Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

e magazine
24/02/2024 21:46
Từ người thợ thành lãnh đạo công đoàn

24/02/2024 21:46

Dù mới học hết cấp 3 nhưng bằng sự nỗ lực của bản thân, anh Nguyễn Văn Chỉnh - Phó Bí thư Chi bộ, Phó Trưởng phòng Sản xuất, Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Điện tử Asti (KCN Quang Minh, Hà Nội) đã có bước phát triển trong nghề nghiệp và là “cây sáng chế” của công ty.

Từ người thợ thành lãnh đạo công đoàn

Học hết cấp 3, anh lao vào đời sống với ý chí vươn lên trong làm kinh tế. Bằng sự nỗ lực, quyết tâm của bản thân, anh Nguyễn Văn Chỉnh - Phó Bí thư Chi bộ, Phó Trưởng phòng Sản xuất, Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Điện tử Asti (KCN Quang Minh, Hà Nội) đã có bước phát triển trong nghề nghiệp và là “cây sáng chế” của công ty. Nhìn lại gần 10 năm đứng trong hàng ngũ của Đảng, anh Chỉnh cho rằng, đây là môi trường tốt để anh có “điểm tựa” phấn đấu, rèn luyện cống hiến nhiều hơn nữa cho công ty.

Con nhà nông làm công nhân

Nhiều lúc tan ca, nhìn đồng nghiệp túa ra cổng nhà máy, anh Chỉnh lại hồi tưởng về khung cảnh cách đây vài chục năm. Cánh đồng làng lấp loá hiện ra trong ký ức. Thật thú vị khi thửa ruộng của gia đình anh bây giờ trở trở thành bãi đỗ xe của công ty.

Gần hai thập kỷ trước, cánh đồng mênh mông của thôn Gia Trung (nay là tổ dân phố 6, thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội) biến thành khu công nghiệp, nhà xưởng mọc lên, thanh niên tứ xứ tìm đến làm công nhân.

Nguyễn Văn Chỉnh chia sẻ: “Nếu nơi này không có khu công nghiệp, đời tôi chắc chắn rẽ theo hướng khác. Chẳng biết thế nào nhưng chắc là kém hơn”. Anh cười, lại tưởng tượng, “chắc mình sẽ đi xa, làm thuê đâu đó, hoặc cũng có khi đang làm thợ mộc cũng nên”.

Nam công nhân 8X vào Đảng để có “điểm tựa” phấn đấu

Anh Nguyễn Văn Chỉnh làm việc tại Công ty - Ảnh: NVCC

Nhà Chỉnh nghèo, đông con, bố lại thường xuyên đau ốm vì di chứng chiến tranh, thành thử, anh lam lũ từ nhỏ. Anh cấy lúa giỏi như các mẹ và cày, bừa chẳng kém những nông phu. Từ hồi lớp 6, anh đã vác cày, dắt bò ra ruộng từ 3-4 giờ sáng, xong xuôi mới về đi học. Hết cấp 3, anh chẳng dám tơ tưởng đại học, xin đi làm thợ mộc.

Rồi công nghiệp về làng, nhà máy mọc lên, thông tin tuyển dụng dán đầy ngõ, anh quyết định nộp hồ sơ làm công nhân. Năm 2007, anh trúng tuyển Công ty TNHH Điện tử Asti sau 3 vòng phỏng vấn và sau khi đã rải 3 hồ sơ ở 3 công ty, với suy nghĩ đơn giản “chỗ nào tuyển thì vào”.

16 năm trôi qua nhưng anh Chỉnh vẫn không quên những ngày đầu học việc tại xưởng sản xuất bo mạch điện tử PCB: “Tôi được chọn làm công nhân vận hành máy. Có một dây chuyền dài mấy chục mét với 6 cỗ máy khác nhau, mỗi máy có chức năng riêng. Trong quá trình máy chạy, có lỗi gì, cần xử lý gì, nó sẽ báo, mình lại đến xử lý. Cứ đi lại suốt trong chuyền như thế. Thử việc 2 tháng nhưng chỉ sau 1 tháng tôi đã điều khiển được tất cả các máy”.

