Uống nước đun lại nhiều lần có gây ung thư?
Sức khỏe - 01/11/2021 11:49 MC
Nhiều người có thói quen đun sôi nước lại nhiều lần khi cần sử dụng. Nhiều thông tin cho rằng uống nước đun đi đun lại nhiều lần sẽ có thể gây ung thư. Trên thực tế, trong quá trình đun sôi nước nhiều lần do nhiệt độ cao có thể khiến một số chất nitrat trong nước sẽ chuyển hóa thành nitrit.
Có thật sự gây ung thư?
Dựa trên các thí nghiệm, hàm lượng nitrit trong nước máy là 0,007 mg/lít, sau khi đun sôi một lần hàm lượng nitrit là 0,021 mg/lít và hàm lượng sau khi đun sôi 20 lần là 0,038 mg/lít. Hàm lượng nitrit trong nước uống được xác định theo "tiêu chuẩn quốc gia" có giá trị là ≤1 mg/lít. Để đạt đến giới hạn này, về lý thuyết, nước cần được đun sôi 200 lần.
Vì vậy, dù đã qua mấy lần đun sôi nhưng hàm lượng nitrit vẫn kém xa so với tiêu chuẩn quốc gia. Thực tế không có mối liên hệ nào giữa nước đun sôi nhiều lần và bệnh ung thư.
Nước để qua đêm có độc không?
Một số người nói rằng nước uống qua đêm rất độc hại, thậm chí có thể gây ung thư. Mối lo tập trung vào các hợp chất nitrosamine là một loại phụ phẩm được khử trùng trong nước uống, nhưng hàm lượng nitrosamine từ nước uống vẫn nằm trong quy định.
Vì sản xuất nitrosamine cần có môi trường và tiền chất thích hợp, các chất có trong nước sau khi đun sôi sẽ mất hoạt tính, hàm lượng nitrat ít hơn nên không có cơ sở để sản xuất thêm một lượng lớn nitrosamine.
Vì vậy, dù nước đun sôi để qua đêm cũng không làm thay đổi tính chất của nước, hàm lượng vi sinh vật có thể tăng lên nhưng không gây hại nhiều hơn cho cơ thể con người.
Làm thế nào để uống nước an toàn và lành mạnh hơn?
1. Chọn nguồn nước uống sạch, đủ tiêu chuẩn và an toàn.
2. Không nên tính theo quy chuẩn 8 cốc nước mỗi ngày là đủ. Bởi kích thước mỗi cốc nước là khác nhau. Trung bình, một người trưởng thành nên uống từ 1500-1700ml nước mỗi ngày. Lượng nước cần được tăng lên nếu thời tiết nóng, hoặc với người lao động ngoài trời, người chơi thể thao.
3. Chú ý vệ sinh và không uống nước lã.
Nước uống phải đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ, an toàn. Nhiều người vẫn quen uống nước máy đã sử dụng qua máy lọc trực tiếp, nhưng nước lã như vậy có thể chứa các chất độc hại như clo, vi khuẩn và trứng côn trùng. Do đó, hãy đun sôi kỹ trước khi uống.
4. Không uống nước nóng và nước lạnh, nhiệt độ nước phải thích hợp.
Uống nước lạnh sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị lạnh đột ngột, gây co mao mạch, gây khó chịu cho đường tiêu hóa, uống nước nóng chắc chắn sẽ làm tổn thương niêm mạc (thực quản, dạ dày), thậm chí tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa.
Do đó, nước ở khoảng 37 độ C là tốt nhất, tương đương với nhiệt độ cơ thể, và cơ thể con người dễ chấp nhận với nhiệt độ nước nhiều hơn.
5. Uống từ từ, đừng uống nhiều nước một lúc
Đừng lo lắng về việc uống nước, hãy uống từ từ từng ngụm nhỏ và không uống một lúc nhiều nước khi bạn khát. Mỗi lần uống không quá 500 ml, nên uống từng ngụm nhỏ, mỗi lần khoảng 200ml.
