|
Luật sư Vũ Ngọc Hà, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật, LĐLĐ tỉnh Đồng Nai đánh giá Công ty CP Tập đoàn Nam Hà Nội trong một thời gian dài, với số tiền tương đối lớn, đã vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật. Trao đổi với PV Cuộc sống an toàn, Luật sư Vũ Ngọc Hà cho biết: “Các công nhân vệ sinh môi trường ở Hà Nội đã bán sức lao động để mong đổi lấy thu nhập, trang trải cho cuộc sống. Trong khi đó Công ty CP Tập đoàn Nam Hà Nội không trả lương. Đây là hành vi vô đạo đức, cực kỳ đáng lên án. Điều quan trọng hơn, công ty đã vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật”. Theo Luật sư Vũ Ngọc Hà, đây là một vụ tranh chấp lao động về tiền lương, cụ thể là người sử dụng lao động (NSDLĐ) nợ lương của người lao động (NLĐ). Do đó, “NLĐ một mặt có thể làm đơn đề nghị tổ chức hòa giải hoặc khởi kiện để buộc phía NSDLĐ trả số tiền này. NLĐ cũng có quyền đề nghị các cơ quan thanh tra lao động xem xét, giải quyết để xử lý hành vi vi phạm của công ty”, ông Hà nói. |
Chị Doãn Thị Cam (SN 1981, quê Đan Phượng), bị công ty nợ 5 tháng lương. |
Vị luật sư cũng hướng dẫn các thủ tục về việc làm đơn, khởi kiện. Theo đó, trước tiên NLĐ cần làm “đơn đề nghị tổ chức hòa giải”, gửi đến hòa giải viên lao động, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Hà Đông (do quận Hà Đông là nơi Công ty CP Tập đoàn Nam Hà Nội có trụ sở). Luật sư Vũ Ngọc Hà cho biết, theo quy định của pháp luật, trong thời gian 5 ngày kể từ ngày nhận được đơn, hòa giải viên sẽ tiến hành xem xét hòa giải vụ tranh chấp giữa NLĐ và NSDLĐ. “Nếu trong trường hợp hòa giải viên tiến hành hòa giải mà các bên thương lượng được với nhau, nhất trí với nhau về nội dung tranh chấp giải quyết thì hòa giải viên sẽ lập biên bản hòa giải thành công. Biên bản hòa giải này sẽ có hiệu lực buộc phía công ty phải có trách nhiệm thi hành. Nếu công ty không thi hành theo đúng biên bản thỏa thuận thì NLĐ có quyền làm đơn khởi kiện để yêu cầu buộc công ty phải thực hiện biên bản thỏa thuận đó”, luật sư cho hay. |
Người lao động tới trụ sở Công ty CP Tập đoàn Nam Hà Nội yêu cầu được trả lương. |
Vị luật sư này cũng đặt ra tình huống ngược lại, tức trường hợp hòa giải viên không hòa giải thành công, bên công ty không chịu thanh toán tiền lương nợ NLĐ, thì NLĐ có thể có 2 phương án giải quyết. “Thứ nhất, NLĐ có quyền công ty ra tòa. Thứ hai, NLĐ có quyền làm đơn gửi ra Hội đồng Trọng tài lao động TP Hà Nội để hội đồng này xem xét giải quyết”. Luật sư Vũ Ngọc Hà cũng lưu ý, trường hợp NLĐ nộp đơn đề nghị hòa giải tới Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Hà Đông trong thời gian 5 ngày mà cơ quan này không tổ chức hòa giải thì NLĐ có quyền làm đơn ra tòa luôn mà không cần có biên bản hòa giải. “Miễn sao NLĐ chứng minh được rằng có nộp đơn tới hòa giải viên của cơ quan này”, ông Hà nói. |
Chiều 18/5, bà Nguyễn Kim Thoa, đại diện những công nhân bị nợ lương nộp đơn tới các cơ quan, ban, ngành quận Hà Đông, TP Hà Nội để đề nghị giúp "đòi lại số tiền lương mà công ty còn nợ trong năm 2020" |
Trở lại vụ việc, như chúng tôi đã thông tin trong các bài viết trước, có trên 70 công nhân vệ sinh môi trường từng làm việc tại Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ cao Minh Quân (nay đổi tên thành Công ty CP Tập đoàn Nam Hà Nội) viết đơn gửi Tạp chí Lao động và Công đoàn, trình bày về việc bị công ty này nợ lương suốt nhiều tháng của năm 2020, tổng số tiền . Các công nhân từng làm việc nhiều năm tại Tổ Môi trường quận Nam Từ Liêm – một trong những địa bàn mà công ty trúng gói thầu thu gom rác từ 2017 - 2020. Tuy nhiên, từ năm 2021, Công ty CP Tập đoàn Nam Hà Nội không trúng gói thầu thu gom rác trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Số công nhân trên địa bàn quận này được công ty chấm dứt hợp đồng lao động. Điều đáng nói, đến thời điểm hiện tại các công nhân vẫn chưa thể đòi lại số tiền lương mà công ty đã nợ, dù nhiều lần hứa hẹn. Lần gần đây nhất, Công ty CP Tập đoàn Nam Hà Nội hứa hẹn với người lao động đến tháng 4/2021 sẽ thanh toán khoản nợ lương. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại số tiền này vẫn chưa được trả. Nhiều ngày nay, các công nhân bị nợ lương liên tục tới trụ sở công ty để đòi quyền lợi. Cùng với đó, họ gửi đơn tới UBND quận Hà Đông; Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Hà Đông... để yêu cầu các cơ quan vào cuộc "đòi lại số tiền lương mà công ty còn nợ trong năm 2020". Cuộc sống an toàn sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc!
|
Bài viết: Ý YÊN |
Thêm 46 công nhân vệ sinh môi trường tố bị công ty nợ lương
Họ là những công nhân cũng từng làm việc tại Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ cao Minh Quân (nay là ... |
Công nhân vệ sinh môi trường ở Hà Nội bị nợ lương – Bài 2: Giám đốc chối bỏ trách nhiệm
Ông Trần Quang Tuấn, Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Nam Hà Nội khẳng định mình không có trách nhiệm trong vấn đề nợ ... |
Công nhân vệ sinh môi trường ở Hà Nội bị nợ lương – Bài 1: Những cảnh đời cùng quẫn
27 người từng là công nhân vệ sinh môi trường của Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ cao Minh Quân – ... |