Vấn đề về công tác cán bộ công đoàn khi xem xét, sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn
Chính sách mới - 28/11/2022 09:08 ThS. NGUYỄN DUY VŨ - Phó Trưởng ban Tổ chức, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Việc triển khai còn nhiều khó khăn, bất cập
Ngày 20/01/2008, BCH Trung ương (khóa X) ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW về tiếp tục xây dựng GCCN Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, trong đó nêu nhiệm vụ, giải pháp về công tác cán bộ công đoàn (CBCĐ), gồm: 1) Có cơ chế, chính sách đẩy mạnh việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng những cán bộ ưu tú xuất thân từ công nhân, nhất là công nhân trực tiếp sản xuất, tăng dần tỉ lệ cán bộ xuất thân từ công nhân trong bộ máy lãnh đạo các cấp của Đảng, Nhà nước, Công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và tạo cơ hội phát triển cho những CBCĐ trẻ, cán bộ thanh niên có năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức tốt xuất thân từ công nhân; 2) Nghiên cứu việc quy định cơ cấu đại diện công đoàn vào thường vụ cấp ủy ở những nơi có nhiều KCN, đông công nhân.
Cán bộ Liên đoàn Lao động tỉnh Tuyên Quang tuyên truyền chính sách pháp luật cho công nhân Công ty TNHH MSA YB. Ảnh: Minh Thủy. |
Mới đây, ngày 21/6/2021, Bộ Chính trị (khóa XIII) ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TW về Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới, trong đó nêu các nhiệm vu, giải pháp về công tác CBCĐ, gồm: 1). Xây dựng đội ngũ CBCĐ bảo đảm về số lượng, chất lượng, có trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm, uy tín, có năng lực đối thoại, dẫn dắt, truyền cảm hứng, tập hợp, đoàn kết NLĐ; 2). Người đứng đầu tổ chức Công đoàn phải có uy tín cao, am hiểu sâu sắc và có kinh nghiệm thực tiễn về công tác vận động quần chúng, nhất là vận động công nhân, NLĐ và chủ doanh nghiệp; 3). Cơ cấu cấp ủy các cấp có tỷ lệ hợp lý người trưởng thành từ công nhân, công đoàn. Cấp ủy thống nhất với công đoàn cấp trên trong việc đề bạt, điều động, luân chuyển chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cùng cấp; 4). Nghiên cứu, ban hành chính sách phù hợp để tuyển dụng CBCĐ trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân; thu hút, tạo động lực cho CBCĐ. Nghiên cứu, đề xuất cơ chế giao biên chế cho công đoàn hợp lý, bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế.
Hai Nghị quyết trên, cùng với việc Quốc hội ban hành Luật Công đoàn cho thấy Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến phong trào công nhân và hoạt động công đoàn. Tuy nhiên, thực tế việc triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng về công nhân, công đoàn, Luật Công đoàn đang gặp nhiều khó khăn, bất cập.
Thứ nhất, quy định của Luật Công đoàn năm 2012 có một số điểm chưa đồng nhất, liên thông với Luật Cán bộ, công chức (CBCC) và các văn bản dưới luật, dẫn đến cách hiểu khác nhau, khó thực hiện.
Theo đó, Luật CBCC quy định cán bộ: “được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước”. Có thể hiểu phải đáp ứng 3 yêu cầu: 1). Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ; 2). Làm việc trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, và 3). Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang triển khai lắp đặt các pano, áp phích tuyên truyền tại các khu nhà trọ cho công nhân lao động. Ảnh: LĐLĐ Bắc Giang. |
Luật Công đoàn năm 2012 quy định CBCĐ, gồm: 1). CBCĐ chuyên trách là người được tuyển dụng, bổ nhiệm để đảm nhiệm công việc thường xuyên trong tổ chức Công đoàn; 2). CBCĐ không chuyên trách là người làm việc kiêm nhiệm được Đại hội Công đoàn, Hội nghị Công đoàn các cấp bầu ra hoặc được BCH công đoàn chỉ định, bổ nhiệm vào chức danh từ Tổ phó tổ công đoàn trở lên. Như vậy, có 02 điểm chưa thống nhất, chưa liên thông, gồm:
1. CBCĐ chuyên trách được tuyển dụng, bổ nhiệm để đảm nhiệm công việc thường xuyên trong tổ chức Công đoàn: Có thể hiểu bao gồm toàn bộ CCVC làm việc thường xuyên trong các cơ quan công đoàn, đơn vị sự nghiệp công đoàn, cũng được coi là cán bộ, hoặc có nhiều cách hiểu khác nhau.
