thanh.