Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

e magazine
13/12/2020 14:01
Vượt khó khăn tận tâm với người bệnh

13/12/2020 14:01

“Bản thân khi chọn nghề Y, chọn làm Điều dưỡng, một nghề làm dâu trăm họ thì mọi khó khăn vất vả, mình vẫn cố gắng vượt qua. Nếu tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp rơi vào dịp Tết thì mình luôn sẵn sàng tham gia chống dịch khi có sự điều động”, Điều dưỡng Trưởng Ngô Thị Ny, Khoa Khám bệnh Cấp cứu, Bệnh viện Phục hồi Chức năng Đà Nẵng chia sẻ.
Vượt khó khăn                     tận tâm với người bệnh

“Bản thân khi chọn nghề Y, chọn làm đ, một nghề làm dâu trăm họ thì mọi khó khăn vất vả, mình vẫn cố gắng vượt qua. Nếu tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp rơi vào dịp Tết thì mình luôn sẵn sàng tham gia khi có sự điều động”, Điều dưỡng Trưởng Ngô Thị Ny, khoa Khám bệnh Cấp cứu, Bệnh viện Phục hồi Chức năng Đà Nẵng chia sẻ.

Những tháng ngày không thể quên

Còn nhớ, cuối tháng 7/2020, Đà Nẵng phát hiện ca bệnh dương tính với SAR-CoV-2, lây nhiễm trong cộng đồng. Không khí gấp rút, khẩn trương truy tìm dấu vết F1, F2 và nỗ lực chống dịch của thành phố được đẩy lên cao nhất. Lần lượt nhiều ổ dịch được khoanh vùng, trong đó 3 bệnh viện lớn là Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi Chức năng cùng khu dân cư quanh đó nhanh chóng được phong tỏa cách ly.

Nhiều bệnh nhân đang điều trị trong các bệnh viện cũng được xét nghiệm Covid- 19, phân luồng khám chữa để tránh bùng phát, lây chéo trong bệnh viện. Ở thời điểm đó, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng với nhiều ca bệnh không thể tự mình chăm sóc bản thân cần tìm được nơi điều trị và cách ly phù hợp. Với sự kêu gọi của Sở Y tế TP Đà Nẵng, Bệnh viện Phục hồi Chức Năng đã góp sức với ngành Y tế thành phố trong công tác điều trị, cách ly đối với những bệnh nhân F1 khó khăn trong đi lại, di chuyển.

Khoa Khám bệnh Cấp cứu, nơi Điều dưỡng Trưởng Ngô Thị Ny đang làm việc được chọn là nơi thực hiện việc cách ly các bệnh nhân đã phân luồng từ Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi Chức năng chuyển sang. Tổng cộng có hai đợt với 21 bệnh nhân F1 được điều trị cách ly trong 25 ngày tại bệnh viện.

Vượt khó khăn                     tận tâm với người bệnh
Chị Ny trong khu vực cách ly trong những ngày nhận các bệnh nhân là F1. Ảnh: NVCC.

Nhớ lại những ngày đó, chị Ny rất đỗi tự hào xen lẫn những niềm vui vì bản thân được đóng góp sức mình cho thành công chung đẩy lùi được dịch bệnh của thành phố. Chị kể, ngày 2/8, chị nhận được điện thoại từ ban lãnh đạo bệnh viện với yêu cầu nhận 15 ca bệnh F1 và sẽ điều trị cách ly. Trước đó vài ngày, các điều dưỡng của khoa cũng được ban lãnh đạo thông tin về việc bệnh viện sẽ trở thành nơi điều trị các bệnh nhân F1. Các điều dưỡng viên phải tham gia các lớp học phòng nghiệp vụ để đảm bảo an toàn trong quá trình chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân.

Ngay khi nhận được yêu cầu, chị Ny được chồng đưa đến bệnh viện, bắt đầu những ngày xa gia đình, xa các con để làm tròn cái tâm với nghề Điều dưỡng, con đường chị đã chọn. Những ngày đó, phải làm quen với việc mặc những bộ đồ bảo hộ nóng bức, thực hiện tỉ mỉ từng công đoạn thao tác theo quy định của Bộ Y tế để đảm bảo an toàn. Xa gia đình, mỗi ngày bận rộn với công việc, vậy nhưng khi ngơi tay, cảm giác nhớ nhà, nhớ con lại ùa đến, chị Ny và những điều dưỡng viên khác luôn động viên nhau vượt qua khó khăn.

Vượt khó khăn                     tận tâm với người bệnhCác điều dưỡng viên động viên nhau cùng vượt qua khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ảnh: NVCC

Cũng bởi, điều trị những bệnh nhân F1 là những trường hợp bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt cá nhân và vì đang cách ly nên không có người nhà bên cạnh, các điều dưỡng viên tại đây phải thực hiện Mô hình chăm sóc cấp I: điều dưỡng, hộ lý hỗ trợ, chăm sóc bệnh nhân về tất cả mọi việc.

