Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Vụ bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên: Trắng trợn hành vi làm giả giấy tờ

Phóng sự điều tra - Nhóm PV

Để đưa trẻ em, người chưa thành niên vào nhà máy làm việc, nhiều đối tượng sử dụng thủ đoạn làm giả giấy tờ. Hành vi này diễn ra phổ biến, cần được cơ quan chức năng điều tra và xử lý.

“Nó có tiền còn mình được việc”

Đơn cử, tháng 9/2023, em Nguyễn Văn M. (sinh ngày 13/8/2008, thường trú tại xã Bình Lương, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa) được đơn vị cung ứng lao động có tên Viet Work đưa vào làm việc tại Công ty TNHH Vina Yong Seong, Khu công nghiệp (KCN) Đại Đồng – Hoàn Sơn (Bắc Ninh).

Trên căn cước công dân bản sao (photocopy) có dấu hiệu xác nhận chứng thực của Văn phòng Công chứng Công Thành cho thấy, năm sinh của M. được sửa thành năm 2004, tức tăng 4 tuổi so với thực tế (15 tuổi). Với việc làm giả giấy tờ nói trên, đơn vị cung ứng lao động này đã thực hiện trót lọt việc đưa M. vào nhà máy làm việc.

Vụ bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên: Trắng trợn hành vi làm giả giấy tờ
Căn cước công dân gốc và bản photocopy công chứng đã được sửa năm sinh của một lao động trẻ em tại Bắc Ninh - Ảnh: LĐ&CĐ

Một trường hợp khác tên là Vàng Mí D., sinh ngày 20/3/2006, thường trú tại xã Thái An, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang nhưng được phía Công ty TNHH Thương mại TC Vina sửa thông tin năm sinh (2002) và số căn cước công dân để đưa vào làm việc tại Công ty TNHH ITM Semiconductor Vietnam (KCN VSIP).

Bà Hoa – nhân viên Công ty TNHH Thương mại TC Vina cho biết: “ITM hiện nay chấp nhận thiếu tuổi, không xăm, nhuộm (tóc – PV), không giữ căn cước gốc thì em cho sửa một cái là xong. Đi công chứng một cái là vào luôn”.

“Nhưng sửa tuổi thì làm sao mà công chứng được?”, PV hỏi.

“Bọn em cơ cấu hết rồi mà anh”, Hoa tự tin cho biết đã làm việc với phòng công chứng, giá ngày thường là 20 nghìn đồng/tờ; ngày lễ dao động khoảng 50 nghìn đồng đến 60 nghìn đồng/tờ. Người này từ chối cung cấp thông tin về văn phòng công chứng.

Video bà Hoa - nhân viên Công ty TNHH Thương mại TC Vina nói về việc chỉnh sửa căn cước công dân để đưa trẻ chưa thành niên vào nhà máy.

Vụ bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên: Trắng trợn hành vi làm giả giấy tờ

Dù chưa đủ 18 tuổi, song Vàng Mí D. vẫn được đưa vào làm việc tại Công ty TNHH ITM Semiconductor Vietnam (KCN VSIP), tháng 9/2023 - Ảnh: LĐ & CĐ

“Có cái gì đâu? Có tiền là có hết. Thực ra hai bên cùng có lợi, nó (phòng công chứng – PV) có tiền còn mình cũng được việc”, Hoa nói.

Người này tiết lộ: “Thiếu tuổi em nhiều nhưng em chia nhiều khu vực lắm, chứ em không tập trung vào khu vực này đâu (ý nói KCN VSIP - PV)... Thiếu tuổi khoảng hơn 45 đứa. Tóm lại công ty nào nhận thiếu tuổi, khả năng cho vào là bọn em cứ cho vào”.

Không giấy tờ vẫn vào làm việc như thường

Trong quá trình nhập vai điều tra, PV Tạp chí Lao động và Công đoàn ghi nhận Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh – một trong số những doanh nghiệp được UBND tỉnh Bắc Ninh cấp phép cho thuê lại lao động đã lợi dụng sự lỏng lẻo trong công tác tuyển dụng, quản lý hồ sơ công nhân của đối tác để làm giả giấy tờ người lao động.