2. CBCĐ không chuyên trách là người làm việc kiêm nhiệm được Đại hội Công đoàn, Hội nghị Công đoàn các cấp bầu ra hoặc được BCH công đoàn chỉ định, bổ nhiệm vào chức danh từ Tổ phó tổ công đoàn trở lên: Có thể hiểu tất cả những ai là cán bộ, CCVC, NLĐ làm việc, hưởng lương, nguồn thu nhập từ cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp hoặc nghề nghiệp khác, đã là đoàn viên công đoàn, khi được phân công làm nhiệm vụ nào đó về công tác công đoàn, thì được gọi là CBCĐ; đối tượng này hiện chiếm đại đa số trong tổng số CBCĐ các cấp và chưa nhất quán với quy định của Luật CBCC.
Tiếp đó, Khoản 2, Điều 4 Luật CBCC quy định: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện..., trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước”. Theo quy định trên, có hai điểm chưa thống nhất, liên thông, gồm:
1. Tài chính công đoàn (TCCĐ) cơ bản hiện nay từ 02 nguồn thu thường xuyên là kinh phí (do đơn vị sử dụng lao động trích nộp cho công đoàn bằng 2% quỹ lương hàng tháng trả cho NLĐ) và đoàn phí (do đoàn viên đóng góp bằng 1% tiền lương tháng), được coi là ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, cán bộ chuyên trách công đoàn trong các tập đoàn (tương đương cấp tỉnh), tổng công ty Nhà nước (tương đương cấp huyện), được xếp lương và phụ cấp chức vụ theo Quyết định số 128-QĐ/TW ngày 14/12/2004 của Ban Bí thư; đã đáp ứng yêu cầu về biên chế, quy trình tuyển dụng, vị trí việc làm, nguồn trả lương theo quy định (hiện đang áp dụng theo Hướng dẫn số 07-HD/BTCTW), nhưng đang có nhiều ý kiến khác nhau trong việc xác định là công chức hay không là công chức.
Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn cơ sở do Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai tổ chức. Ảnh: L. Mai. |
2. Đối với cán bộ chuyên trách công đoàn ngành địa phương và tương đương, được quy định trong Điều lệ Công đoàn Việt Nam qua nhiều nhiệm kỳ (được Ban Bí thư phê duyệt, được xếp phụ cấp chức vụ theo Quyết định số 128-QĐ/TW ngày 14/12/2004 của Ban Bí thư; đã đáp ứng yêu cầu về quy trình tuyển dụng, vị trí việc làm, nguồn trả lương theo quy định). Tuy nhiên, quy định này hiện chưa được thực hiện thống nhất trong hệ thống chính trị, trong đó có một số cấp ủy địa phương không giao biên chế cho cơ quan chuyên trách công đoàn ngành địa phương (theo thẩm quyền phân cấp tại Quy định số 212-QĐ/TW, ngày 30/12/2019 của Ban Bí thư), là chưa quan tâm đúng với tinh thần Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 21/6/2021 của Bộ Chính trị.
Thứ hai, CBCĐ chuyên trách cấp cơ sở chưa được xác định vị trí, vai trò tương xứng trong điều kiện hiện nay.
Tại Khoản 3, Điều 4 Luật CBCC quy định: “Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực HĐND, UBND, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước”. Theo quy định trên có thể thấy:
1. Nội dung quy định của Luật CBCC mặc nhiên không có điều, khoản nào được áp dụng đối với tổ chức Công đoàn ở cấp cơ sở, bởi trong thực tế không có công đoàn cấp xã (chỉ có công đoàn cơ quan xã, phường, thị trấn), đồng thời chức danh Chủ tịch công đoàn cơ quan xã, phường, thị trấn do công chức cấp xã hoặc người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội khác ở cơ quan cùng cấp kiêm nhiệm.
2. Đối với các CĐCS khu vực doanh nghiệp Nhà nước và ngoài khu vực Nhà nước hiện nay, có một số nơi đông đoàn viên (CĐCS cao nhất có trên 80.000 đoàn viên), được bố trí CBCĐ chuyên trách, hưởng lương từ nguồn TCCĐ, nhưng không được coi là cán bộ hoặc CCVC, nên nhiều người có trình độ học vấn cao, có quá trình thâm niên làm tốt công tác công đoàn và phong trào quần chúng, trưởng thành từ công nhân nhưng không được tuyển dụng làm chuyên trách công đoàn cấp huyện theo hình thức tiếp nhận, do không được coi là công chức cấp xã hoặc người có chức vụ trong doanh nghiệp Nhà nước hoặc viên chức đơn vị sự nghiệp công lập. Nói cách khác, chính sách cán bộ hiện nay đang tồn tại sự phân biệt giữa khu vực hành chính sự nghiệp Nhà nước và khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước.
