Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhất trí tăng lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng
Chính sách mới - 24/10/2022 17:54 HÀ VY
Hậu khai giảng |
Tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước vượt dự toán khá cao
Phương án tăng lương cơ sở (lên thành 1,8 triệu đồng/tháng) tiếp tục là chủ đề thu hút sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội trong phiên họp của Kỳ họp thứ tư (Quốc hội Khóa XV) sáng nay.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường: Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhất trí với mức tăng lương cơ sở. Ảnh: quochoi.vn |
Trình bày Báo cáo thẩm tra tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 và Kế hoạch tài chính 3 năm 2023 - 2025, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường cho biết, tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước vượt dự toán khá cao, tăng 14,3% so với dự toán, tăng 2,9% so với ước thực hiện năm 2021. Trong đó, cả ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương đều vượt dự toán.
Chi ngân sách nhà nước năm 2022 đã bảo đảm các nhiệm vụ chỉ quản lý nhà nước, quốc phòng - an ninh, đối ngoại và thanh toán đầy đủ các chế độ, chính sách an sinh xã hội và các nghĩa vụ nợ đến hạn theo cam kết.
Các đại biểu tham dự Kì họp thứ tư, Quốc hội Khóa XV. Ảnh: quochoi.vn |
Về Kế hoạch tài chính 3 năm 2023 - 2025, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, tỷ trọng chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách đảm bảo bám sát mục tiêu kế hoạch tài chính 5 năm, đảm bảo thực hiện một số mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng như: Kinh phí đảm bảo cho quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế, xã hội; cải cách tiền lương cho cán bộ, công chức, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, bố trí kinh phí cho các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển khác.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày báo cáo. Ảnh: quochoi.vn |
Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhất trí với mức tăng lương cơ sở
Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng cho ý kiến về việc tăng lương cơ sở. Theo đó, đa số ý kiến nhất trí với mức tăng lương cơ sở (1,8 triệu đồng/tháng) và tăng chi trả cho một số đối tượng như phương án Chính phủ trình.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, do tác động của dịch bệnh tới tình hình thực hiện thu NSNN, lương cơ sở chưa được điều, chỉnh từ năm 2020 trở lại đây. Nếu tiếp tục giữ mức 1.490.000 đồng/tháng như năm 2019 sẽ ảnh hưởng tới đời sống của một bộ phận người lao động trong khu vực nhà nước.
Bên cạnh đó, một số đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995, người có công, phụ cấp nghề đối với cán bộ y tế cơ sở và y tế dự phòng vẫn có mức hưởng thấp, nhất là trong bối cảnh hiện nay nên việc điều chỉnh tăng lương cho các đối tượng này là phù hợp.
Trước đó, Chính phủ đã trình phương án trước Quốc hội điều chỉnh tăng lương cho công chức, viên chức và các khoản liên quan đến đời sống an sinh xã hội (trong đó dự kiến tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu lên 1,8 triệu đồng/tháng).
Cụ thể, 60 nghìn tỉ này để tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức; tăng lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội đối tượng do Ngân sách nhà nước chi trả và hỗ trợ thêm đối với đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; trợ cấp ưu đãi người có công và một số chế độ an sinh xã hội, điều chỉnh phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở.
Điều chỉnh mức lương cơ sở từ mức 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng (tương ứng tăng 20,8%) bằng nguồn kinh phí ngân sách tăng thêm trong năm 2023. Việc tăng lương cơ sở được thực hiện theo nguyên tắc “bảo đảm không thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế”.
Theo phân tích của Chính phủ, thực tế 3 năm qua, lương cơ sở mới được điều chỉnh một lần từ ngày 1/7/2019 (tăng khoảng 7,19%). Trong khi đó đối với khu vực doanh nghiệp đã điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng 3 lần (lần 1 là từ ngày 01/01/2019 tăng khoảng 5,23%, lần 2 là từ ngày 01/01/2020 tăng khoảng 5,5%, lần 3 là từ ngày 01/7/2022 tăng khoảng 6%). Tổng 3 lần điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng khu vực doanh nghiệp tăng khoảng 17,7%. Chỉ số giá tiêu dùng từ tháng 7/2019 ước tính đến hết năm 2022 đã tăng khoảng 10%.
