Vòng tay ấm áp
Nét đẹp Người lao động - 01/09/2021 18:39 Hoàng Văn Luật
Anh Trịnh Văn Diệu (người đứng) thăm hỏi học sinh điều trị tại bệnh viện |
18 năm công tác tại Trường THCS Nga Phượng 1, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, tôi đã có 5 năm đạt danh hiệu Giáo viên giỏi cấp huyện, Chiến sĩ thi đua, có sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh, có nhiều học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh.
Để gắn bó được với nghề, có 1 cuộc sống tạm gọi là ổn định, yên tâm công tác, một phần nhờ sự nỗ lực của bản thân nhưng phần lớn nhờ sự giúp đỡ tận tình của Ban chấp hành Công đoàn, nhất là anh Trịnh Văn Diệu, Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Nga Phượng 1.
Nhớ lại 18 năm trước, khi cấp trên điều động về Trường THCS Nga Phượng 1 công tác, hoàn cảnh gia đình tôi lúc đó rất khó khăn. Bản thân là giáo viên Thể dục, mới ra trường không lâu nên lương thấp, không có thu nhập thêm. Vợ tốt nghiệp Đại học Sư phạm ra trường nhưng không xin được việc trong ngành Giáo dục, đi làm công ty lương ba cọc ba đồng. Hai đứa con thơ ra đời, lại thêm bố mẹ già đau yếu nên lương của hai vợ chồng chỉ đủ trang trải cuộc sống, tằn tiện lắm mới dành được 1 tháng vài ba triệu phòng lúc ốm đau.
Nhiều năm trôi qua, cả gia đình 6 người ở trong một ngôi nhà cấp 4 vỏn vẹn có 35 mét vuông do ông bà để lại. Dù cảnh sống chật chội, bức bối nhưng lực bất tòng tâm.
Anh Trịnh Văn Diệu, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn trường đã thấu hiểu hoàn cảnh gia đình tôi và hết lòng động viên giúp đỡ.
Năm 2018, anh đại diện cho Ban chấp hành Công đoàn nhà trường đã phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện Nga Sơn hỗ trợ gia đình tôi xây dựng được một ngôi nhà kiên cố, khang trang với diện tích 65 mét vuông.
Tổng kinh phí xây dựng nhà là 150 triệu đồng, trong đó Quỹ Mái ấm Công đoàn hỗ trợ 40 triệu đồng, số tiền còn lại là do gia đình tích lũy và vay mượn.
Ngôi nhà là nguồn động viên an ủi lớn lao đối với các thành viên trong gia đình tôi.
Cảm nhận của tôi cũng như tất cả mọi người về anh Trịnh Văn Diệu đó là sự gần gũi, cởi mở, chân tình và giàu lòng nhân ái. Anh luôn động viên, giúp đỡ anh chị em đoàn viên giải quyết những khó khăn vướng mắc trong công việc và cuộc sống.
Năm 2019, bố tôi bị ngã chấn thương sọ não, gẫy xương khớp háng, phải điều trị ở bệnh viện hơn 1 tháng. Mọi sinh hoạt của ông phải nhờ vào người khác. Nhà tôi có 3 anh em, hai em gái lấy chồng xa nên công việc chỉ mình tôi gánh vác. Vừa lo công tác, chăm sóc con cái, vừa chăm sóc bố nằm viện, tôi rất mệt mỏi và căng thẳng.
Hiểu được hoàn cảnh ấy, anh đã động viên, phân công các anh em nam trong trường hằng đêm thay nhau lên chăm bố cùng tôi. Chính bản thân anh cũng không nề hà lên bệnh viện trực thay để tôi chợp mắt vài tiếng đồng hồ, lấy sức mai còn lên lớp.
Không chỉ riêng tôi, gia đình anh chị em đoàn viên nào trong trường gặp khó khăn, hoạn nạn, anh và mọi người đều kịp thời có mặt động viên, giúp đỡ.
Tháng 5/2020, em Mai Văn Dũng, học sinh lớp 7 của trường trong giờ ra chơi chạy nhảy đùa nghịch cùng bạn bè bị vấp ngã và gẫy xương đùi. Gia đình phải đưa em ra Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Ninh Bình điều trị. Bố mẹ Dũng đều là nông dân, người bố thì ốm đau bệnh tật, chỉ có mẹ là lao động chính trong nhà. Hoàn cảnh gia đình em cũng vô cùng khó khăn.
