Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

e magazine
24/09/2022 09:14
Trường Đại học Tôn Đức Thắng: Hành trình đến top 60 đại học tốt nhất châu Á

24/09/2022 09:14

Sau 25 năm, từ nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho giai cấp công nhân trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, đến năm 2022, Trường Đại Học Tôn Đức Thắng (TDTU) đã xác lập vị trí vững chắc trên bản đồ giáo dục thế giới.
Trường Đại học Tôn Đức Thắng: Hành trình đến top 60 đại học tốt nhất châu Á

Sau 25 năm (24/09/1997 - 24/09/2022), từ nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho giai cấp công nhân trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, đến năm 2022, Trường Đại Học Tôn Đức Thắng (TDTU) đã xác lập vị trí vững chắc trên bản đồ giáo dục thế giới.

Trường Đại học Tôn Đức Thắng: Hành trình đến top 60 đại học tốt nhất châu Á

Năm 1997, điều kiện cơ sở vật chất chỉ là 4 phòng chức năng, 6 khoa chuyên môn và 9 nhân sự nòng cốt. Chỉ với 3 cơ sở nhỏ, phân tán, tất cả đều là đi thuê của các cơ quan, tổ chức trong Thành phố. Đến năm 2002 Trường mới có cơ sở đầu tiên, bằng cách huy động nguồn vốn và vay của Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh để mua khu nhà kho tại số 98 Ngô Tất Tố, phường 19, quận Bình Thạnh có diện tích 0,35 ha; triển khai xây dựng trong 1 năm và đưa vào sử dụng.

Đến năm 2008, Trường được UBND TP. Hồ Chí Minh giao khu đất gần 10ha tại phường Tân Phong, Quận 7 để xây dựng trụ sở chính. Ngày 11/06/2008, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 747/TTg-QĐ đổi tên Trường Đại học bán công Tôn Đức Thắng thành Trường Đại học Tôn Đức Thắng, chính thức trở thành đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam. Là một Trường công lập, áp dụng cơ chế tài chính ngoài công lập.

Trường Đại học Tôn Đức Thắng: Hành trình đến top 60 đại học tốt nhất châu Á

Tổng LĐLĐ Việt Nam trao Cờ thi đua cho Trường Đại học Tôn Đức Thắng, với thành tích 25 năm đoàn kết đổi mới phát triển bền vững.

Trường Đại học Tôn Đức Thắng: Hành trình đến top 60 đại học tốt nhất châu Á

Để phát triển, Ban Giám hiệu nhà trường xác định mục tiêu hàng đầu của một trường đại học chính là quá trình xây dựng đội ngũ chuyên môn và kế hoạch tạo ra các sản phẩm, dịch vụ hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo. Về kế hoạch xây dựng đội ngũ chuyên môn, bên cạnh việc liên tục tuyển dụng thông thường như người có trình độ phù hợp với công việc, Trường đã thực hiện chiến lược đào tạo nhân lực dài hạn bằng cách tuyển người tốt nghiệp cao học, đại học loại giỏi. Gửi nguồn nhân sự cốt cán này đi đào tạo sau đại học và tiến sĩ ở nước ngoài.

Đồng thời nhà trường tập trung xây dựng chính sách và cơ chế linh hoạt, khả thi để thu hút các chuyên gia, nhà khoa học trong nước, người nước ngoài, các trí thức người Việt Nam ở nước ngoài về tham gia làm việc, nghiên cứu tại Trường thông qua nhiều hình thức.

Trường Đại học Tôn Đức Thắng: Hành trình đến top 60 đại học tốt nhất châu Á

Lãnh đạo Trường Đại học Tôn Đức Thắng tặng hoa tri ân Hội đồng sáng lập.

Do xác định ngay từ đầu với mục tiêu là nhân lực, nhờ vào việc xây dựng chiến lược và kiên trì thực hiện, đến nay chất lượng đội ngũ nhà khoa học, chuyên gia, giảng viên, viên chức của TDTU chính là thành tích nổi bật trong 25 năm, với 1.200 giảng viên, viên chức và người lao động đến từ nhiều quốc gia đang làm việc trong 60 đơn vị trực thuộc.

Số nhân sự hiện gấp 130 lần so với thời điểm thành lập. Chính sách quản lý và đánh giá chất lượng nhân sự hằng năm của Trường đề cao tính minh bạch, công bằng và khoa học; vì thế, một mặt tạo sự đồng thuận tối đa trong tập thể nhà khoa học, giảng viên, viên chức, tận dụng tốt nhất chất xám; vừa phát huy tốt khả năng sáng tạo của đội ngũ; một mặt hình thành môi trường làm việc lý tưởng để thu hút nhân lực giỏi từ khắp nơi.

