Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Vụ công ty XKLĐ Nhật Bản quỵt tiền: Cục Quản lý Lao động ngoài nước khuyến cáo

Phóng sự điều tra - Sỹ Công

Liên quan đến sự việc công ty xuất khẩu lao động (XKLĐ) không đưa được người lao động đi làm việc tại Nhật Bản nhưng không hoàn trả tiền đặt cọc như đã cam kết được Cuộc sống an toàn phản ánh, Cục Quản lý Lao động ngoài nước đã lên tiếng và đưa ra khuyến cáo.

Không được cấp phép vẫn tổ chức tuyển dụng, đưa NLĐ đi làm việc tại Nhật Bản

Trước đó, Cuộc sống an toàn phản ánh, Công ty TNHH Đào tạo quốc tế TH (có trụ sở tại Hà Nội) có dấu hiệu quỵt tiền của người lao động (NLĐ). Tại Hải Dương, Công ty TNHH MTV VIETJABA (huyện Cẩm Giàng) cũng bị NLĐ làm đơn tố cáo về việc sau 1 năm đóng phí xuất cảnh và mòn mỏi chờ đợi vẫn chưa thể đi Nhật Bản làm việc.

Ngay sau khi có sự vào cuộc của Cuộc sống an toàn, Công ty TNHH Đào tạo quốc tế TH đã liên lạc với NLĐ và trả lại 3 triệu đồng (trong tổng số 70 triệu đồng), hứa hẹn sẽ sớm hoàn trả nốt số tiền còn lại. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương cũng đã có buổi làm việc với NLĐ và Công ty TNHH MTV VIETJABA để làm rõ sự việc.

Vụ công ty XKLĐ Nhật Bản quỵt tiền: Cục Quản lý Lao động ngoài nước khuyến cáo
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương. Ảnh NLĐ cung cấp

Chúng tôi đã chuyển hồ sơ các vụ việc này đến Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) và nhận được câu trả lời: Công ty TNHH Đào tạo quốc tế TH, Công ty TNHH MTV VIETJABA không được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Vì vậy hai công ty này không được phép môi giới, tuyển chọn, thu tiền của NLĐ để đưa đi làm việc ở nước ngoài.

492 doanh nghiệp được cấp phép đưa NLĐ đi làm việc ở Nhật Bản

Theo Cục Quản lý Lao động ngoài nước, những doanh nghiệp được phép đưa NLĐ đi làm việc tại Nhật Bản, trước tiên phải là doanh nghiệp được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Đồng thời, doanh nghiệp phải đủ các điều kiện theo quy định nằm trong danh sách được Tổ chức thực tập kỹ năng Nhật Bản cho phép doanh nghiệp đủ điều kiện đưa thực tập sinh sang làm việc tại Nhật Bản.

Hiện cả nước có 492 doanh nghiệp được phép đưa thực tập sinh sang làm việc tại Nhật Bản, trong đó có 273 doanh nghiệp được phép đưa lao động kỹ năng đặc định (kỹ năng đặc định là chương trình tiếp nhận lao động của Nhật Bản với mục đích đưa NLĐ sang Nhật Bản làm việc, nâng cao tay nghề, kỹ năng, cải thiện tác phong làm việc công nghiệp, ngoại ngữ,… sau đó quay trở về làm việc và đóng góp cho Việt Nam).

Các danh sách này đã được công khai đưa trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Lao động ngoài nước với đường link: .

Vụ công ty XKLĐ Nhật Bản quỵt tiền: Cục Quản lý Lao động ngoài nước khuyến cáo
Công ty TNHH Đào tạo quốc tế TH và Công ty TNHH MTV VIETJABA không nằm trong danh sách 492 doanh nghiệp được cấp phép đưa NLĐ sang làm việc tại Nhật Bản.

Khuyến cáo của Cục Quản lý Lao động ngoài nước

Cục Quản lý Lao động ngoài nước khuyến cáo NLĐ trước khi quyết định đi làm việc ở nước ngoài cần tìm hiểu rõ thông tin để tránh bị lừa đảo, mất tiền phí cao. NLĐ đăng ký đi làm việc ở nước ngoài cần đi qua các kênh chính thống như đi qua doanh nghiệp dịch vụ có Giấy phép hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp.

Vụ công ty XKLĐ Nhật Bản quỵt tiền: Cục Quản lý Lao động ngoài nước khuyến cáo
NLĐ bị lừa tiền chỉ còn cách "kêu cứu" trên mạng xã hội.