Nam công nhân 8X vào Đảng để có “điểm tựa” phấn đấu

Anh Nguyễn Văn Chỉnh - Công ty TNHH Điện tử Asti. Ảnh: NVCC

Đôi tay cấy cày, đôi tay cải tiến

Sau 16 năm làm việc, qua 6 cấp bậc, anh Chỉnh hiện đang là Phó phòng, phụ trách sản xuất của Công ty TNHH Điện tử Asti. Kinh nghiệm được anh đúc kết thật giản đơn: “Trước hết, làm gì cũng phải cố gắng hết mình, sau đó là thật thà, và không ngừng cải tiến, phát triển bản thân”.

Năm 2017, anh vinh dự đại diện cho nhà máy sang Nhật Bản báo cáo đề án cải tiến trong toàn tập đoàn. Cuộc này còn có sự tham gia của đại diện các nhà máy trong tập đoàn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Kết quả, anh đem về giải Ba cho đại diện đến từ Việt Nam.

Nhớ lại hồi đầu làm công nhân, anh Chỉnh cho biết năng suất mỗi ca làm việc 8 tiếng chỉ từ 2000 đến 3000 sản phẩm. Thời điểm hiện tại năng suất gấp 3 lần, thậm chí lên đến cả chục nghìn sản phẩm mỗi ca, bởi quy trình sản xuất liên tục được cải tiến, trình độ, kỹ năng của công nhân ngày càng tăng lên.

Nam công nhân 8X vào Đảng để có “điểm tựa” phấn đấu

Bộ sưu tập bằng khen, giấy khen của anh Nguyễn Văn Chỉnh - Ảnh: NVCC

“Quan điểm của mình là cứ làm đi đã, và làm tốt nhất có thể. Nhiều người chưa làm đã tính xem được lợi cái gì nhưng với mình, đã làm gì thì phải làm bằng được và làm tốt nhất có thể. Quan trọng nhất là mình phải luôn luôn thay đổi, luôn luôn suy nghĩ: Đã tốt rồi nhưng chưa phải là tốt nhất. Có thể làm để cho nó tốt hơn. Không nên dừng lại ở đấy”, anh Chỉnh chia sẻ.

Mỗi ngày, anh thức dậy vào lúc 6 giờ và có mặt tại công ty lúc 7 rưỡi. Việc đầu tiên anh làm là đi quanh nhà máy, chừng 20 phút để xem có điều gì bất thường hay không; dụng cụ đã để đúng nơi quy định hay chưa? Gần 8 giờ, cả nhà máy tập thể dục trước khi bắt tay vào công việc. Anh lại đi kiểm tra từng chuyền sản xuất, sau đó họp bàn với các tổ trưởng về kế hoạch sản xuất, các biến động… 2 tiếng trước giờ nghỉ trưa, anh cùng các chuyên gia người Nhật Bản đi kiểm tra các dây chuyền.

“Mỗi ngày kiểm tra một công đoạn, xem có gì lãng phí, có gì nguy hiểm, hoặc có điểm gì cần cải tiến hay không? Người Nhật Bản rất chú trọng cải tiến. Cái gì làm được thì làm luôn. Cái gì chưa làm được thì phải lên kế hoạch để làm”, anh nói.

Tác phong công nghiệp

Xuất thân từ đồng ruộng, làm việc trong môi trường công nghiệp, những người như anh Chỉnh thừa nhận phải tự thay đổi để thích nghi. Từ buổi đầu bỡ ngỡ với tác phong, lề lối làm việc của người Nhật Bản, giờ đây anh đã quen và tạo thành thói quen tốt.

“Hồi trước giờ giấc tôi không được chuẩn chỉ, hoặc bạ đâu làm đấy. Khi vào môi trường công ty, tôi quen với tác phong luôn đúng giờ, kỷ luật. Thậm chí thói quen đó cũng ảnh hưởng đến tôi khi dạy con cái, sắp xếp cuộc sống gia đình”, anh Chỉnh cho hay.

Người đàn ông nói thêm: “Một điểm nữa tôi học được từ các ông chủ người Nhật Bản là dám chịu trách nhiệm. Sai thì nhận, sai thì sửa, không giấu diếm, không chối quanh”.