Trường Đại học Tôn Đức Thắng: Hành trình đến top 60 đại học tốt nhất châu Á

Trường Đại học Tôn Đức Thắng: Hành trình đến top 60 đại học tốt nhất châu Á

Trường Đại học Tôn Đức Thắng: Hành trình đến top 60 đại học tốt nhất châu Á

Hằng năm Trường Đại Tôn Đức Thắng thu hút gần 4.000 sinh viên.

Tại thời điểm thành lập, TDTU có 9 ngành đào tạo trình độ đại học theo hình thức niên chế, quy mô tuyển sinh khoảng 1.200 sinh viên/năm. Đến nay, Trường đã có 85 ngành đào tạo. Hệ đào tạo đại học chính quy đạt khoảng 26.500 sinh viên, cung ứng cho xã hội 53.649 cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư, dược sĩ. Ở trình độ thạc sĩ, tổng số ngành đào tạo là 18 ngành, tổng học viên cao học gần 2.800.

Ở trình độ tiến sĩ, từ năm 2013 Đại học Tôn Đức Thắng đã thực hiện các chương trình hợp tác với các đại học châu Âu đào tạo tiến sĩ hình thức bán thời gian. Hiện có 21 ngành đào tạo tiến sĩ theo hình thức này với 133 nghiên cứu sinh. Về đào tạo tiến sĩ trong nước, Trường đã tuyển sinh và đào tạo 6 chương trình tiến sĩ với 48 nghiên cứu sinh đang theo học. Từ năm 2018, Trường cũng triển khai đào tạo chương trình 4+1 cho sinh viên đại học nhằm rút ngắn thời gian so với toàn lộ trình đào tạo thông thường, thu hút 1.700 sinh viên theo học.

Ở trình độ trung cấp và cao đẳng, Trường Trung cấp chuyên nghiệp Tôn Đức Thắng kết hợp với Ban Đào tạo cao đẳng thực hành tổ chức đào tạo giáo dục nghề nghiệp với 20 ngành trình độ cao đẳng (2,5 năm), 14 ngành trình độ trung cấp (1,5 năm), 32 nghề trình độ sơ cấp (3 đến 6 tháng) để đáp ứng nhu cầu học nghề của học sinh trung học phổ thông và công nhân lao động. Tính đến nay, Trường đã đào tạo hơn 1.000 người tốt nghiệp trình độ cao đẳng, 13.000 người tốt nghiệp trình độ trung cấp và sơ cấp.

Trường Đại học Tôn Đức Thắng: Hành trình đến top 60 đại học tốt nhất châu Á

Hoạt động thể dục thể thao tại Trường.

Để bảo đảm điều kiện chất lượng và phục vụ người học, đến nay TDTU đã mở rộng cơ sở vật chất lên gần 100ha, gồm 30ha tại TP. Hồ Chí Minh cùng với các phân hiệu, cơ sở tại Khánh Hòa, Lâm Đồng và Cà Mau. Trong đó, đáng kể là thư viện hoạt động 24/7, có khả năng phục vụ 3.000 bạn đọc cùng lúc; khu liên hợp thể thao gồm nhà thi đấu đa năng 3.000 chỗ ngồi và hệ thống khán đài di động, sân vận động với sức chứa 7.000 chỗ ngồi có hệ thống đèn chiếu sáng công suất lớn, hồ bơi đáp ứng lớp học lên đến 100 học viên; ký túc xá 5.000 chỗ ở cùng với chuỗi các tiện ích khép kín như siêu thị mini, cửa hàng thức ăn nhanh, dịch vụ giặt sấy,… liên hoàn với khu vực tập luyện thể thao, trạm xe buýt, …

Công trình Trường Quốc tế Việt Nam - Phần Lan là công trình kiến trúc đặc biệt nhằm tạo ra môi trường học tập tích cực nhất theo nguyên mẫu giáo dục Phần Lan tại Việt Nam. Ngoài trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh; phân hiệu tại Khánh Hòa, cơ sở Bảo Lộc cũng là các cơ sở đào tạo hiện đại, được đầu tư xây dựng đồng bộ theo tiêu chuẩn quy hoạch đại học quốc tế.

Trường cũng đã thực hiện ký kết hợp tác với hơn 800 trường trung học phổ thông thuộc các tỉnh từ Quảng Nam trở vào miền Nam với mục đích xây dựng các chương trình trải nghiệm sinh viên tập sự cho hàng chục nghìn lượt học sinh mỗi năm.

Trường Đại học Tôn Đức Thắng: Hành trình đến top 60 đại học tốt nhất châu Á

Không gian thư viện ở Trường Đại học Tôn Đức Thắng.