Cụ thể, sáng 16/9/2023, hai người lao động đến trụ sở Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh xin làm công nhân thời vụ. Tại đây, một người tên P. không có bất cứ giấy tờ cá nhân nào vẫn được phía Công ty cam kết bố trí được việc làm.

Nhân viên Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh (tự xưng tên Đắc) cho biết, trường hợp không có giấy tờ cá nhân thì Công ty sẽ cho mượn căn cước công dân của người khác để vào làm việc. Người này cũng lưu ý, để trót lọt, P. phải học thuộc thông tin trên căn cước công dân mượn.

Vụ bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên: Trắng trợn hành vi làm giả giấy tờ

Thẻ ra vào Công ty TNHH Sản xuất Biel Crystal mang tên Nguyễn Văn Đông do nhân viên Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh cấp cho P. khi người này không có giấy tờ cá nhân - Ảnh: LĐ & CĐ

Tối cùng ngày, P. được Đắc – nhân viên Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh đưa vào Công ty TNHH Sản xuất Biel Crystal làm việc. Trước khi vào cổng, Đắc đưa cho P. thẻ ra vào mang tên Nguyễn Văn Đông. Thông tin trên thẻ cho biết ngày có hiệu lực từ ngày 14/9/2023 đến ngày 14/12/2023, mã số BVN-CRZ1802; khu vực chỉ định là tầng 2 E1/2/3. Ảnh trên thẻ ra vào cũng không phải là chân dung của P.

Với thẻ ra vào này, P. dễ dàng qua cửa Công ty sau thao tác kiểm tra qua loa của nhân viên bảo vệ. Tuy nhiên, khi ở trong nhà máy, do tay đeo nhẫn quá chặt không tháo ra được, P. không qua được cửa từ để vào xưởng sản xuất nên đành phải ra về.

Ngày 17/9/2023, Đắc – nhân viên Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh yêu cầu P. chụp dấu vân tay. Qua điện thoại, Đắc cho biết mục đích: “Anh có cái phần mềm chỉnh sửa thì anh sửa vào cái căn cước anh mượn kia kìa, cho nó giống vân tay của em, thì đăng ký vào đỡ bị nó soi”.

Video cuộc gọi của Đắc - nhân viên Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh với P.

Qua tin nhắn Zalo, nhân viên Công ty TNHH Đức Minh còn gửi P. bản chụp căn cước công dân mượn của một người tên Đới Đăng Đạt (SN 1997, có địa chỉ tại Gia Lâm, Hà Nội); đồng thời gửi bản chụp căn cước công dân photocopy này cho P. yên tâm.

Sáng 18/9/2023, P. được Đắc đưa tới Công ty TNHH Motus Vina (KCN Đại Đồng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) để làm việc tại xưởng sản xuất linh kiện cho tai nghe bluetooth.

Những thủ đoạn trên đây được các đơn vị cung ứng lao động sử dụng để đưa người lao động, trong đó có trẻ em, người chưa thành niên vào làm việc tại các nhà máy. Hành vi làm giả giấy tờ đã rất rõ ràng, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng điều tra. Tạp chí Lao động và Công đoàn sẵn sàng cung cấp các tài liệu, chứng cứ liên quan phục vụ công tác điều tra.

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên: Góc khuất ở “thủ phủ Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên: Góc khuất ở “thủ phủ" thu hút đầu tư

Rất nhiều đơn vị cung ứng đưa lao động trẻ em vào nhà máy làm công nhân sản xuất với thù lao giá rẻ. Và ...

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 2: “Hô biến” trẻ em thành... người lớn Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 2: “Hô biến” trẻ em thành... người lớn

Để đáp ứng đơn hàng cho đối tác là doanh nghiệp sản xuất, các đơn vị cung ứng lao động bằng mọi cách tuyển dụng ...

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 3: Ông chủ giàu lên, trẻ rầu thêm… Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 3: Ông chủ giàu lên, trẻ rầu thêm…

Các đơn vị cung ứng và nhân viên môi giới tìm mọi cách giữ chân lao động chưa thành niên, đặc biệt là trẻ em. ...

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 4: Vì sao vi phạm pháp luật dễ dàng? Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 4: Vì sao vi phạm pháp luật dễ dàng?