Danh sách các doanh nghiệp được cấp phép, cũng như các thông tin chi tiết về đơn hàng đã được Cục Quản lý Lao động ngoài nước chấp thuận, chi phí từng đơn hàng theo các thị trường lao động, công việc và mức lương NLĐ có thể tra cứu trên trang thông tin điện tử (), hoặc gọi điện theo số 024.38249517 (máy lẻ 511, 5112, 513) để được tư vấn trực tiếp.

Hoặc NLĐ có thể đăng ký đi XKLĐ theo chương trình hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam với địa phương của nước khác đăng ký qua các cơ quan được chính quyền địa phương giao cho thực hiện (ví dụ như đi theo chương trình lao động thời vụ tại Hàn Quốc...).

Để tham gia các chương trình này, NLĐ phải tham gia đầy đủ 75 tiết học bồi dưỡng kiến thức cần thiết theo quy định. NLĐ phải tìm hiểu rõ thông tin về pháp luật của Việt Nam cũng như tìm hiểu về văn hóa, con người, pháp luật của đất nước mà NLĐ muốn đến làm việc cũng như học ngoại ngữ thật tốt, trau dồi kỹ năng tay nghề để nhằm chuẩn bị trước hành trang thật tốt để khi ra nước ngoài làm việc đạt hiệu quả và an toàn.

Cục Quản lý Lao động ngoài nước khẳng định, Công ty TNHH Đào tạo quốc tế TH và Công ty TNHH MTV VIETJABA như Cuộc sống an toàn phản ánh không nằm trong danh sách 492 doanh nghiệp được phép đưa thực tập sinh sang làm việc tại Nhật Bản, không được phép môi giới, tuyển chọn, thu tiền của NLĐ để đưa đi làm việc ở nước ngoài.

Chính vì vậy, Cuộc sống an toàn sẽ tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, tài liệu và các chứng cứ về hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật của các công ty nói trên để chuyển đến cơ quan công an địa phương để cơ quan này xem xét, xử lý, giúp NLĐ tìm lại quyền lợi!

Từ tháng 1/2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh, Chính phủ Nhật Bản tạm ngừng cho lao động nước ngoài nhập cảnh, trong đó có lao động Việt Nam.

Đến ngày 5/11/2021, Bộ Ngoại giao Nhật bản chính thức thông báo nới lỏng nhập cảnh cho một số đối tượng thuộc diện ưu tiên trong chính sách phục hồi kinh tế của Chính phủ, trong đó có thực tập sinh và lao động Việt nam. Hồ sơ đăng ký được tiếp nhận bắt đầu từ 10h sáng (giờ Nhật) ngày 8/11/2021. Sau khi nhập cảnh, công ty tiếp nhận và nghiệp đoàn quản lý có trách nhiệm quản lý các hoạt động đi lại và cách ly của thực tập sinh.

Tuy nhiên, nhằm ngăn ngừa biến chủng mới Omicron xâm nhập và lan rộng, ngày 29/11/2021, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã công bố việc dừng nhập cảnh mới vào Nhật Bản đối với công dân tất cả các nước và vùng lãnh thổ kể từ 00h ngày 30/11/2021. Theo đó, thực tập sinh và lao động nước ngoài bao gồm cả lao động và thực tập sinh Việt Nam chưa thể nhập cảnh mới trong thời gian tới.

Sau thời gian tạm dừng, lao động nước ngoài cũng như lao động Việt Nam muốn nhập cảnh vào Nhật Bản vẫn phải tuân theo các quy định trên của Chính phủ Nhật Bản. Trong đó, doanh nghiệp đưa thực tập sinh sang làm việc tại Nhật Bản trong thời kỳ dịch bệnh cần tuân thủ theo các quy định, chính sách phòng, chống dịch Covid-19 hiện hành của cả 2 bên Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản như các quy định về xuất nhập cảnh, quy định về cách ly…

Vụ Bệnh viện Tuệ Tĩnh nợ lương: Học viện Y Dược học cổ truyền nói gì? Vụ Bệnh viện Tuệ Tĩnh nợ lương: Học viện Y Dược học cổ truyền nói gì?

Liên quan đến sự việc hàng trăm cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh bị nợ lương, mới đây Học viện Y ...

Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Tuệ Tĩnh vẫn “nhùng nhằng” mặc dù đã tự chủ được 2 năm Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Tuệ Tĩnh vẫn “nhùng nhằng” mặc dù đã tự chủ được 2 năm

Theo Công đoàn Y tế Việt Nam, Bệnh viện Tuệ Tĩnh tự chủ trong điều kiện chưa có sự chuẩn bị đầy đủ về pháp ...

Cảnh báo: Công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản quỵt tiền người lao động Cảnh báo: Công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản quỵt tiền người lao động

Một số công ty xuất khẩu lao động (XKLĐ) đang bị tố cáo không đưa được người lao động đi làm việc tại Nhật Bản ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Phóng sự điều tra -

Trước thực trạng khách hàng mất tiền oan và nguy cơ hiện hữu hóa thành “con nợ” của ngân hàng từ những chiếc thẻ ngân hàng không sử dụng, thậm chí thiếu thông tin tư vấn minh bạch, nữ công nhân ở Hải Dương gánh khoản nợ hơn 7,5 triệu đồng từ chiếc thẻ tín dụng được tặng mà chị không sử dụng trong 9 năm, luật sư Lương Minh Tuấn, Công ty Luật TNHH Năng & Partner, đã có những chia sẻ với Tạp chí Lao động và Công đoàn. Cùng với đó đồng chí Hà Sỹ Đồng, Đại biểu Quốc hội (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) cũng nêu lên một số ý kiến chung quanh vấn đề này.

Phóng sự điều tra -

Đó là một trong những ý kiến của bà Nguyễn Hồng Thanh, Trưởng Tiểu ban Chính sách của Chi hội Thẻ ngân hàng Việt Nam (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) về quy trình quản lý, phát hành thẻ ngân hàng của các ngân hàng thương mại hiện nay. Quan điểm này cũng được đại diện Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) nêu lên trong cuộc trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn xung quanh vấn đề phát hành, quản lý, vận hành thẻ ngân hàng hiện nay.

Phóng sự điều tra -

Bất chấp nỗ lực của các cơ quan quản lý và cảnh báo từ chuyên gia y tế, nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng vẫn được quảng cáo với công dụng "thần kỳ", đánh lừa người tiêu dùng. Tình trạng này không chỉ làm tổn hại đến sức khỏe và tài chính của người dân mà còn làm mất uy tín của ngành thực phẩm chức năng.

Pháp luật lao động -

Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch khẳng định rằng đường link quảng cáo sản phẩm Lipixgo đã vi phạm nhiều quy định pháp luật, không chỉ về quảng cáo. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân bị lừa dối bởi , có quyền tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại thực tế xảy ra bởi nguyên nhân quảng cáo sai sự thật.

Pháp luật lao động -

Đường link quảng cáo về loại “thuốc Lipixgo" lặng lẽ được lan truyền trên mạng xã hội, cho biết không thể tìm thấy sản phẩm này tại các hiệu thuốc. Cũng tại đây, người ta tạo một mẫu đơn hàng đặc biệt với chương trình ưu đãi tới 50% nhằm kích thích người mua.

Phóng sự điều tra -

Đường link “//mydb.mynature.site/...” đang bịa đặt ra một câu chuyện gây sốc liên quan tới bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn (Tuấn “tim”) để quảng cáo cho sản phẩm Lipixgo – vốn là một thực phẩm chức năng nhưng được thổi phồng như “thần dược” làm sạch mạch, giúp “tránh 100% nhiều bệnh tật và cái chết đau đớn do mạch bị ô nhiễm gây ra…”.

Podcast

TS Nguyễn Ngọc Huy - chuyên gia nghiên cứu biến đổi khí hậu và thiên tai có những lời khuyên để ứng phó với tình hình lũ lụt hiện nay để đảm bảo an toàn.

Tôi công nhân

Nếu người lao động phải ngừng việc do siêu bão Yagi thì vẫn sẽ được công ty trả lương, trong đó tiền lương ngừng việc sẽ do các bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Talk Công đoàn

Đồng chí Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam chia sẻ về hiệu quả của những chương trình phúc lợi dành cho đội ngũ y bác sĩ, người lao động trong ngành.