“Trong các ca bệnh F1, mình nhớ nhất là một chú không thể đi lại được. Vì không có người nhà bên cạnh nên tâm lý chú không ổn định, có đêm chú thức trắng không ngủ, không phối hợp điều trị, ăn uống thì bỏ bữa. Nhiều ca trực đêm, chú tự trườn xuống giường, bỏ phòng bệnh, hai, ba điều dưỡng trực phải cố gắng mới đưa chú về chỗ lại. Mãi rồi mọi người động viên, chia sẻ, chú cũng dần dần chịu hợp tác hơn”, chị Ny kể lại.

Vất vả là vậy, nhưng chị Ny và các điều dưỡng khác đều trân trọng cơ hội được phục vụ bệnh nhân và góp sức mình cho công tác chống dịch của thành phố.

“Mình luôn sẵn sàng”

Trong hơn 12 năm gắn bó với công việc của một điều dưỡng, chị Ny luôn động viên bản thân để vượt qua khó khăn phục vụ bệnh nhân tốt nhất. Nhiều ca trực đêm, xa các con, nhưng có lẽ, những ngày tham gia điều trị các ca bệnh F1 là thời gian lâu nhất mà gia đình phải xa nhau.

Chị tâm sự, may mắn khi mình có được chồng và gia đình hết lòng hỗ trợ, hai con nhỏ ở nhà được ông bà và bố chăm sóc tốt để bản thân được vững vàng hơn trong công việc.

“Tối nào cũng gọi nói chuyện với bọn nhỏ, nhưng nhớ lắm, diễn tả không hết được nỗi nhớ các con. Giữa hai lần đón bệnh, mình được về nhà, lần đó để đảm bảo an toàn, mình chỉ đứng từ ngoài cổng nhìn vào hai con một chút rồi lại đi. Con lớn thì mình yên tâm hơn, nhưng đứa nhỏ lại hay mè nheo đòi mẹ”, chị Ny chia sẻ.

Vượt khó khăn                     tận tâm với người bệnh
Chị Ny luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ảnh: XH.

Trong suốt câu chuyện chị kể về những ngày làm việc cách ly, về những khó khăn khi chăm sóc các bệnh nhân F1, giọng chị đầy niềm tự hào với công việc mà mình đang theo đuổi. Có lẽ, những người chọn nghề Y, chọn nghề Điều dưỡng thì với họ, khó khăn lại càng khiến cho bản thân thêm tâm huyết. Vậy nhưng, khi nhắc về gia đình, nhắc về các con nhỏ chịu thiệt thòi khi không được mẹ chăm sóc thường xuyên, chị Ny lại lắng lòng mình lại. Tình yêu của người mẹ, sự hỗ trợ của gia đình, sự động viên từ ban lãnh đạo bệnh viện phần nào đã giúp chị Ny vững tâm hơn.

Vượt khó khăn                     tận tâm với người bệnh

Chị luôn sẵn sàng cùng mọi người góp sức chống dịch.

Mới đây, TP Hồ Chí Minh phát hiện thêm những ca bệnh lây nhiễm cộng đồng mới, điều này nhắc nhở mọi người về nguy cơ bùng phát dịch vẫn còn tiềm ẩn, nhất là khi tâm lý nhiều người dần chủ quan với công tác phòng, chống dịch.

Khi được chúng tôi hỏi: “Nếu như dịch bệnh bùng phát rơi vào dịp Tết, chị có tiếp tục tham gia cách ly, điều trị bệnh nhân F1 không?”

“Nghề Y là nghề đặc biệt. Bản thân mình khi đã chọn nghề y, chọn là Điều dưỡng, một nghề làm dâu trăm họ thì mọi khó khăn, vất vả điều dưỡng đều phải cố gắng vượt qua. Nếu tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp rơi vào thời điểm Tết, khi mà mọi người đang sum họp bên gia đình, con cái thì bản thân mình luôn sẵn sàng tham gia khi có sự điều động của Sở Y tế và bệnh viện”, chị Ny tâm sự.

Xuân Hậu

Đồ họa: Minh Hồng

Vụ nhiễm độc thiếc ở Hải Dương: “Khẳng định chắc chắn nguồn nhiễm độc tại nhà máy” Vụ nhiễm độc thiếc ở Hải Dương: “Khẳng định chắc chắn nguồn nhiễm độc tại nhà máy”

Trao đổi với PV Cuộc sống an toàn về vụ việc các công nhân Công ty TNHH Quảng Phong Việt Nam bị nhiễm độc thiếc, ...

Nghệ An: hỗ trợ gần 600 tỷ đồng cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid -19 Nghệ An: hỗ trợ gần 600 tỷ đồng cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid -19

Tính đến ngày 30/11, tỉnh Nghệ An đã thực hiện chi trả cho 622.341người thuộc đối tượng được hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch ...

Từ năm 2021, người lao động chưa nghỉ hết phép năm được thanh toán như thế nào? Từ năm 2021, người lao động chưa nghỉ hết phép năm được thanh toán như thế nào?

Từ ngày 01/01/2021, khi Bộ luật Lao động 2019 chính thức có hiệu lực thi hành, quy định thanh toán bằng tiền cho

Xem phiên bản di động