Pháp luật quy định rất chặt chẽ về việc sử dụng lao động trẻ em, chưa thành niên. Nhưng tại sao lại có một khoảng ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Phóng sự điều tra -

Trước thực trạng khách hàng mất tiền oan và nguy cơ hiện hữu hóa thành “con nợ” của ngân hàng từ những chiếc thẻ ngân hàng không sử dụng, thậm chí thiếu thông tin tư vấn minh bạch, nữ công nhân ở Hải Dương gánh khoản nợ hơn 7,5 triệu đồng từ chiếc thẻ tín dụng được tặng mà chị không sử dụng trong 9 năm, luật sư Lương Minh Tuấn, Công ty Luật TNHH Năng & Partner, đã có những chia sẻ với Tạp chí Lao động và Công đoàn. Cùng với đó đồng chí Hà Sỹ Đồng, Đại biểu Quốc hội (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) cũng nêu lên một số ý kiến chung quanh vấn đề này.

Phóng sự điều tra -

Đó là một trong những ý kiến của bà Nguyễn Hồng Thanh, Trưởng Tiểu ban Chính sách của Chi hội Thẻ ngân hàng Việt Nam (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) về quy trình quản lý, phát hành thẻ ngân hàng của các ngân hàng thương mại hiện nay. Quan điểm này cũng được đại diện Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) nêu lên trong cuộc trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn xung quanh vấn đề phát hành, quản lý, vận hành thẻ ngân hàng hiện nay.

Pháp luật lao động -

Bất chấp nỗ lực của các cơ quan quản lý và cảnh báo từ chuyên gia y tế, nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng vẫn được quảng cáo với công dụng "thần kỳ", đánh lừa người tiêu dùng. Tình trạng này không chỉ làm tổn hại đến sức khỏe và tài chính của người dân mà còn làm mất uy tín của ngành thực phẩm chức năng.

Pháp luật lao động -

Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch khẳng định rằng đường link quảng cáo sản phẩm Lipixgo đã vi phạm nhiều quy định pháp luật, không chỉ về quảng cáo. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân bị lừa dối bởi , có quyền tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại thực tế xảy ra bởi nguyên nhân quảng cáo sai sự thật.

Pháp luật lao động -

Đường link quảng cáo về loại “thuốc Lipixgo" lặng lẽ được lan truyền trên mạng xã hội, cho biết không thể tìm thấy sản phẩm này tại các hiệu thuốc. Cũng tại đây, người ta tạo một mẫu đơn hàng đặc biệt với chương trình ưu đãi tới 50% nhằm kích thích người mua.

Phóng sự điều tra -

Đường link “//mydb.mynature.site/...” đang bịa đặt ra một câu chuyện gây sốc liên quan tới bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn (Tuấn “tim”) để quảng cáo cho sản phẩm Lipixgo – vốn là một thực phẩm chức năng nhưng được thổi phồng như “thần dược” làm sạch mạch, giúp “tránh 100% nhiều bệnh tật và cái chết đau đớn do mạch bị ô nhiễm gây ra…”.

Talk Công đoàn

Đồng chí Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam chia sẻ về hiệu quả của những chương trình phúc lợi dành cho đội ngũ y bác sĩ, người lao động trong ngành.

Tôi công nhân

Nếu người lao động phải ngừng việc do siêu bão Yagi thì vẫn sẽ được công ty trả lương, trong đó tiền lương ngừng việc sẽ do các bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Talk Công đoàn

Talk Công đoàn, 20 giờ, ngày 07/9/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam về hiệu quả của những chương trình phúc lợi dành cho đội ngũ y bác sĩ, người lao động trong ngành.

An toàn, vệ sinh lao động

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Video

Siêu bão Yagi được đánh giá là mạnh chưa từng có trên đất liền Việt Nam. Người dân có nhiều lo âu nhưng cũng không ít nghĩa cử đẹp làm ấm lòng ngày giông bão.

Đọc thêm

Pháp luật lao động -

Trước thực trạng phát hành thẻ ngân hàng “tràn lan” theo kiểu mạnh ai nấy được, dẫn đến nhiều hệ lụy, gây tổn thất tài chính không đáng có cho khách hàng, trong đó có đông đảo công nhân, người lao động, Tạp chí Lao động và Công đoàn đã nhận được một số ý kiến, chia sẻ của Đại biểu Quốc hội, đặc biệt là những phân tích, định hướng gợi mở giải pháp để giải quyết những bất cập của thực trạng này.

