Vụ học sinh bị làm công nhân: Doanh nghiệp nhận sai khi quá tin đối tác cung ứng
Phóng sự điều tra - 31/08/2023 16:48 MINH KHÔI
Công văn của Công ty TNHH Ha Tech Vina gửi Sở LĐ - TB & XH tỉnh Thái Nguyên và LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: TL
Như đã thông tin, ngay sau khi Tạp chí Lao động và Công đoàn đăng tải loạt bài điều tra về học sinh thực tập làm công nhân, Đoàn liên ngành do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thái Nguyên nhanh chóng vào cuộc, tổ chức xác minh thông tin tại một số doanh nghiệp có tên trong các bài viết.
Đoàn liên ngành đã yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan, trong đó có bảng chấm công, hoá đơn xuất kèm theo bảng thanh toán tiền công của các đơn vị cung ứng; hợp đồng ký kết với các đơn vị cung ứng lao động kèm theo danh sách người lao động và căn cước công dân... Đồng thời có báo cáo gửi Đoàn liên ngành.
Một học sinh Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn từng làm việc tại 02 công ty ở Thái Nguyên thông qua các công ty cung ứng lao động - Ảnh: Minh Khôi |
Ngày 28/8/2023, Công ty TNHH Hatech Vina (địa chỉ tại KCN Điềm Thụy, tỉnh Thái Nguyên) có văn bản gửi Sở LĐ-TB&XH và LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên, giải trình cụ thể về việc sử dụng lao động thuê lại.
Theo đó, văn bản giải trình do ông Kim Seung Ho – Giám đốc Công ty TNHH Hatech Vina ký, cho biết sau khi rà soát lại toàn bộ các hợp đồng thuê lại lao động, đã phát hiện 31 người lao động là học sinh thực tập của Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn (Thanh Hóa) có thời gian làm việc tại công ty.
Được biết, số học sinh này là do Công ty TNHH Minh Quang Electronics Việt Nam cung ứng trong hai đợt tuyển dụng của Công ty TNHH Hatech Vina (ngày 14-15/7/2023).
Đại diện doanh nghiệp cho hay, do tình hình sản xuất kinh doanh, cần đáp ứng các đơn hàng trong một khoảng thời gian nhất định, Công ty có ký hợp đồng thuê lại lao động của một số đơn vị có tư cách pháp nhân tại Việt Nam; trong đó có Công ty TNHH Minh Quang Electronics Việt Nam.
Tuy nhiên, sau khi kiểm tra, rà soát, Công ty TNHH Hatech Vina nhận thấy đối tác này đã vi phạm điều khoản tại hợp đồng cung ứng lao động đã ký kết trước đó. Cụ thể là cung ứng lao động không đảm bảo theo quy định.
Do vậy từ ngày 26/8/2023, Công ty TNHH Hatech Vina đã chấm dứt hợp tác và thanh lý hợp đồng thuê lại lao động của Công ty TNHH Minh Quang Electronics Việt Nam; đồng thời thanh toán đầy đủ chế độ tiền công, tiền lương cho người lao động đã ký kết với Công ty TNHH Minh Quang Electronics Việt Nam, trong đó có 31 người lao động là học sinh Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn.
Đại diện Công ty TNHH Minh Quang Electronics Việt Nam về Thanh Hóa trả tiền công cho học sinh hôm 25/8 - Ảnh: NVCC |
“Qua sự việc trên, Công ty TNHH Hatech Vina cũng nhận thấy có phần trách nhiệm là quá tin tưởng vào đối tác cung ứng, chưa kiểm tra đầy đủ các thông tin người lao động trước khi đưa vào sản xuất dẫn đến sai sót trên”, đại diện Công ty cho biết.
Sau sự việc lần này, doanh nghiệp cam kết hoàn thiện lại quy trình tuyển dụng, đào tạo lại nhân sự tuyển dụng trong khâu xác minh nhân thân trước khi tuyển lao động mới. Đồng thời phối hợp với cơ quan chuyên môn của tỉnh Thái Nguyên tăng cường quản lý các đơn vị cung ứng lao động cho thuê lại, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật để không xảy ra sai sót như sự việc vừa xảy ra.
Như Tạp chí Lao động và Công đoàn đã phản ánh trong loạt phóng sự điều tra, các cháu học sinh Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn được Công ty TNHH Hợp tác lao động Toàn Cầu (đơn vị ký hợp đồng tiếp nhận học sinh thực tập với nhà trường) đưa về ăn, ở tại ký túc xá ở Thái Nguyên. Công ty này sau đó cấp lại học sinh cho các đơn vị cung ứng lao động hoặc nhà môi giới khác để đưa vào nhà máy làm việc.
Trước khi học sinh vào làm việc tại doanh nghiệp sản xuất, các cháu có thể “qua tay” nhiều đơn vị cung ứng, hoặc nhà môi giới.
