Vĩnh Phúc: Khởi sắc trong thu hút đầu tư, chú trọng nguồn vốn FDI Thể hiện sự quan tâm sâu sắc về vấn đề lao động tại địa phương, vừa qua, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo thực hiện khảo sát tại 26/180 doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn và 329/1.400 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh về nhu cầu và chất lượng nguồn lao động. Kết quả cho thấy: Gần 27% doanh nghiệp lớn, trên 16% doanh nghiệp nhỏ và vừa phản ánh thiếu hụt cả lao động phổ thông và lao động chất lượng cao. Bên cạnh đó, dù tỷ lệ lao động qua đào tạo có xu hướng tăng qua các năm nhưng số lao động có trình độ cao đẳng trở lên trong lĩnh vực công nghệ cao còn thấp và chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp công nghệ cao. | Công nhân trong dây chuyền sản xuất của Công ty CP Prime Ngói Việt Vĩnh Phúc. Ảnh: Duy Minh. | Đẩy mạnh đồng bộ các giải pháp Trước tình hình trên, UBND tỉnh đã chỉ đạo sở, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Trong đó ưu tiên đẩy nhanh quá trình chuyển dịch lao động sang các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực và phát triển doanh nghiệp ở khu vực nông thôn; đổi mới công tác dạy nghề gắn với giải quyết việc làm. Cùng với đó, tăng cường hợp tác, liên kết, đặt hàng đào tạo với các trường đại học; thực hiện chương trình đào tạo mới theo chuẩn khu vực và quốc tế. Kịp thời điều chỉnh công tác giải quyết việc làm, giáo dục nghề nghiệp theo sự thay đổi, biến động của thị trường lao động. Thời gian tới, tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng tuyển sinh, chất lượng đào tạo và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời, phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo, nhất là đào tạo chất lượng cao theo hướng tăng cường thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo cho thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế. | Honda Việt Nam trao tặng động cơ ô tô giúp cho công tác đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1, tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: ĐVCC. | Bên cạnh đó, tiếp tục đổi mới phương pháp quản lý; nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo. Tỉnh sẽ tiếp tục hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo hướng tăng quy mô và nâng cao chất lượng, tập trung đào tạo chương trình chất lượng cao chú trọng các ngành nghề kinh tế mũi nhọn, các lĩnh vực quan trọng của tỉnh. Đảm bảo sẵn sàng nguồn nhân lực Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 20 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, đội ngũ công nhân của tỉnh đã phát triển cả về số lượng và chất lượng; trình độ lý luận, ý thức tổ chức, kỷ luật khá; trình độ tay nghề ngày càng được nâng cao, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. | Đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng Nghề Vĩnh Phúc. Ảnh: ĐVCC. | Để sẵn sàng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, Vĩnh Phúc đã ưu tiên đầu tư xây mới, nâng cấp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; thực hiện phân luồng học sinh; ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích lao động học nghề; đưa công nhân, lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Tỉnh có 33 cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp với gần 2.000 cán bộ, giáo viên, giảng viên. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở có hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chủ động đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động liên kết với các doanh nghiệp, mở rộng quy mô đào tạo các ngành, nghề theo nhu cầu thị trường; tăng các tiết dạy thực hành, định hướng nghề nghiệp cho học sinh… | Chú trọng công tác dạy nghề cho thanh niên nông thôn. Ảnh: ĐVCC. | Tỉnh cũng chú trọng đẩy mạnh đào tạo nhân lực trẻ có kỹ năng nghề cao, đáp ứng yêu cầu nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đến nay Vĩnh phúc có khoảng 251.000 công nhân, lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp. Trong đó, lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước chiếm 0,5%, doanh nghiệp ngoài nhà nước hơn 37% và lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là hơn 62%. Đáng chú ý là tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng dần qua các năm, từ 24,8% năm 2018, tăng lên 25,1% năm 2019, 28,2% năm 2020 và đạt xấp xỉ 35% năm 2021. Những giải pháp đồng bộ mà tỉnh Vĩnh Phúc triển khai thực hiện đang mang lại kết quả khả quan, góp phần đáp ứng nhu cầu lao động, nhất là lao động chất lượng cao của các doanh nghiệp trên địa bàn. Sơ kết công tác thi đua, khen thưởng 6 tháng đầu năm 2023 Mới đây, Khối thi đua Ban Quản lý các KCN, KCX, KKT (Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế) các tỉnh đồng bằng ... Tiệc buffet thân tình cho người lao động Từ số tiền 18.000 đồng cho suất ăn hàng ngày, các cấp Công đoàn Prime Group hỗ trợ thêm 32.000 đồng giúp gần 4.000 đoàn ... | "Cái duyên công đoàn sẽ theo tôi cả đời!" Đam mê sản xuất, nỗ lực vượt khó để trở thành một công nhân giỏi, một người quản đốc tâm huyết, nhưng khi “duyên” công ... | | |