Vụ lật xe khách ở Bắc Giang: Công nhân đang ngủ khi xảy ra tai nạn
An toàn, vệ sinh lao động - 09/08/2022 20:39 HÀ VY
Công nhân bị đứt lìa cánh tay có hoàn cảnh gia đình khó khăn |
Xe khách bị lật lúc công nhân đang ngủ
Hôm nay (9/8), anh Luân Văn Tình - một nạn nhân trong vụ lật xe khách chở 21 công nhân tại huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) được xuất viện. Sau 1 tuần điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Lục Ngạn, các vết thương ở tay của anh đã dần hồi phục.
Anh Tình đang sinh sống tại xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Vợ chồng anh có 2 con (đều dưới 5 tuổi). Gia đình anh không trồng lúa, trồng rau, chỉ trồng vải thiều. Năm ngoái, vườn vải nhà anh bị mất mùa. Trong khi đó, tiền phân bón, thuốc trừ sâu rất tốn kém. Nếu không làm công nhân, anh không có tiền trang trải cuộc sống và lo cho các con. Vợ anh bận chăm sóc con nhỏ, không thể làm thêm. Hằng tháng, nếu không tăng ca, thu nhập của anh Tình đạt từ 8 đến 9 triệu đồng/tháng.
"Tháng nào tăng ca thì đủ chi tiêu. Tháng nào không tăng ca thì thiếu trước, hụt sau. Nhưng dù sao, thu nhập từ việc làm công nhân đã giúp gia đình tôi trang trải cuộc sống hằng ngày" - anh Tình tâm sự.
Chị L.T.Liên, một nạn nhân trong vụ lật xe khách được sơ cấp cứu ban đầu. Ảnh: THÀNH LONG |
Anh Tình kể, vì phải đón xe từ sáng sớm cho kịp giờ làm việc nên các công nhân đều tranh thủ ngủ trên đường đến Công ty. Hôm xảy ra tai nạn (3/8), các công nhân cũng đang ngủ. Khi chiếc xe khách bị lật, đổ xuống vườn cam thì mọi người mới giật mình tỉnh giấc. Số công nhân bị thương nặng hơn đều ngồi ở bên phải của chiếc xe khách. Riêng anh Tình bị rách tay và dập gân tay.
Theo anh Tình, chiếc xe khách trên do các công nhân cùng bỏ tiền thuê đưa đón hằng ngày. Sáng sớm, anh Tình đi hơn 1km đến điểm đón tại Quốc lộ 31 (đoạn qua huyện Lục Ngạn) chờ xe. Số tiền phải đóng cho nhà xe là 1.100.000 đồng/người/tháng. Anh được Công ty hỗ trợ tiền xăng xe 300.000 đồng/tháng. Anh và các công nhân khác hợp đồng thuê xe từ tháng 8/2021. Đây là vụ tai nạn đầu tiên từ khi các công nhân thuê dịch vụ từ chiếc xe này.
"Ban đầu, tôi rất bình tĩnh và nhanh chóng thoát khỏi xe bằng sự trợ giúp của người dân và lực lượng chức năng. Nhưng khi được biết có một nữ công nhân bị đứt lìa cánh tay, tôi cảm thấy sợ" - anh Tình chia sẻ.
Theo Trung tâm Y tế huyện Lục Ngạn, chị L.T. Liên (xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) - nữ công nhân bị đứt lìa cánh tay vẫn đang phải nằm điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hằng ngày, chị được y, bác sĩ kiểm tra, tháo băng, vệ sinh chỗ bị thương. Chị đã ăn uống, trò chuyện được nhưng hiện sức khỏe còn yếu.
Hai công nhân bị thương khác được Trung tâm Y tế huyện Lục Ngạn chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang để điều trị. Hai công nhân bị thương còn lại (trong đó có anh Tình) đã được xuất viện. Hầu hết các công nhân bị thương trong vụ lật xe khách nói trên đều là lao động phổ thông, có hoàn cảnh khó khăn.
Hiện trường vụ lật xe khách chở 21 công nhân. Ảnh: HỮU HẢI |
Trách nhiệm của người sử dụng lao động với các nạn nhân trong vụ lật xe khách
Theo luật sư Nguyễn Mạnh Thông - Văn phòng luật sư Đông Nam Á, để người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động, trước hết, cần có biên bản của cơ quan chức năng và người sử dụng lao động kết luận vụ tai nạn giao thông nói trên được coi là tai nạn lao động.
Khi đã xác định được vụ tai nạn giao thông được coi là tai nạn lao động thì căn cứ vào kết quả giám định y khoa xác định tỉ lệ tổn thương cơ thể của người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp.