Một trong những đơn vị cung ứng là Công ty TNHH Minh Quang Electronics Việt Nam – thừa nhận phải bỏ tiền để “mua đầu người” với giá 200 nghìn đồng/cháu trước khi đưa vào làm việc tại Công ty TNHH Hatech Vina.
Ông Bàn Hữu Phú – Thanh tra viên, Thanh tra Sở LĐ - TB & XH tỉnh Thái Nguyên cho biết, qua nắm bắt thông tin từ bài viết của Tạp chí Lao động và Công đoàn, Đoàn liên ngành xác minh ở 3 doanh nghiệp. Hiện các doanh nghiệp này đã báo cáo là có học sinh Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn làm việc trong nhà máy (tổng số 34 cháu). Đại diện Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thái Nguyên cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với LĐLĐ tỉnh xác minh, yêu cầu rà soát, thống kê trung thực.
Tuy nhiên, Sở LĐ - TB & XH tỉnh Thái Nguyên đang gặp khó khăn trong việc xác minh tại các công ty cung ứng lao động (Công ty TNHH Hợp tác lao động Toàn Cầu và Công ty TNHH Minh Quang Electronics Việt Nam) bởi họ đều là các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ở Bắc Ninh.
Liên quan vấn đề này, cơ quan công an sẽ điều tra, làm rõ.
Vụ học sinh bị làm công nhân: Mua bán “đầu người” 200 nghìn đồng/cháu Đại diện một công ty cung ứng lao động cho biết phải “mua đầu người” (tức trả tiền công môi giới các cháu học sinh ... |
Vụ học sinh bị làm công nhân: Sở LĐ-TB&XH và Công đoàn tỉnh Thái Nguyên đã vào cuộc Ngay sau khi Tạp chí Lao động và Công đoàn đăng tải loạt bài điều tra về học sinh thực tập làm công nhân, Sở ... |
Vạch trần thủ đoạn ép học sinh khai khống tuổi để đưa vào nhà máy hòng trục lợi Làm thế nào các cháu học sinh 16 tuổi vẫn có thể vào làm việc tại nhiều công ty lớn và tăng ca, làm đêm ... |
Tin cùng chuyên mục
Phóng sự điều tra - 04/09/2024 17:07
Đó là một trong những ý kiến của bà Nguyễn Hồng Thanh, Trưởng Tiểu ban Chính sách của Chi hội Thẻ ngân hàng Việt Nam (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) về quy trình quản lý, phát hành thẻ ngân hàng của các ngân hàng thương mại hiện nay. Quan điểm này cũng được đại diện Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) nêu lên trong cuộc trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn xung quanh vấn đề phát hành, quản lý, vận hành thẻ ngân hàng hiện nay.
Pháp luật lao động - 03/09/2024 16:24
Bất chấp nỗ lực của các cơ quan quản lý và cảnh báo từ chuyên gia y tế, nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng vẫn được quảng cáo với công dụng "thần kỳ", đánh lừa người tiêu dùng. Tình trạng này không chỉ làm tổn hại đến sức khỏe và tài chính của người dân mà còn làm mất uy tín của ngành thực phẩm chức năng.
Pháp luật lao động - 01/09/2024 07:31
Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch khẳng định rằng đường link quảng cáo sản phẩm Lipixgo đã vi phạm nhiều quy định pháp luật, không chỉ về quảng cáo. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân bị lừa dối bởi , có quyền tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại thực tế xảy ra bởi nguyên nhân quảng cáo sai sự thật.
Pháp luật lao động - 31/08/2024 08:42
Đường link quảng cáo về loại “thuốc Lipixgo" lặng lẽ được lan truyền trên mạng xã hội, cho biết không thể tìm thấy sản phẩm này tại các hiệu thuốc. Cũng tại đây, người ta tạo một mẫu đơn hàng đặc biệt với chương trình ưu đãi tới 50% nhằm kích thích người mua.
Phóng sự điều tra - 30/08/2024 07:26
Đường link “//mydb.mynature.site/...” đang bịa đặt ra một câu chuyện gây sốc liên quan tới bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn (Tuấn “tim”) để quảng cáo cho sản phẩm Lipixgo – vốn là một thực phẩm chức năng nhưng được thổi phồng như “thần dược” làm sạch mạch, giúp “tránh 100% nhiều bệnh tật và cái chết đau đớn do mạch bị ô nhiễm gây ra…”.
Pháp luật lao động - 29/08/2024 19:05
Trước thực trạng phát hành thẻ ngân hàng “tràn lan” theo kiểu mạnh ai nấy được, dẫn đến nhiều hệ lụy, gây tổn thất tài chính không đáng có cho khách hàng, trong đó có đông đảo công nhân, người lao động, Tạp chí Lao động và Công đoàn đã nhận được một số ý kiến, chia sẻ của Đại biểu Quốc hội, đặc biệt là những phân tích, định hướng gợi mở giải pháp để giải quyết những bất cập của thực trạng này.