Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Vì sao phải xây dựng Nghị định mới về vị trí việc làm, biên chế công chức?

Thị trường lao động - HÀ VY

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến của Nhân dân đối với dự thảo Nghị định về vị trí việc làm và biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.
Gần 11.000 vị trí việc làm trống
Vì sao phải xây dựng Nghị định mới về vị trí việc làm, biên chế công chức?
Công chức làm việc ở bộ phận một cửa. Ảnh minh họa: TL

Sự cần thiết phải có Nghị định mới về vị trí việc làm, biên chế công chức

Nghị định này sẽ thay thế Nghị định số 62/2020/NĐ-CP của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức, Nghị định số 106/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập (khi được thông qua).

Lý giải về việc phải xây dựng Nghị định mới về vị trí việc làm, biên chế công chức, Bộ Nội vụ cho biết, tại khoản 2 Kết luận số 40-KL/TW2 ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022 - 2026 không bao gồm lao động hợp đồng. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị tự quyết định việc sử dụng hợp đồng lao động và trả lương, phụ cấp cho lao động hợp đồng theo quy định từ ngân sách chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị.

Theo đó, số người làm việc tại vị trí hỗ trợ, phục vụ sẽ không được tính vào tổng biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao theo quy định và cũng không được xác định trong cơ cấu viên chức theo chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập. Do vậy, quy định về căn cứ xác định biên chế công chức, số người làm việc tại Nghị định số 62/2020/NĐ-CP, Nghị định số 106/2020/NĐ-CP không còn phù hợp, cần phải sửa đổi.

Bên cạnh đó, theo Quy định số 70-QĐ/TW3 ngày 18/7/2022, Bộ Chính trị đã giao thẩm quyền quản lý biên chế cho Ban Tổ chức Trung ương là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế và trực tiếp quản lý biên chế các tỉnh ủy, thành ủy; Ban cán sự đảng Chính phủ trực tiếp quản lý biên chế các bộ, cơ quan ngang bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập; cơ quan đại diện Việt Nam ở ngước ngoài; đơn vị sự nghiệp ở Trung ương; hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương; viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập...

Do vậy, quy định về trình tự phê duyệt biên chế, trách nhiệm, thẩm quyền quản lý, quyết định biên chế, điều chỉnh biên chế tại Nghị định số 62/2020/NĐ-CP và Nghị định số 106/2020/NĐ-CP không còn phù hợp, cần phải sửa đổi.

Ngoài ra, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 62/2020/NĐ-CP còn vướng mắc như: Chưa quy định rõ trách nhiệm hướng dẫn vị trí việc làm lãnh đạo quản lý trong các cơ quan, tổ chức hành chính; chưa quy định cơ quan điều chuyển biên chế công chức làm việc giữa nước này sang nước khác theo đề nghị của bộ, ngành và ý kiến của Bộ Ngoại giao.

Để giải quyết những vấn đề nêu trên và để thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước, thể chế hóa các quy định liên quan của Đảng thì việc xây dựng Nghị định mới thay thế Nghị định số 62/2020/NĐ-CP và Nghị định số 106/2020/NĐ-CP là cần thiết.

Nhiều quy định mới của dự thảo Nghị định

Trên cơ sở đánh giá việc thực hiện Nghị định số 62/2020/NĐ-CP, Nghị định số 106/2020/NĐ-CP và để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong quá trình thực hiện các quy định về vị trí việc làm, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các cơ quan, tổ chức hành chính, Bộ Nội vụ soạn thảo dự thảo Nghị định mới gồm 5 chương, 30 điều để lấy ý kiến của Nhân dân.

Theo dự thảo Nghị định, Bộ Nội vụ đề xuất một số nội dung mới so với Nghị định số 62/2020/NĐ-CP, Nghị định số 106/2020/NĐ-CP gồm:

Một là, sửa đổi, bổ sung các quy định về nguyên tắc xác định vị trí việc làm và quản lý biên chế công chức, biên chế sự nghiệp;

Hai là, sửa đổi quy định về trình tự phê duyệt biên chế công chức từ hằng năm thành “05 năm” để phù hợp với quy định quản lý biên chế tại Quy định số 70-QĐ/TW và việc thẩm định;

Ba là, sửa đổi, bổ sung thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc thẩm định, giao biên chế công chức, biên chế sự nghiệp;

Bốn là, sửa đổi, bổ sung thẩm quyền, trách nhiệm việc điều chuyển biên chế công chức, số lượng người làm việc giữa các bộ, ngành hoặc giữa bộ, ngành với địa phương hoặc giữa bộ, ngành, địa phương với Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước; Quyết định điều chuyển biên chế công chức làm việc ở ngước ngoài giữa nước này sang nước khác;

Năm là, bổ sung thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc bộ, ngành, địa phương;

Sáu là, bỏ quy định các bộ, ngành, địa phương không gửi kế hoạch biên chế công chức, số lượng người làm việc theo quy định thì sẽ bị xem xét tỷ lệ tinh giản biên chế cao hơn 1% với tỷ lệ giảm biên chế theo lộ trình hằng năm.

Bảy là, bổ sung quy định trách nhiệm hướng dẫn vị trí việc làm lãnh đạo quản lý trong cơ quan, tổ chức hành chính;

Tám là, bổ sung trách nhiệm và thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan, tổ chức hành chính thuộc bộ, ngành, địa phương.