Phóng sự điều tra -

Công ty CP Phát triển giáo dục Igarten (Công ty Igarten) thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn Egroup, nổi tiếng với STEAMe GARTEN - được giới thiệu là “hệ thống trường mầm non song ngữ đầu tiên ứng dụng giáo dục STEAM tại Việt Nam”.

Phóng sự điều tra -

Ốm đau không được hưởng chế độ; sinh con nhiều năm không được hưởng tiền thai sản… Đó là thực trạng xảy ra với nhiều người lao động đã, đang làm việc tại Công ty CP Phát triển giáo dục Igarten mà nguyên nhân doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội.

Phóng sự điều tra -

Công nhân, người lao động mở tài khoản - thẻ ATM (thẻ ngân hàng ghi nợ nội địa – Debit Card, gắn với tài khoản cá nhân) có những bất cập ngay từ khâu tổ chức phát hành thẻ, khi mà họ hạ bút ký, chấp nhận những quy định mà họ không được tư vấn kỹ, cần thời gian nghiên cứu. Những chiếc thẻ ATM – tài khoản ngân hàng - ít hoặc không giao dịch, người lao động vẫn phải trả phí “oan”. Tạp chí Lao động và Công đoàn có cuộc trao đổi với một số luật sư và lãnh đạo tổ chức Công đoàn, nhằm làm rõ thêm vấn đề này.

Phóng sự điều tra -

Họ là những công nhân đang sở hữu “bộ sưu tập” thẻ khá lớn, từ 3 – 5 thẻ ATM, dẫu nhu cầu hiện tại chỉ sử dụng 1 – 2 thẻ. Đấy là “di sản” từ những cách phát hành đại trà từ nhà phát hành thẻ, thông qua các công ty đến người lao động. Những chiếc thẻ “dư dùng”, bỏ không đã khiến họ thành những “con nợ” tiềm tàng, bất đắc dĩ của ngân hàng, dẫu là vài chục ngàn, vài trăm ngàn đồng hay tiền triệu.

Phóng sự điều tra -

Nhằm mang đến những thông tin khách quan, xác thực trước thực trạng sử dụng thẻ ATM trong công nhân, lao động, nhất là họ có phải bị mất phí “oan” hay không, trong một tháng qua Tạp chí Lao động và Công đoàn đã tiến hành khảo sát 500 công nhân trong các khu công nghiệp lớn của cả nước. Kết quả có nhiều con số hẳn sẽ khiến nhiều người “bừng tỉnh” từ những chiếc thẻ ngân hàng tưởng đã “ngủ yên”, không dùng.

Emagazine -

Theo những quy định hiện hành, nếu có thẻ ngân hàng nhưng không sử dụng, khách hàng vẫn có thể tốn phí từ 50 – 60 ngàn đồng, thậm chí hàng trăm ngàn đồng mỗi năm tùy từng trường hợp và tùy loại thẻ, thậm chí khách hàng có thể kèm phí phạt thanh toán dư nợ nếu chưa trả hết nợ. Tất nhiên, bạn có càng nhiều thẻ, số tiền ấy càng lớn, có khi tốn phí tiền triệu hằng năm, cùng với những rắc rối không đáng có khác.

Phóng sự điều tra -

Trót nhận thêm một thẻ tín dụng của một ngân hàng khi mở tài khoản ATM, bẵng đi gần chục năm dù không sử dụng, chị X. tá hỏa khi nhận được thông báo khoản nợ vay quá hạn tới hơn 7 triệu đồng.

Pháp luật lao động -

Một số vụ ngừng việc tập thể gần đây của người lao động đã đặt ra yêu cầu đối với các doanh nghiệp trong việc điều chỉnh tăng lương cho công nhân lao động và phải có sớm có thông báo rõ ràng, cụ thể để người lao động yên tâm làm việc…

Phóng sự điều tra -

Trong vụ án tranh chấp lao động mà công đoàn tham gia bảo vệ quyền lợi của người lao động tại Bà Rịa - Vũng Tàu, phiên tòa phúc thẩm ngày 19/6 tạm ngừng xét xử.