Trao Quyết định thành lập Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Universal Alloy Corporation Việt Nam (Hòa Vang - TP. Đà Nẵng). Ảnh: Q.Luật. |
Một số đề xuất, kiến nghị
Để góp phần giải quyết những vướng mắc, bất cập nêu trên, xin có một số đề xuất nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn năm 2012, như sau:
Quy định riêng 01 điều về CBCĐ, trên cơ sở cụ thể hóa Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 Luật CBCC đối với tổ chức Công đoàn, để đảm bảo tính liên thông, thống nhất trong hệ thống chính trị.
Bổ sung 01 điều trong Luật Công đoàn, quy định về cán bộ chuyên trách CĐCS để liên thông với quy định tại Khoản 3, Điều 4 Luật CBCC.
Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 23 Luật Công đoàn theo hướng làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường bố trí CBCĐ chuyên trách tại CĐCS có đông đoàn viên, NLĐ, trên cơ sở đó tăng cường xây dựng phong trào công nhân, tích cực phòng ngừa và giải quyết sớm tranh chấp lao động phát sinh, chăm lo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ; đồng thời phát hiện, bồi dưỡng, tạo điều kiện xây dựng nguồn cán bộ trưởng thành từ phong trào công nhân, hoạt động CĐCS, là nơi rèn luyện, cung cấp cán bộ cho công đoàn cấp trên và hệ thống chính trị.
Tổng LĐLĐVN tập huấn công tác dân tộc, tôn giáo cho cán bộ công đoàn Ngày 14/11, tại tỉnh Gia Lai, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị “Tập huấn kỹ năng nghiệp vụ, tuyên ... |
LĐLĐ Khánh Hòa: Tập huấn công tác công đoàn cho hơn 100 cán bộ Trong hai ngày 17 và 18/11, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Khánh Hòa tổ chức tập huấn công tác công đoàn cho hơn 100 ... |
Công đoàn GTVT Việt Nam: Tập huấn công tác tổ chức đại hội công đoàn Trong hai ngày 25 và 26/11, tại TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Công đoàn Giao thông vận tải (GTVT) Việt Nam đã tổ chức ... |
Tin cùng chuyên mục
Chính sách mới - 21/06/2024 15:03
Một trong những điểm mới trong Dự thảo là quy định về thanh tra, kiểm tra và giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn Việt Nam.
Chính sách mới - 12/06/2024 09:34
Gần 4 năm trước, khi anh Thể được bổ nhiệm làm Chủ tịch LĐLĐ huyện Gia Lâm (Hà Nội), đơn vị có 6 biên chế. Nhưng hơn một năm nay, con số chỉ còn có 5, trong khi công việc ngày càng nặng nề.
Chính sách mới - 14/02/2024 07:06
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã thành công tốt đẹp. Nhiệm kỳ mới với những chính sách và nhiệm vụ mới, đặt tổ chức Công đoàn đứng trước những thách thức rất lớn về việc làm sao thu hút được nhiều NLĐ tham gia. Điều này đòi hỏi truyền thông công đoàn (TTCĐ) trong giai đoạn mới phải đi trước, đi nhanh, đi thận trọng và đi đến đích; đảm nhiệm cho được vai trò mở đường dẫn lối cho những lĩnh vực khác của công đoàn hoàn thành mục tiêu đặt ra trong nhiệm kỳ đặc biệt quan trọng, đánh dấu 95 năm thành lập Công đoàn Việt Nam.
Công đoàn - 11/02/2024 16:00
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam (CĐVN) diễn ra từ ngày 1-3/12/2023, tại thủ đô Hà Nội. Với phương châm “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”, 1.095 đại biểu tham dự Đại hội đã phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ, trách nhiệm cao thảo luận sâu sắc các văn kiện trình Đại hội, hoàn thành trọng trách trao gửi của hơn 11 triệu đoàn viên công đoàn (ĐVCĐ) cả nước. Đại hội thành công tốt đẹp là tiền đề quan trọng để các cấp công đoàn (CCCĐ) sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống.
Chính sách mới - 10/02/2024 18:47
Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2024 gồm 6 hoạt động trọng tâm.
Chính sách mới - 29/12/2023 17:56
Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa thay mặt Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn ký ban hành Chương trình số 01/CTr-BCH về “Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023 – 2028.