6. Đừng đợi khát mới uống nước
Vì nhiều lý do khác nhau, nhiều người luôn đợi đến khi thật khát rồi mới uống nước nhưng lúc này cơ thể đã mất nước trầm trọng nên càng đe dọa đến quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Do đó, hãy duy trì một thói quen uống tốt, đó là uống một lượng nhỏ nước sau khi thức dậy, trước khi ăn, trước khi đi ngủ và những khoảng thời gian quan trọng khác.
Ảnh minh họa. |
7. Thận trọng với quảng cáo
Có rất nhiều loại quảng cáo trên thị trường với các khái niệm về nước như nước giàu oxy, nước kiềm... Trên thực tế, rất nhiều trong số đó chỉ là chiêu trò quảng cáo. Trong khi đó, nước đun sôi thông thường có giá cả phải chăng và đáng tin cậy hơn cả.
(Bài viết có sự tư vấn của Giáo sư Liu Shaowei, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Đông Trung Quốc)
Chiếc mũ 16 tỷ đồng và những cuộc hồi hương thầm lặng Chiếc búa sàn đấu giá Balclis (Tây Ban Nha) đã gõ ấn định người mua và giá mua chiếc mũ quan triều Nguyễn. Người mua ... |
Có thể phát hiện bệnh nặng từ sức khỏe răng miệng? Nướu, răng và lưỡi có thể phản ánh đầy đủ hơn sức khỏe của cơ thể con người như bệnh tiểu đường, ung thư, một ... |
10 món ăn để qua đêm dễ biến chất, gây hại cơ thể Nhiều người thường có thói quen để lại các thực phẩm ăn không hết qua đêm. Tuy nhiên, nếu không bảo quản đúng cách, thức ... |
Tin cùng chuyên mục
Sức khỏe - 04/08/2024 07:10
Trong bối cảnh thị trường sữa công thức ngày càng mở rộng với những quảng cáo đầy hấp dẫn, nhiều bà mẹ đang đối mặt với sự hoài nghi về lợi ích của sữa mẹ. Tuy nhiên, hàng triệu nghiên cứu và khuyến nghị từ các tổ chức y tế quốc tế vẫn khẳng định sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh.
Sức khỏe - 14/06/2024 16:20
14/6 là Ngày Quốc tế Người hiến máu. Ngày này giống như một lễ hội của tình nhân ái, nơi những người hùng thầm lặng – những người hiến máu tình nguyện – được tôn vinh và tri ân.
Kinh tế - Xã hội - 03/06/2024 10:32
Hãy tưởng tượng một ngày mà tất cả các con đường quanh nơi bạn sống không còn bóng ô tô, xe máy, tất cả thay bằng những chiếc xe đạp đủ màu sắc.
Sức khỏe - 23/05/2024 19:47
Hôm nay (23/5/2024), gần 1.300 công nhân lao động của Công ty Pearl Global Việt Nam đã được cùng lãnh đạo nhà máy, cán bộ công đoàn thưởng thức "Bữa cơm Công đoàn" an toàn, đầm ấm trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024.
Người lao động - 27/03/2024 14:50
Tại Công ty SCAVI Huế, công đoàn và chuyên môn cùng giám sát an toàn, vệ sinh thực phẩm, đảm bảo bữa ăn ca an toàn, bổ dưỡng.
Sức khỏe - 26/02/2024 15:29
Kíp bác sỹ đầu tiên của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị vượt 15 hải lý trong điều kiện thời tiết rất xấu ra đảo Cồn Cỏ để thực hiện ca phẫu thuật cấp cứu người bệnh viêm ruột thừa vào ngày 13/1/2021 gồm TS.BS Phan Khánh Việt, bác sỹ gây mê Trần Thanh Hoài và Nguyễn Chí Thanh.