|
Thời gian qua, Hàn Quốc nhanh chóng nổi lên là một trong những nền tiên tiến nhất Đông Á, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử, dịch vụ gọi xe và các dịch vụ khác. Tuy vậy, cũng như nhiều nước khác, luôn có những vấn đề đặt ra ở quốc gia này mà cuộc đấu tranh về mức chiết khấu an toàn cho người lao động (NLĐ) ngành Vận tải là một ví dụ. |
SỰ BẤP BÊNH CỦA CÔNG NHÂN VẬN TẢI Kể từ đầu thập niên 1990, việc bãi bỏ các quy định ở Hàn Quốc đã giúp tăng khả năng tham gia của các và những người tự làm, nhưng đồng thời, quyền lực của các công ty lớn cũng tăng lên, nhất là trong việc xác lập tỷ lệ chiết khấu, từ đó làm tăng sự bấp bênh của những người làm nghề lái xe vận tải. Wol-san Liem, Trưởng ban Quốc tế, Công đoàn Vận tải và Dịch vụ công cộng Hàn Quốc (KPTU) cho biết: “Phần lớn tài xế xe tải ở Hàn Quốc là lao động tự làm hay là tài xế tự sở hữu xe. Họ không được xem là nhân viên hay NLĐ theo Luật Lao động Hàn Quốc, nghĩa là quyền của họ về các tiêu chuẩn tối thiểu cơ bản, như mức lương tối thiểu, giới hạn giờ làm việc hoặc quyền tự do hiệp hội không được đảm bảo về mặt pháp lý".
Phần lớn tài xế xe tải ở Hàn Quốc, hơn 90% là tài xế tự sở hữu xe. Ảnh: sgbexpress.com Mặc dù vậy, Trung tâm Đoàn kết công nhân vận tải (KPTU-TruckSol) của KPTU (thành lập tháng 10/2002 với 1.300 đoàn viên) đã tập hợp thành công một tỷ lệ đáng kể công nhân vận tải nhằm xây dựng sức mạnh NLĐ và tổ chức thành công cuộc vận động “mức chiết khấu an toàn” cho công nhân vận tải. Cùng với đó, họ vận động ban hành các quy định liên quan, cải thiện sinh kế của một bộ phận công nhân vận tải Hàn Quốc. |
Ông Wol-san Liem cho biết: “Sự phụ thuộc, tình trạng tự sở hữu xe và thiếu các quyền hợp pháp có nghĩa là tài xế phải chấp nhận bất kỳ điều kiện nào đặt ra, nhưng cũng phải tự chịu trách nhiệm về chi phí vận hành, như nhiên liệu và sửa chữa và cả khi tai nạn xảy ra”. Ngay từ đầu, việc tập hợp NLĐ đã là một thách thức bởi KPTU-TruckSol đã phải đối mặt với mâu thuẫn từ cả chính phủ và các công ty vận tải hàng hóa. Hành động đầu tiên của KPTU-TruckSo là tiến hành đình công vào năm 2003 buộc chính phủ phải ngồi vào bàn thương lượng. Tuy nhiên, thay vì chấp nhận yêu cầu của công đoàn, chính phủ đã sửa đổi Đạo luật Kinh doanh vận tải đường bộ cho phép Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải quyền ra lệnh cho các tài xế xe tải tham gia hành động tập thể phải quay trở lại làm việc. Tiếp theo là việc từ chối công nhận địa vị pháp lý của TruckSol là một công đoàn và buộc công đoàn cấp trên KPTU phế truất KPTU-TruckSo. Đồng thời, các công ty cũng từ chối thương lượng với KPTU-TruckSol hoặc sa thải các đoàn viên của KPTU-TruckSol vì lý do tham gia hành động tập thể. Đã có trường hợp công ty vận tải hàng hóa hủy hợp đồng với chủ xe do tham gia hoạt động công đoàn hoặc buộc các lái xe xin ra khỏi công đoàn để được ký lại hợp đồng.
