Hành vi nào giúp chúng ta nhận diện đó là tội phạm?
Đời sống - 13/08/2019 06:30 Long Trọng
Trung tá Khổng Ngọc Oanh, cán bộ Cục C45 - Bộ Công an. |
Để nhận diện tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, chúng ta căn cứ theo các hành vi mà đối tượng đã thực hiện đối với nạn nhân.
Đó là nhận định của trung tá Khổng Ngọc Oanh, cán bộ Cục Cảnh sát hình sự (Cục C45 - Bộ Công an) khi trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Cuộc sống An toàn.
Phân tích cách nhận diện tội phạm, Trung tá Khổng Ngọc Oanh cho biết, khi đối tượng thực hiện những hành vi sau được xem là phạm tội xâm hại tình dục trẻ em.
Một là, đối tượng hiếp dâm người dưới 16 tuổi: Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc để giao cấu trái ý muốn của nạn nhân (sức mạnh vật chất);
Lợi dụng các hình thức như nạn nhân đang bị say rượu, chất kích thích, hoặc không có khả năng nhận thức, khả năng tự vệ (bị thiểu năng, yếu mệt…); Cho nạn nhân dùng chất kích thích như rượu bia, ma túy, thuốc kích dục,...
Hoặc lợi dụng bất kỳ trường hợp nào mà nạn nhân không có khả năng, không thể phản kháng được để thực hiện hành vi giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác thì được coi là hiếp dâm; Mọi hành vi giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi (cả nam và nữ) đều được coi là hiếp dâm.
Hai là, đối tượng cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi: Lợi dụng các nạn nhân người dưới 16 tuổi đang ở trong tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, công việc, kinh tế ,... để quan hệ tình dục; Nạn nhân ở trong tình trạng quẫn bách, lâm vào hoàn cảnh khó khăn ngặt ngèo, không thể tự mình khắc phục được, phải lệ thuộc vào sự hỗ trợ, giúp đỡ, cưu mang của người phạm tội.
Ví dụ: Nạn nhân hoặc người thân đang bị đau ốm hiểm nghèo, không có khả năng có tiền để chữa chạy, phẫu thuật, người phạm tội biết tình cảnh này và hỗ trợ tiền, thức ăn sinh hoạt hàng ngày, hỗ trợ tiền chữa bệnh cho nạn nhân, người thân của họ...hoặc bất kỳ điều kiện nào để họ khắc phục tình trạng quẫn bách đó. Đối với tình tiết này, tội phạm lợi dụng sự lệ thuộc của nạn nhân vào mình để ép buộc nạn nhân phải miễn cưỡng cho mình quan hệ tình dục.
Hành vi ép buộc, khống chế về tư tưởng buộc nạn nhân phải miễn cưỡng cho giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác. Thủ đoạn là hứa hẹn, đe dọa. Tuy nhiên việc đe dọa ở đây khác ở tội hiếp dâm là nạn nhân không bị tê liệt sự kháng cự, có thể lựa chọn đồng ý hoặc không đồng ý. Nhưng vì đang bị lệ thuộc, đang trong tình cảnh quẫn bách nên đã miễn cưỡng đồng ý cho đối tượng giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.
Ba là, đối tượng thực hiện hành giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi: Trong đó, đối thực hiện hành vi đưa dương vật thâm nhập vào âm đạo của người phụ nữ”, không kể nông hay sâu, xuất tinh hay không đã được xem là phạm tội "giao cấu".
Còn “quan hệ tình dục khác” là việc đối tượng đưa bộ phận sinh dục của mình vào miệng hoặc đường hậu môn của người dưới 16 tuổi (cả nam và nữ);
Hoặc dùng tay, đồ chơi tình dục (sex toys) hoặc bất kỳ dụng cụ, đồ vật, bộ phận trên cơ thể ngoài bộ phận sinh dục để thâm nhập vào âm đạo hay hậu môn của nạn nhân nữ…nhằm kích thích tạo hưng phấn về tình dục (còn gọi là quan hệ tình dục thâm nhập).
Tuy nhiên, hiện chưa có hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân nhân dân tối cao về nhóm tội danh xâm hại tình dục trẻ em. Đặc biệt là “hành vi quan hệ tình dục khác” và “’dâm ô” nói trên.
Bốn là, đối tượng dâm ô đối với người dưới 16 tuổi: Hành vi “dâm ô” cũng chưa có hướng dẫn, tuy nhiên cần phân biệt “dâm ô” với “giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác” là đối tượng thực hiện hành vi dâm ô không nhằm mục đích giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác
Cụ thể, không có sự thâm nhập vào bộ phận sinh dục, miệng, hậu môn của nạn nhân mà chỉ là dùng tay, bộ phận sinh dục, dùng đồ vật hoặc bộ phận khác trên cơ thể để tác động vào như xoa nắn, bóp, chạm, chà sát vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm khác trên cơ thể nạn nhân như ngực, đùi, bẹn, mông… (gọi là quan hệ tình dục không thâm nhập). Những hành vi trên vì mục đích thỏa mãn tình dục của người phạm tội thì được gọi là dâm ô.
Sau khi đã nhận diện được tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, vậy làm cách nào để giúp trẻ em thoát khỏi "móng vuốt" của tội phạm? Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc về vấn đề này với khuyến cáo mà Trung tá Khổng Ngọc Oanh đưa ra.
Còn nữa...
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 18/09/2024 16:29
Trước tình hình mưa to do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, nhiều đoàn viên, người lao động gặp khó khăn khi di chuyển, làm việc.
Người lao động - 17/09/2024 12:40
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đang đề xuất phương án nghỉ Tết Âm lịch năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục cho cán bộ, công chức, viên chức.
Đời sống - 17/09/2024 09:52
Trước thảm họa cơn bão số 3 gây ra, ngành Y tế không chỉ ứng phó kịp thời mà còn có những quyết sách mang tính nhân văn. Một trong những hành động nổi bật là quyết định không thu viện phí đối với các nạn nhân vùng lũ, giúp họ giảm bớt gánh nặng chi phí y tế trong hoàn cảnh khó khăn.
Người lao động - 13/09/2024 11:26
Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.
Người lao động - 12/09/2024 18:17
Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.