Tuy nhiên, 3 năm qua mức lương cơ sở của người hưởng lương và phụ cấp từ Ngân sách nhà nước không điều chỉnh tăng khiến đời sống của họ gặp nhiều khó khăn. Tình trạng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc hoặc chuyển việc từ khu vực công sang khu vực tư ngày càng nhiều. Do vậy, việc cần phải được điều chỉnh lương cơ sở cho phù hợp.
Qua phân tích cho thấy khi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng/tháng sẽ tác động trực tiếp đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong năm 2023 khoảng 0,54%.
Ngoài điều chỉnh lương cơ sở, Chính phủ cũng trình Quốc hội tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do ngân sách nhà nước chi trả khoảng 12,5% và hỗ trợ thêm đối với đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp. Đồng thời tăng trợ cấp ưu đãi người có công và tăng các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở khoảng 20,8%.
Việc này cũng nhằm thực hiện chủ trương “Quan tâm điều chỉnh thỏa đáng đối với nhóm đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ”.
Chính phủ cũng đề nghị điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức làm chuyên môn y tế dự phòng và y tế cơ sở từ mức 40% lên 100%, dự kiến áp dụng từ ngày 01/01/2023 với nguồn kinh phí ngân sách nhà nước tăng thêm khoảng 5.400 tỷ đồng/năm.
Đây là sự động viên đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước và cũng là sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ. Mức tăng 20,8% lương cơ sở cũng là mức tiệm cận với cải cách tiền lương theo tinh thần Nghị quyết 27, góp phần chia sẻ với những khó khăn trong cuộc sống của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Mobifone mất sóng và sự lấp liếm Sáng đầu tuần 24/10/2022, MobiFone mất sóng ở khắp nơi tại TP.HCM, lan ra Cần Thơ, Phú Quốc và cả Hà Nội ảnh hưởng đến ... |
Điều đáng sợ đằng sau clip bạo lực học đường Liên tiếp 2 clip bạo lực học đường gây chấn động mạng xã hội trong mấy ngày vừa qua. Điều đáng nói, đó là những ... |
Gửi gắm kỳ vọng vào hai tân Bộ trưởng Y tế và Giao thông vận tải là hai lĩnh vực rất quan trọng và thiết thực của đời sống xã hội, có ảnh hưởng ... |
Tin cùng chuyên mục
Chính sách mới - 21/06/2024 15:03
Một trong những điểm mới trong Dự thảo là quy định về thanh tra, kiểm tra và giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn Việt Nam.
Chính sách mới - 12/06/2024 09:34
Gần 4 năm trước, khi anh Thể được bổ nhiệm làm Chủ tịch LĐLĐ huyện Gia Lâm (Hà Nội), đơn vị có 6 biên chế. Nhưng hơn một năm nay, con số chỉ còn có 5, trong khi công việc ngày càng nặng nề.
Chính sách mới - 14/02/2024 07:06
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã thành công tốt đẹp. Nhiệm kỳ mới với những chính sách và nhiệm vụ mới, đặt tổ chức Công đoàn đứng trước những thách thức rất lớn về việc làm sao thu hút được nhiều NLĐ tham gia. Điều này đòi hỏi truyền thông công đoàn (TTCĐ) trong giai đoạn mới phải đi trước, đi nhanh, đi thận trọng và đi đến đích; đảm nhiệm cho được vai trò mở đường dẫn lối cho những lĩnh vực khác của công đoàn hoàn thành mục tiêu đặt ra trong nhiệm kỳ đặc biệt quan trọng, đánh dấu 95 năm thành lập Công đoàn Việt Nam.
Công đoàn - 11/02/2024 16:00
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam (CĐVN) diễn ra từ ngày 1-3/12/2023, tại thủ đô Hà Nội. Với phương châm “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”, 1.095 đại biểu tham dự Đại hội đã phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ, trách nhiệm cao thảo luận sâu sắc các văn kiện trình Đại hội, hoàn thành trọng trách trao gửi của hơn 11 triệu đoàn viên công đoàn (ĐVCĐ) cả nước. Đại hội thành công tốt đẹp là tiền đề quan trọng để các cấp công đoàn (CCCĐ) sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống.
Chính sách mới - 10/02/2024 18:47
Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2024 gồm 6 hoạt động trọng tâm.
Chính sách mới - 29/12/2023 17:56
Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa thay mặt Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn ký ban hành Chương trình số 01/CTr-BCH về “Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023 – 2028.