Khoản 2 Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định:
“Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 38 của Luật này”.
Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Trong đó, khoản 5 quy định người sử dụng lao động: “Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng”.
Theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động không phải chi trả chi phí y tế trong thời gian người lao động nghỉ điều trị. Tuy nhiên, khoản 1 Điều 4 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định:
"Điều 4. Chính sách của Nhà nước về lao động
1. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động".
Do đó, công đoàn cơ sở có thể đề xuất, thương lượng với người sử dụng lao động trả lương và chi phí y tế trong thời gian người lao động nghỉ điều trị. Ngoài ra, người sử dụng lao động phải làm hồ sơ gửi đến Trung tâm Giám định Y khoa cấp tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh (trực tiếp là Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) để làm thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm cho người lao động.
Theo đồng chí Lâm Quốc Bắc - Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện Lục Ngạn, LĐLĐ huyện đã đến hỏi thăm sức khỏe của các công nhân bị thương, tặng quà, động viên họ cố gắng điều trị, khắc phục khó khăn. Theo kế hoạch, LĐLĐ huyện sẽ đến thăm và hỗ trợ cho nữ công nhân bị đứt lìa cánh tay sau khi chữa trị xong và trởvề địa phương.
"Việc quan tâm, thăm hỏi, tặng quà công nhân bị tai nạn lao động là hoạt động thường xuyên của LĐLĐ huyện. Hoạt động này có ý nghĩa thiết thực nhằm chia sẻ khó khăn với người lao động, thể hiện sự đồng hành của tổ chức Công đoàn đối với người lao động trước những khó khăn, hoạn nạn" - đồng chí Lâm Quốc Bắc cho biết.
Một bác sĩ bị người nhà bệnh nhân hành hung khi làm nhiệm vụ Ngày 27/7, tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, một bác sĩ bị người nhà bệnh nhân hành hung khi đang làm ... |
Báo động an toàn y, bác sĩ: Sau bóp cổ là một cú đâm Một bác sĩ của Bệnh viện Nhân dân Gia Định vừa thoát một cú đâm trong tích tắc. Người thực hiện hành vi đe dọa ... |
Đông trùng hạ thảo bán với giá "trên trời" thực chất chỉ là nhộng trùng thảo? Vì sự khác biệt rõ ràng của “Đông trùng hạ thảo” với “Nhộng trùng thảo”, GS. Bùi Công Hiển cho rằng không nên “đánh lận ... |
Tin cùng chuyên mục
An toàn, vệ sinh lao động - 01/09/2024 17:53
Mỗi lần nhớ về người bố đã khuất, chị Nguyễn Thị Thanh Hoàn - Công đoàn cơ sở Văn phòng I Tập đoàn Dệt May Việt Nam luôn nhớ về hình ảnh bố mình bặm môi, ngực loang lổ vết máu ở phòng cấp cứu, vẫn nhận lỗi tai nạn do mình chủ quan.
An toàn, vệ sinh lao động - 20/08/2024 16:35
Nhiều sản phẩm truyền thông mới của Công đoàn về phòng, chống tác hại thuốc lá sẽ ra mắt trong năm nay là lời khẳng định của đại diện lãnh đạo Tạp chí Lao động và Công đoàn tại toạ đàm diễn ra sáng nay (20/8).
An toàn, vệ sinh lao động - 20/08/2024 07:16
Từ ý thức, trách nhiệm, kinh nghiệm thực tế về an toàn vệ sinh lao động, cùng với sự vận dụng linh hoạt các kiến thức pháp luật đã giúp anh Hồ Nam Hải (Skypec) đoạt giải trong cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu công tác ATVSLĐ”.
An toàn, vệ sinh lao động - 16/08/2024 06:00
Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một nội dung quan trọng của công tác ATVSLĐ. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng và cả thái độ cho người sử dụng lao động (SDLĐ), người lao động. Qua đó, bảo đảm ATVSLĐ, phòng ngừa, góp phần giảm thiểu các vụ tai nạn lao động.
An toàn, vệ sinh lao động - 14/08/2024 17:59
Cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” đã thu hút đoàn viên, NLĐ ở nhiều ngành, nghề tham gia, truyền tải thông điệp sâu sắc và góp phần khẳng định vai trò Công đoàn trong công tác ATVSLĐ.
An toàn, vệ sinh lao động - 14/08/2024 13:07
Sáng nay 14/8, lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Long đã trực tiếp thăm hỏi các công nhân nhập viện do nghi ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Bo Hsing. LĐLĐ tỉnh cũng đang phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hỗ trợ, điều trị tốt nhất các các công nhân nhập viện, tích cực phối hợp làm rõ nguyên nhân vụ nghi ngộ độc thực phẩm đông người này.