Những vấn đề cốt lõi khi xây dựng Đề án vị trí việc làm của các Nhà Văn hóa Lao động Những vấn đề cốt lõi khi xây dựng Đề án vị trí việc làm của các Nhà Văn hóa Lao động

Theo đồng chí Nguyễn Ngọc Sơn - Phó Trưởng Ban Tổ chức Tổng LĐLĐ Việt Nam, các Cung Văn hóa, Nhà Văn hóa Lao động ...

Thừa Thiên Huế: Gần 4.000 vị trí việc làm cho người lao động vào dịp đầu năm mới Thừa Thiên Huế: Gần 4.000 vị trí việc làm cho người lao động vào dịp đầu năm mới

Phiên giao dịch việc làm đầu Xuân Quý Mão 2023 đã được tổ chức với 28 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng trực tiếp và ...

Gia Lai: Kết nối việc làm bền vững cho 4.000 lao động Gia Lai: Kết nối việc làm bền vững cho 4.000 lao động

Hội chợ việc làm tỉnh Gia Lai năm 2023 đã thu hút hơn 60 công ty, doanh nghiệp tham gia, có nhu cầu tuyển dụng ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Thị trường lao động -

Hơn 1/5 thanh niên trên toàn cầu trong tình trạng không có việc làm, không được giáo dục hoặc không được đào tạo (NEET) vào năm 2023, theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Tình trạng NEET vẫn đang là vấn đề đáng lo ngại, dù tỷ lệ thất nghiệp đang giảm.

Thị trường lao động -

6 tỉnh phía Bắc gồm Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn và Ninh Bình đang có nhu cầu tuyển dụng 21.900 công nhân điện tử; 8.265 công nhân sản xuất – lắp ráp; 5.787 công nhân may…

Thị trường lao động -

Theo thông tin từ cục Quản lý lao động ngoài nước trong 06 tháng đầu năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 78.640 lao động đạt 62,91 % kế hoạch năm 2024.

Thị trường lao động -

Phiên giao dịch việc làm (GDVL) - Tư vấn hướng nghiệp quận Long Biên hôm nay (22/6) có sự tham dự của 103 đơn vị, doanh nghiệp. Trong đó, 66 đơn vị tham gia trực tiếp và 37 doanh nghiệp niêm yết thông tin tuyển dụng; tổng nhu cầu tuyển sinh, tuyển dụng là 5.077 chỉ tiêu.

Thị trường lao động -

Trong 5 tháng đầu năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 65.852 lao động (19.409 lao động nữ), đạt 52,68 % kế hoạch năm 2024.

Thị trường lao động -

Sáng nay 15/6 tại Hà Nội, 45 đơn vị, doanh nghiệp đã tham gia Ngày Hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp quận Cầu Giấy năm 2024, với 2.984 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh, xuất khẩu lao động.

Podcast

TS Nguyễn Ngọc Huy - chuyên gia nghiên cứu biến đổi khí hậu và thiên tai có những lời khuyên để ứng phó với tình hình lũ lụt hiện nay để đảm bảo an toàn.

Tôi công nhân

Nếu người lao động phải ngừng việc do siêu bão Yagi thì vẫn sẽ được công ty trả lương, trong đó tiền lương ngừng việc sẽ do các bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Talk Công đoàn

Đồng chí Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam chia sẻ về hiệu quả của những chương trình phúc lợi dành cho đội ngũ y bác sĩ, người lao động trong ngành.

An toàn, vệ sinh lao động

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Video

Đọc thêm

Thị trường lao động -

Theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 4/2024 là 12 430 lao động.

Thị trường lao động -

“Phiên giao dịch việc làm (GDVL) lưu động huyện Gia Lâm năm 2024” tổ chức hôm nay (25/5) có sự tham gia của 30 đơn vị tuyển dụng và đào tạo cùng 1.644 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh. Sự kiện mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân trên địa bàn đã thu hút đông đảo người lao động đến tìm hiểu và nộp hồ sơ xin việc.

Thị trường lao động -

Trung tâm Dịch vụ việc làm Đắk Lắk vừa phối hợp với UBND TP. Buôn Ma Thuột tổ chức Ngày hội việc làm năm 2024.

Thị trường lao động -

2.410 chỉ tiêu việc làm, tuyển dụng với tiền lương hấp dẫn tại phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ứng Hòa năm 2024 (ngày 4/5) là cơ hội tốt cho nhiều người lao động.

Thị trường lao động -

Trong quý 1/2024, thị trường lao động tiếp tục được phục hồi. Lực lượng lao động, số người có việc làm quý 1/2024 tiếp tục tăng so với quý 4/2023 và cùng kỳ năm 2022.

Thị trường lao động -

Năm 2024, TP. Hà Nội sẽ tổ chức 19 phiên giao dịch việc làm lưu động, kỳ vọng mang đến nhiều cơ hội học nghề và việc làm cho người lao động.

Thị trường lao động -

Ngày hội việc làm dành cho lao động nữ sẽ diễn ra tại Bắc Ninh ngày mai (31/3) với hơn 5.000 chỉ tiêu tuyển dụng của 30 doanh nghiệp.

Thị trường lao động -

Ông Phạm Vũ Quốc Bình - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH nhấn mạnh tại Hội nghị Giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm bền vững.

Thị trường lao động -

Để khuyến khích lao động nữ, cần phát huy sức mạnh của các hiệp hội phụ nữ, tận dụng mạng lưới nhân tài nội bộ, chú trọng nâng cao kỹ năng, phúc lợi…

Nhịp cầu lao động -

Theo khảo sát mới công bố của Anphabe, ẩm thực và nghỉ dưỡng đứng đầu trong Top 10 ngành/nghề yêu thích của sinh viên Gen Z.