Với cương vị là Chủ tịch Công đoàn nhà trường, anh Diệu đã kêu gọi cán bộ giáo viên, nhân viên cùng toàn thể học sinh trong nhà trường quyên góp hỗ trợ gia đình em Dũng được hơn 7 triệu đồng. Anh cùng Ban chấp hành Công đoàn nhà trường đã tới Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Ninh Bình thăm hỏi, động viên và trao số tiền quyên góp cho gia đình học sinh.
Năm học mới lại bắt đầu, dẫu còn nhiều khó khăn và thách thức, nhất là trong thời điểm hiện nay dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp nhưng tôi tin với sự dìu dắt của Ban giám hiệu, Công đoàn nhà trường, đặc biệt là anh Diệu, tôi tin rằng Trường THCS Nga Phượng 1 sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Vươn lên nhờ "vòng tay Công đoàn" Công đoàn Trường Mầm non Chiềng Hắc đã truyền cảm hứng, niềm say mê và ngọn lửa nhiệt huyết cống hiến cho mỗi giáo viên ... |
Ấm áp vòng tay công đoàn Từ những việc làm thiết thực, ý nghĩa, việc hỗ trợ xây dựng nhà "Mái ấm Công đoàn" cho chị Nguyễn Thị Hương có hoàn ... |
Ấm áp những suất cơm từ thiện dành cho người lao động tự do mùa dịch Hơn 1 tháng qua TP HCM thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15, 16 của Chính phủ và Chỉ thị 10 của thành phố ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 10/07/2024 13:40
Không chỉ là một cán bộ thư viện - cô thủ thư giỏi, say mê với công việc, chị Võ Thị Hoa – Cán bộ thư viện Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái, phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng còn là một tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế gia đình. Với sự cần cù, chịu khó và những nỗ lực không mệt mỏi, chị đã xây dựng cho mình một mô hình kinh tế sạch, bền vững, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.
Emagazine - 17/11/2022 17:32
Hình ảnh điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hiền chải và tết tóc gọn gàng giúp một cụ bà đang chờ đến lượt vào phòng phẫu thuật thay thủy tinh thể ở hành lang Bệnh viện Mắt Quảng Trị đã đi thẳng vào trái tim của nhiều người.
Vòng tay Công đoàn - 18/08/2022 20:15
Để yêu thương, chăm sóc đứa trẻ mà mình không mang nặng đẻ đau là điều không dễ dàng, thế nhưng, với tấm lòng nhân ái của mình, hai người phụ nữ thuộc Công đoàn huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) đã tận tình chăm sóc, nuôi dưỡng hai đứa trẻ mồ côi.
Nét đẹp Người lao động - 14/07/2022 11:25
Sinh ra và lớn lên ở một vùng nông thôn thuộc thành phố Hải Phòng, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Phạm Văn Thương đã đam mê và muốn tìm hiểu ngành Mỏ. Tình yêu, cùng với tinh thần trách nhiệm, tiên phong và sự vào cuộc của Công đoàn, hằng năm anh cho “ra lò” nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo. Trong đó, giải pháp sáng kiến: “Nghiên cứu, đề xuất thi công đào lò chuẩn bị lò chợ 11-3-T-16 khu III vỉa 11 giáp đứt gẫy địa chất F giúp tận thu 48.210 tấn than nguyên khai”.
Câu chuyện quanh tôi - 03/07/2022 08:59
Cung đường EWEC là tài nguyên vô giá để liên kết phát triển du lịch giữa Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Nhiều tour xuyên á trên cung đường này đang dần nối lại, thắp tín hiệu “hồi sinh” sau đại dịch…
Đời sống - 26/06/2022 19:12
“01/4/2020 - ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội” ở TP. Hồ Chí Minh, tôi cứ ngỡ ra đường sẽ khó gặp ai nhưng xuống phố vẫn tấp nập người qua lại, quá đông so với “chỉ có việc cần thiết mới nên ra đường”... đọc lại những dòng nhật ký cách đây hơn hai năm mà như mới hôm qua, tôi thấy có không ít điều đáng suy ngẫm…