Từ 2021 người lao động thử việc được nhận thêm một khoản tiền
Theo Bộ luật Lao động 2019, từ 1/1/2021, người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho họ tương đương với mức đóng BHXH bắt buộc, BHYT… |
Được nhận thêm một khoản tiền trong thời gian thử việc sẽ mang lại niềm vui cho người lao động |
Khoản 1 Điều 3 quy định: “Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động”. Trong khi đó, theo Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2012, người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Như vậy, tại Bộ luật Lao động 2019 đã có sự thay đổi về khái niệm đối với người lao động. Trong trường hợp người thử việc giao kết bằng hợp đồng thử việc mà không gộp chung với hợp đồng lao động thì người thử việc chính là người lao động, do làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động không cần phân biệt giao kết bằng loại hợp đồng nào, khác với Bộ luật Lao động 2012. Ngoài ra, theo Khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019, với người lao động không thuộc đối tượng tham gia , BHYT, BHTN (Bảo hiểm thất nghiệp) thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN cho người lao động theo quy định của pháp luật. |
Ngoài tiền lương thử việc đã được thỏa thuận, NSDLĐ có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho NLĐ tương đương với mức đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN. |
Như vậy từ 1/1/2021, người thử việc sẽ là người lao động và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN nếu làm việc dưới hình thức hợp đồng thử việc mà không gộp chung với hợp đồng lao động. Do đó, ngoài tiền lương thử việc đã được thỏa thuận, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN cho người lao động. Đây là quy định mới nổi bật của Bộ luật Lao động 2019 so với Bộ luật Lao động 2012 nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động trong thời gian thử việc. |
lương thử việc có phải nộp thuế thu nhập cá nhân
Thực tế, có nhiều người lao động trong thời gian thử việc đã được trả mức lương khá cao và điều họ băn khoăn là mức lương thử việc có phải đóng (TNCN) Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính đã liệt kê các loại thu nhập chịu thuế TNCN, trong đó có tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động. Do đó, tiền lương thử việc cũng được tính là khoản thu nhập chịu thuế. Vì vậy, trước khi trả lương cho người lao động, người sử dụng lao động được phép trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Thông tư 111 như sau: Về khấu trừ thuế: - Thu nhập từ tiền lương, tiền công. Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần. - Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác: Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân. |
Có nhiều NLĐ trong thời gian thử việc đã được trả mức lương khá cao và họ băn khoăn về việc đóng thuế TNCN |
Theo đó, để biết được tiền lương thử việc có phải trích đóng thuế TNCN hay không cần căn cứ vào từng trường hợp sau: Trường hợp 1: Người lao động thử việc bằng cách ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên Khi đó, thuế TNCN của người lao động sẽ được tính theo Biểu thuế lũy tiến từng phần. Theo Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC, căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất. Trong đó, thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ đi các khoản giảm trừ sau: - Các khoản giảm trừ gia cảnh (với chính bản thân là 11 triệu đồng/tháng, với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng) - Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện. - Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. Như vậy, người lao động chỉ phải nộp thuế TNCN khi có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng (nếu không có người phụ thuộc, nếu có 01 người phụ thuộc thì thu nhập phải trên 15,4 triệu đồng/tháng). Đồng nghĩa là người lao động thử việc trong trường hợp này có thu nhập dưới 11 triệu/tháng (nếu không có người phụ thuộc) hoặc dưới 15,4 triệu đồng/tháng (nếu có 01 người phụ thuộc) sẽ không phải đóng thuế TNCN. Trường hợp 2: Người lao động ký hợp đồng thử việc hoặc thử việc với hợp đồng lao động dưới 03 tháng Người lao động trong trường hợp này mà có tổng mức thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì doanh nghiệp thực hiện khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho người lao động. Tuy nhiên, căn cứ điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, người lao động chỉ có duy nhất thu nhập nêu trên nhưng tổng mức thu nhập chịu thuế sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì có thể làm cam kết theo mẫu 02/CK-TNCN gửi người sử dụng lao động để không bị khấu trừ thuế. Đồng thời, người lao động còn phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết. |