|
Trao đổi với PV Cuộc sống an toàn về vụ việc các công nhân Công ty TNHH Quảng Phong Việt Nam bị nhiễm độc thiếc, ThS.BS Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai khẳng định chắc chắn nguồn độc tại nhà máy. Ông cũng cho rằng, nếu không kiểm soát tốt quy trình sản xuất, tái chế nhựa trong ngành Công nghiệp nhựa hiện nay, thì nguy cơ xảy ra các vụ nhiễm độc tiếp theo là rất cao. |
Nguồn phơi nhiễm ngay tại nhà máy Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai là nơi đầu tiên tìm ra nguyên nhân cho các dấu hiệu bất thường và nguy hiểm về sức khỏe của những công nhân Công ty TNHH Quảng Phong Việt Nam. Mặc dù việc chẩn đoán ban đầu gặp nhiều khó khăn, song với sự giúp đỡ của Viện Hóa học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), các bệnh nhân được chỉ định làm xét nghiệm lượng kim loại thiếc. Dựa vào kết quả nồng độ thiếc trong máu và nước tiểu, ThS.BS Nguyễn Trung Nguyên khẳng định các công nhân đều bị nhiễm độc thiếc cấp tính. Ông nói thêm: “Vụ việc có yếu tố dịch tễ, nhiều người bị nhiễm độc thiếc có cùng môi trường làm việc, và họ mới tiếp xúc lượng lớn trong thời gian ngắn. Có thể khẳng định nguồn ”. |
Anh Vũ Đình Trượng bị nhiễm độc thiếc sau thời gian làm việc tại Công ty Quảng Phong. Ảnh chụp ngày 8/12, khi anh cùng tập thể công nhân nhiễm độc thiếc được Công an tỉnh Hải Dương đưa đi giám định sức khỏe tại Viện Pháp y Quốc gia |
Thực tế, sau khi có thông báo về các ca bệnh từ Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, ngày 21/7/2020, Sở Y tế tỉnh Hải Dương đã yêu cầu Công ty Quảng Phong đưa 15 công nhân (gồm 8 người làm việc tại bộ phận nghiền liệu và 7 người đang làm việc tại bộ phận phối liệu) của công ty đến khám sàng lọc phát hiện bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương. Kết quả khám sàng lọc cho thấy có 7/15 người có lượng Kali, PH máu giảm (đều làm việc tại bộ phận nghiền liệu). Bên cạnh đó, theo báo cáo của Phòng Cảnh sát Phòng, chống tội phạm về môi trường (PC05), Công an tỉnh Hải Dương, từ ngày 17 – 19/9/2020 ngành Y tế tỉnh Hải Dương tổ chức khám sàng lọc phát hiện sớm nhiễm độc thiếc cho 182 công nhân đã và đang làm việc tại bộ phận có nguy cơ cao nhiễm độc thiếc tại Công ty Quảng Phong (gồm bộ phận nghiền liệu, phối liệu và tạo hạt). |
Anh Vũ Đăng Khoa (phải) - công nhân nhiễm độc thiếc. Anh cho biết, sau 4 ngày làm việc tại bộ phận nghiền liệu của Công ty Quảng Phong thì xuất hiện triệu chứng mờ mắt, giảm trí nhớ. |
Kết quả cho thấy: Số lượng công nhân có triệu chứng về thần kinh như đau đầu, chóng mặt chiếm 37,9%; mất ngủ (25%); giảm trí nhớ (35,7%)... Xét nghiệm cho thấy số người bị hạ Kali máu ở mức độ nhẹ và trung bình chiếm tỷ lệ rất cao (65,9%). Trong đó có 13 người có Kali máu giảm ở mức trung bình từ 1,84 mmol/l đến 03 mmol/l. Đây là những dấu hiệu chỉ báo có nguy cơ ngộ độc thiếc. ThS.BS Nguyễn Trung Nguyên cho rằng cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương cần phải kiên quyết xử lý vấn đề , tránh những sự việc tương tự có thể xảy ra. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cần sớm vào cuộc làm rõ trách nhiệm của công ty này đối với sức khỏe của các công nhân. |
Cần kiểm soát các chất phụ gia trong ngành Công nghiệp nhựa ThS.BS Nguyễn Trung Nguyên khẳng định thiếc là một kim loại hoàn toàn không có vai trò sinh lý trong cơ thể con người. Đặc biệt các hợp chất thiếc hữu cơ có độc tính rất cao, khi xâm nhập vào cơ thể con người (qua đường hô hấp, da, hoặc đường tiêu hóa), gây tổn thương nặng tại nhiều cơ quan: não, gan, thận, máu... Bệnh nhân nhiễm độc thiếc có biểu hiện rối loạn tâm thần, kích động, mất trí nhớ, hôn mê, yếu cơ, mất thị lực..., thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, các hợp chất thiếc triethyl và thiếc trimethyl thường được sử dụng trong ngành Công nghiệp nhựa với tác dụng làm chất ổn định nhựa, ổn định nhiệt, giúp nhựa bền vững với nhiệt. |
Anh Bùi Trọng Ngũ - công nhân nhiễm độc thiếc |
ThS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho rằng: “Vấn đề hiện nay, trong vụ việc này là xác định thiếc hữu cơ được dùng trong khâu nào, tìm ra chuỗi cung ứng và có hoạt động kiểm soát, thắt chặt quản lý. Thiếc hữu cơ dùng để ổn định nhựa rất độc, cần phải thay thế bằng chất khác”. Ông cũng chia sẻ thêm, sau vụ việc nhiễm độc thiếc ở Hải Dương, một số công nhân làm việc trong môi trường sản xuất, tái chế nhựa ở các địa phương khác cũng tìm đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai để kiểm tra sức khỏe. Kết quả cho thấy họ bị nhiễm độc chì. Đây cũng là chất được dùng để ổn định nhựa. “Các cơ quan chức năng cần quản lý chặt chẽ ngành Công nghiệp nhựa. Đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ các chất phụ gia: thiếc, chì. Nên thay thế chúng bằng các chất khác, nếu không sẽ có nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra”, ThS.BS Nguyễn Trung Nguyên nói. |
ThS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai |
Bài và ảnh: Ý YÊN |