Xây đê bê tông gần 40 tỷ và nỗi lo ngập lụt ở Chương Mỹ
Đời sống - 06/09/2019 16:23 Minh Hằng
Đê tả Bùi ở Chương Mỹ dự kiến sẽ hoàn thành vào khoảng trung tuần tháng 9. Ảnh: TP |
Đê bê tông tả Bùi ở Chương Mỹ, Hà Nội, hiện đang được hoàn thiện nhằm ngăn các sự cố vào mùa mưa lũ, đồng thời hạn chế nguy cơ mất an toàn trong nội thành Hà Nội. Thế nhưng, hàng nghìn người dân ở phía hữu Bùi vẫn lo ngại và phải chấp nhận sống chung với lũ nếu như tình trạng nước dâng cao giống như hai trận lụt liên tiếp vào năm 2017-2018.
Trước đó, UBND thành phố Hà Nội đã quyết định phê duyệt về chủ trương đầu tư về dự án cấp bách chống sạt lở tại bờ tả của sông Bùi với tổng mức đầu tư lên tới khoảng 37,3 tỷ đồng.
Năm 2018 vừa qua, UBND thành phố Hà Nội quyết định giao cho Sở NN&PTNT thực hiện dự án về xử lý cấp bách đoạn đê tả Bùi, đoạn từ trạm bơm Trung Hoàng, cầu Bến Cốc đến hết tràn Thanh Bình với tổng chiều dài khoảng 1.300 m.
Đê bê tông ở Chương Mỹ (Hà Nội) vẫn đang được xây dựng. Ảnh: Vietnamnet |
Được khởi công xây dựng từ tháng 5, công trình đê bê tông chắn sóng được đầu tư gần 40 tỷ đồng, dự kiến sẽ hoàn thành vào khoảng trung tuần tháng 9 sau 120 ngày thi công. Hiện nay có khoảng 40-60 công nhân thi công theo 2 ca từ 6h30 đến 12h đêm.
Khi đê bê tông cao hơn 2m được hoàn thiện, nguy cơ nước tràn qua đê tả Bùi, gây ra tình trạng ngập lụt tại một số địa bàn ngoại và nội thành Hà Nội sẽ gần như được loại bỏ. Dù vậy, những vùng dân cư ở trong khu vực đê hữu Bùi vẫn sống trong nỗi lo ngập lụt.
Ông Đinh Mạnh Hùng, Chủ tịch của UBND huyện Chương Mỹ cho biết, những hộ dân nằm trong khu vực đê hữu Bùi chính là vùng thoát lũ của Hà Nội. Do đó, khi mức nước vượt trên 7m tràn qua đê, những hộ dân này sẽ có nguy cơ phải chịu cảnh ngập lụt.
Trên thực tế, UBND thành phố Hà Nội đã giao cho Sở QH&KT phồi hợp cùng với chính quyền địa phương nghiên cứu và tiến hành di dân các xã ra khỏi khu vực đê hữu Bùi. Thế nhưng, quá trình di dân vốn không đơn giản, đặc biệt là có liên quan tới tập quán, phong tục, nhu cầu sản xuất của người dân. Hơn nữa, việc này đòi hỏi nguồn kinh phí lớn nên đây được coi là một biện pháp chiến lược và lâu dài.
Bộ Y tế lên tiếng khuyến cáo về sức khỏe của người dân trong vùng bán kính 500 m (tính từ hàng rào công ty ... |
Đoạn video ghi lại câu chuyện lúc nửa đêm của tài xế và một người phụ nữ ve chai khiến cho nhiều người xúc động. ... |
Ngày lễ khai giảng 5/9 rất ý nghĩa với nhiều học sinh Việt Nam, nhưng không phải ai cũng biết vì sao đây được chọn ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 13/09/2024 11:26
Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.
Người lao động - 12/09/2024 18:17
Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.