Công nhân ngành Giao thông vận tải Hàn Quốc tham gia cuộc tuần hành tại Seoul với những tấm biển ghi "Chiết khấu an toàn trong mọi lĩnh vực!" - Ảnh: KPTU-TruckSol. HỌC TẬP KINH NGHIỆM QUỐC TẾ Yeonsu Park, Trưởng ban Chính sách của KPTU-TruckSol cho biết, qua chuyến thăm học tập kinh nghiệm từ Công đoàn Vận tải Úc (TWU), họ phát hiện ra rằng . TWU không chỉ thu hút NLĐ mà còn thu hút sự tham gia rộng rãi hơn của công chúng thông qua các chiến dịch vận động hành lang và truyền thông tập trung vào mối liên hệ giữa thực tiễn hợp đồng, tỷ lệ chiết khấu thấp và tai nạn đường bộ. Yeonsu Park nói: “Sau khi thăm TWU, chúng tôi cũng bắt đầu tạo lập mối liên hệ này với khẩu hiệu “An toàn cho công chúng, quyền cho người lái xe tải”. KPTU-TruckSol đã điều chỉnh và thực hiện chiến dịch giống như TWU tại Hàn Quốc, thu thập bằng chứng về việc tỷ lệ chiết khấu thấp dẫn đến việc lái xe mệt mỏi, nguy cơ tai nạn tăng lên; tổ chức hội nghị chuyên đề quốc tế và thông tin tích cực trên các phương tiện truyền thông. Đến tháng 04/2018, chiến dịch có kết quả: Đạo luật Kinh doanh vận tải đường bộ được sửa đổi với quy định về mức chiết khấu an toàn cho người lái xe trong lĩnh vực vận tải container xuất nhập khẩu và vận tải xi măng. Đạo luật quy định mức chiết khấu tối thiểu theo luật định cho tất cả lái xe vận tải đường bộ có liên quan, ngay cả những người không phải là nhân viên, hiệu lực từ tháng 1/2020. XÂY DỰNG SỨC MẠNH Cuộc vận động mức chiết khấu an toàn đã giúp KPTU-TruckSol tăng lượng đoàn viên đáng kể. Kể từ khi quy định trên có hiệu lực vào ngày 01/01/2020, số đoàn viên đã tăng thêm 350 người trong lĩnh vực vận tải xi măng, 1.400 trong lĩnh vực vận tải container và hơn 3.500 thành viên nói chung. Ông Wol-san Liem nói: “Chúng tôi đã thành công trong việc tập hợp NLĐ để tạo ra những thay đổi cụ thể tại nơi làm việc. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm, để vừa mở rộng phạm vi mức chiết khấu an toàn, vừa tập hợp thêm nhân công vận tải”. Tháng 12/2020, Quốc hội Hàn Quốc biểu quyết thông qua bảo đảm trợ cấp thất nghiệp và mở rộng bảo hiểm tai nạn lao động cho lái xe giao hàng và NLĐ tham gia kinh tế tự làm, hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Nhưng quan ngại nhất là điều khoản "hoàng hôn ba năm" trong luật (điều khoản hết hiệu lực sau ba năm) mà KPTU-TruckSol muốn bãi bỏ.
Quốc hội Hàn Quốc biểu quyết thông qua bảo đảm trợ cấp thất nghiệp và mở rộng bảo hiểm tai nạn lao động cho lái xe giao hàng. Ảnh: thuonggiathitruong.vn Một thách thức lớn khác là làm sao để mô hình của KPTU-TruckSol thích ứng tốt hơn trong nền kinh tế kỹ thuật số mới. Đoàn viên của KPTU-TruckSol vẫn chủ yếu trong lĩnh vực vận tải hàng hóa, trong khi theo Cơ sở dữ liệu giao thông vận tải Hàn Quốc, dịch vụ giao hàng tận nơi đã tăng 300% từ 2007 đến 2017. Ngay cả trong số đoàn viên của KPTU-TruckSol, công việc dựa trên ứng dụng ngày càng phổ biến, với 75% đoàn viên sử dụng ứng dụng vào năm 2018. Ông Wol-san Liem cho biết: “Kế hoạch của chúng tôi là mở rộng tập hợp NLĐ không chỉ trong lĩnh vực vận tải container và xi măng, mà còn cả thép, bán lẻ và chuyển phát bưu kiện. Đây là thời điểm rất quan trọng để quyết định tương lai của ngành vận tải đường bộ ở Hàn Quốc”. (Theo ITUC) |
Bài viết: Phạm Thị Thu Lan
|