Nam công nhân 8X vào Đảng để có “điểm tựa” phấn đấuAnh Nguyễn Văn Chỉnh (thứ hai, từ trái) được Ban Giám đốc Công ty tặng quà đặc biệt do đạt thành tích xuất sắc trong cải tiến sản xuất, năm 2022 - Ảnh: NVCC

Dù là người có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật giúp nâng cao sản lượng cho doanh nghiệp nhưng anh Chỉnh thừa nhận đều đúc rút từ kinh nghiệm thực tế, sự mày mò, tìm tòi của bản thân. Tại các công ty, vị trí phụ trách sản xuất như anh đều là những người tốt nghiệp đại học, thậm chí trên đại học, trong khi anh chỉ mới tốt nghiệp cấp 3.

“Đôi khi tôi cũng có cảm giác mặc cảm, nhất là khi làm hồ sơ xét duyệt giải thưởng hay danh hiệu nào đó. Tôi không có bằng cấp cao nên cũng tủi thân”, anh Chỉnh nói.

Vào Đảng để nỗ lực, phấn đấu

Hiện, Công ty TNHH Điện tử Asti có khoảng 1.000 công nhân lao động. Chi bộ Công ty có 29 đảng viên. Các đảng viên đang phát huy được vai trò tiền phong, gương mẫu trong doanh nghiệp, trong đó có anh Chỉnh.

Anh Chỉnh nhớ lại thời điểm trước năm 2015, anh chưa hề có khái niệm về Đảng nhưng với ý chí, nỗ lực của tuổi trẻ, anh muốn được đóng góp nhiều hơn cho công ty. Được những đảng viên đi trước rèn luyện, anh mới hiểu vào Đảng chính là “bệ đỡ” để bản thân có thể cống hiến nhiều hơn cho công ty, đem lại giá trị cho chính bản thân và tập thể, từ đó anh luôn phấn đấu để được đứng vào hàng ngũ của Đảng.

“Từ khi vào Đảng, tôi cảm thấy có trách nhiệm hơn với công ty, luôn ý thức đi đầu, gương mẫu, trách nhiệm để quần chúng noi theo. Những sáng kiến, sáng tạo của tôi (được UBND TP Hà Nội và LĐLĐ TP Hà Nội ghi nhận, tặng Bằng khen - PV) hầu hết được ra đời trong thời gian tôi đã được kết nạp Đảng. Những sáng kiến ấy có được từ quá trình tích lũy, lao động sản xuất và cũng từ trách nhiệm của một đảng viên”, anh Chỉnh nhấn mạnh.

Nam công nhân 8X vào Đảng để có “điểm tựa” phấn đấu

Danh hiệu Đảng viên trẻ Thủ đô xuất sắc tiêu biểu năm 2016 do BCH Thành đoàn Hà Nội trao cho anh Nguyễn Văn Chỉnh, năm 2016 - Ảnh: NVCC

Lấy ví dụ các sáng kiến của mình, như: Thay đổi phương pháp sử dụng kem hàn, bán kem hàn huỷ, thiết kế hệ thống lọc cồn rửa khuôn in, kem hàn…, anh Chỉnh nhận định: “Các sáng kiến ấy quả thực đã giúp cải tiến công đoạn, cắt giảm nhân lực, tiết kiệm chi phí cho công ty hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Như vậy, tôi đã thể hiện trách nhiệm nhiều hơn với tổ chức – nơi lo cho gia đình tôi “cơm ăn, áo mặc” hằng ngày”, anh Chỉnh diễn giải.

Để phủ định quan điểm “công nhân không tha thiết vào Đảng”, anh Chỉnh cho biết, nơi anh làm việc có nhiều người trẻ muốn được vào Đảng nhưng hiện mỗi năm chỉ có 1-2 suất. “Tôi thấy ở họ có sự khao khát và hoài bão lớn lao như tôi những năm trước nhưng quy định của chi bộ như vậy nên cũng đành… Chính vì số người mong muốn vào Đảng nhiều, trong khi suất lại ít nên ai cũng ra sức phấn đấu, nỗ lực thi đua lao động, sản xuất. Nhiều người trẻ trong công ty còn nói với anh, “em muốn vào Đảng để xóa đi định kiến vào Đảng để làm gì”?, anh Chỉnh tâm sự.

Tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam diễn ra tháng 12/2023, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài phát biểu quan trọng, trong đó nhấn mạnh: “Với vị thế là một tổ chức chính trị - xã hội, là cơ sở chính trị vững chắc của Đảng, Nhà nước và Chế độ, hơn ai hết, Công đoàn phải phát huy và làm tốt hơn nữa việc tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, coi đây cũng là trách nhiệm và quyền lợi chính trị của đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động và tổ chức công đoàn… Tăng cường giới thiệu để bồi dưỡng kết nạp vào Đảng những cán bộ, đoàn viên công đoàn ưu tú, xuất sắc; chú trọng phát hiện, bồi dưỡng đoàn viên tiên tiến, nòng cốt trong các doanh nghiệp, đơn vị ngoài khu vực nhà nước, ngoài công lập”.

Một lãnh đạo công đoàn luôn lắng nghe, thấu hiểu tiếng nói người lao động

Từ khi được thành lập, chi bộ Công ty TNHH Điện tử Asti đã vinh dự nhiều năm liền được đảng bộ cấp trên tặng danh hiệu “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. Ở ngay tại công ty, những ông chủ người Nhật luôn ghi nhận, đánh giá cao sự ra đời và phát triển của chi bộ công ty. Nhờ sự lớn mạnh của chi bộ, công ty ngày càng phát triển, doanh thu ngày càng cao, đời sống người lao động ngày càng được cải thiện. Trong đóng góp chung đó có dấu ấn của đồng chí Nguyễn Văn Chỉnh.

Đồng chí Nguyễn Đức Nhân - Bí thư Chi bộ, Phó Trưởng phòng Kỹ thuật Công ty TNHH Điện tử Asti nhận xét, anh Nguyễn Văn Chỉnh là một trong số ít những lãnh đạo cấp phòng đi lên từ công nhân. “Chính vì xuất thân từ công nhân nên anh Chỉnh đã nắm chắc những công đoạn, phần việc của anh em cấp dưới để có những lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát. Hơn nữa, đi lên từ công nhân nên anh luôn hiểu, đồng cảm với đời sống người lao động để có những sự động viên, sẻ chia kịp thời”, đồng chí Nguyễn Đức Nhân đánh giá.

Cũng theo Bí thư Chi bộ Công ty TNHH Điện tử Asti, điểm nổi bật của anh Chỉnh là sự chịu khó, không chịu đi theo lối mòn mà mày mò, sáng tạo, đổi mới để có những cải tiến trong lao động sản xuất. Những sáng kiến của anh Chỉnh đã có đóng góp thiết thực trong việc rút ngắn công sức lao động, tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc của công ty.

“Anh Chỉnh là một đảng viên gương mẫu, có trách nhiệm; một lãnh đạo công đoàn sâu sát, tỉ mỉ đời sống của người lao động. Đặc biệt trong các dịp Nhà nước chuẩn bị tăng lương, anh Chỉnh luôn có ý kiến để bảo quyền và lợi ích của người lao động. Anh luôn quan tâm chăm lo đời sống của người lao động, nhất là những có mức lương thấp nhất ở công ty”, anh Nhân nói thêm.

Gần 20 năm gắn bó với Công ty TNHH Điện tử Asti và cũng là từng ấy năm quen biết, làm việc với anh Chỉnh, chị Đào Thị Hồng Ngọc (phòng Đổi mới) cho biết, anh Chỉnh là người toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Bản thân chị Ngọc đã học cảm tình Đảng và sắp sửa được kết nạp Đảng nên chị luôn lấy anh Chỉnh - người đảng viên đàn anh mẫu mực để phấn đấu, noi theo.

“Anh Chỉnh luôn hối thúc, động viên những người trẻ ở công ty phải có khát khao, hoài bão và việc vào Đảng chính là môi trường tốt để có thể nỗ lực, phấn đấu hơn nữa. Bên ngoài cuộc sống, anh Chỉnh là người gần gũi, hòa nhã, thân thiện, là trung tâm của sự đoàn kết, thống nhất trong công ty. Đặc biệt, anh luôn quan tâm, hỏi han và đòi hỏi những quyền lợi chính đáng cho những người quê ở xa, hiện chưa có nhà cửa mà phải thuê trọ. Chính những lời động viên đó đã làm cho họ có thêm niềm tin, động lực để gắn bó lâu dài với công ty, coi công ty như mái nhà thứ hai ấm áp, nghĩa tình”, chị Ngọc bày tỏ.

MINH KHÔI - NGÔ KHIÊM

Xem phiên bản di động