An toàn, vệ sinh lao động

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Video

Đọc thêm

Pháp luật lao động -

Trước thực trạng phát hành thẻ ngân hàng “tràn lan” theo kiểu mạnh ai nấy được, dẫn đến nhiều hệ lụy, gây tổn thất tài chính không đáng có cho khách hàng, trong đó có đông đảo công nhân, người lao động, Tạp chí Lao động và Công đoàn đã nhận được một số ý kiến, chia sẻ của Đại biểu Quốc hội, đặc biệt là những phân tích, định hướng gợi mở giải pháp để giải quyết những bất cập của thực trạng này.

Phóng sự điều tra -

Công ty CP Phát triển giáo dục Igarten (Công ty Igarten) thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn Egroup, nổi tiếng với STEAMe GARTEN - được giới thiệu là “hệ thống trường mầm non song ngữ đầu tiên ứng dụng giáo dục STEAM tại Việt Nam”.

Phóng sự điều tra -

Ốm đau không được hưởng chế độ; sinh con nhiều năm không được hưởng tiền thai sản… Đó là thực trạng xảy ra với nhiều người lao động đã, đang làm việc tại Công ty CP Phát triển giáo dục Igarten mà nguyên nhân doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội.

Phóng sự điều tra -

Công nhân, người lao động mở tài khoản - thẻ ATM (thẻ ngân hàng ghi nợ nội địa – Debit Card, gắn với tài khoản cá nhân) có những bất cập ngay từ khâu tổ chức phát hành thẻ, khi mà họ hạ bút ký, chấp nhận những quy định mà họ không được tư vấn kỹ, cần thời gian nghiên cứu. Những chiếc thẻ ATM – tài khoản ngân hàng - ít hoặc không giao dịch, người lao động vẫn phải trả phí “oan”. Tạp chí Lao động và Công đoàn có cuộc trao đổi với một số luật sư và lãnh đạo tổ chức Công đoàn, nhằm làm rõ thêm vấn đề này.

Phóng sự điều tra -

Họ là những công nhân đang sở hữu “bộ sưu tập” thẻ khá lớn, từ 3 – 5 thẻ ATM, dẫu nhu cầu hiện tại chỉ sử dụng 1 – 2 thẻ. Đấy là “di sản” từ những cách phát hành đại trà từ nhà phát hành thẻ, thông qua các công ty đến người lao động. Những chiếc thẻ “dư dùng”, bỏ không đã khiến họ thành những “con nợ” tiềm tàng, bất đắc dĩ của ngân hàng, dẫu là vài chục ngàn, vài trăm ngàn đồng hay tiền triệu.

Phóng sự điều tra -

Nhằm mang đến những thông tin khách quan, xác thực trước thực trạng sử dụng thẻ ATM trong công nhân, lao động, nhất là họ có phải bị mất phí “oan” hay không, trong một tháng qua Tạp chí Lao động và Công đoàn đã tiến hành khảo sát 500 công nhân trong các khu công nghiệp lớn của cả nước. Kết quả có nhiều con số hẳn sẽ khiến nhiều người “bừng tỉnh” từ những chiếc thẻ ngân hàng tưởng đã “ngủ yên”, không dùng.

Emagazine -

Theo những quy định hiện hành, nếu có thẻ ngân hàng nhưng không sử dụng, khách hàng vẫn có thể tốn phí từ 50 – 60 ngàn đồng, thậm chí hàng trăm ngàn đồng mỗi năm tùy từng trường hợp và tùy loại thẻ, thậm chí khách hàng có thể kèm phí phạt thanh toán dư nợ nếu chưa trả hết nợ. Tất nhiên, bạn có càng nhiều thẻ, số tiền ấy càng lớn, có khi tốn phí tiền triệu hằng năm, cùng với những rắc rối không đáng có khác.

Phóng sự điều tra -

Trót nhận thêm một thẻ tín dụng của một ngân hàng khi mở tài khoản ATM, bẵng đi gần chục năm dù không sử dụng, chị X. tá hỏa khi nhận được thông báo khoản nợ vay quá hạn tới hơn 7 triệu đồng.

Pháp luật lao động -

Một số vụ ngừng việc tập thể gần đây của người lao động đã đặt ra yêu cầu đối với các doanh nghiệp trong việc điều chỉnh tăng lương cho công nhân lao động và phải có sớm có thông báo rõ ràng, cụ thể để người lao động yên tâm làm việc…

Phóng sự điều tra -

Trong vụ án tranh chấp lao động mà công đoàn tham gia bảo vệ quyền lợi của người lao động tại Bà Rịa - Vũng Tàu, phiên tòa phúc thẩm ngày 19/6 tạm ngừng xét xử.