Trường Đại học Tôn Đức Thắng: Hành trình đến top 60 đại học tốt nhất châu Á

TDTU hiện đã có sự thay đổi đột phá và đạt nhiều thành tựu quan trọng. Đầu tiên phải kể đến ý thức mạnh mẽ về tầm quan trọng của khoa học công nghệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và quá trình hội nhập quốc tế của Ban Giám hiệu nhà trường.

Ngay từ khi mới thành lập đã chú trọng phát triển hoạt động khoa học - công nghệ theo chuẩn quốc tế, đồng thời thay đổi cơ chế tài trợ nghiên cứu khoa học, thay đổi mục tiêu và tiêu chuẩn đầu ra, hoạt động nghiên cứu khoa học.

Trước năm 2008, Trường không sở hữu một kết quả khoa học nào. Từ năm 2008, sau khi bắt tay tập trung phát triển, số lượng bài báo ISI/Scopus và số lượng trích dẫn khoa học tăng gấp đôi sau mỗi năm.

Trường đã thành lập Tạp chí Thông tin và Viễn thông (Journal of Information and Telecomunication: JIT); Tạp chí Công nghệ tiên tiến và Tính toán (Journal of Advanced Engineering and Computation: JAEC) đã được xuất bản online toàn cầu. Tạp chí JIT hiện là một trong những tạp chí quốc tế uy tín và được đứng trong Danh mục các tạp chí SCOPUS (tháng 5/2021) và ISI (tháng 6/2021).

Mục tiêu của Tạp chí JAEC là sẽ bước vào Danh mục các tạp chí ISI và SCOPUS trong vòng 3 năm tới. Ngoài ra, Đại học Tôn Đức Thắng cũng là trường đại học nhận bằng sáng chế khoa học công nghệ nhiều nhất Việt Nam được USPTO cấp, với 15 bằng sáng chế, tính đến tháng 5/2022.

Trường Đại học Tôn Đức Thắng: Hành trình đến top 60 đại học tốt nhất châu Á

Hoạt động nghiên cứu, thí nghiệm tại Trường.

Hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên được khuyến khích, mỗi năm khoảng 200 đề tài đăng ký cấp Khoa. Từ 2009, 2010 đến nay, sinh viên của Trường đều đạt giải cao cấp bộ, Thành phố ở các đề tài.

Bên cạnh việc học tập trong môi trường tiên tiến, sinh viên TDTU còn sở hữu cơ hội kiếm việc làm tốt do mạng lưới doanh nghiệp thân hữu của nhà trường lên đến hơn 1.000 doanh nghiệp. Đây là cộng đồng quan trọng giúp mở rộng cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên; đồng thời triển khai các hoạt động hợp tác đào tạo, nghiên cứu và thương mại hoá kết quả nghiên cứu..

Sinh viên của Trường được tiếp cận với doanh nghiệp từ khi còn học năm 2, năm 3 thông qua các hoạt động được tổ chức với sự tham gia chặt chẽ của doanh nghiệp như workshop, talkshow, trao đổi kinh nghiệm, phát triển kỹ năng, học kỳ doanh nghiệp, thực tập/kiến tập nghề nghiệp, …

Nhờ đó, năng lực thực tế của sinh viên được củng cố để sẵn sàng bước vào môi trường làm việc. Các ngày hội việc làm được tổ chức định kỳ hằng năm, thu hút hàng trăm lượt doanh nghiệp tham gia tuyển dụng, tư vấn, giới thiệu ngành nghề,… Nhiều doanh nghiệp gắn kết chặt chẽ với Trường trong việc triển khai các đề tài nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ.

Trường Đại học Tôn Đức Thắng: Hành trình đến top 60 đại học tốt nhất châu Á

Cảnh quan Trường Đại học Tôn Đức Thắng.

Trường Đại học Tôn Đức Thắng: Hành trình đến top 60 đại học tốt nhất châu Á

Trường Đại học Tôn Đức Thắng: Hành trình đến top 60 đại học tốt nhất châu Á

Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Uỷ viên Trung ương Đảng - Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Trường Đại học Tôn Đức Thắng.

Bên cạnh công tác đào tạo đại học, đào tạo nghề, TDTU luôn chú trọng việc thực hiện nhiệm vụ do cơ quan chủ quản giao cùng với trách nhiệm xã hội của một đơn vị tiên phong: Tham gia thực hiện nghiên cứu giúp Tổng LĐLĐ Việt Nam trong việc quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo các trường nghề nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý và khai thác hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hoá, thể thao công đoàn; quản lý vận hành có hiệu quả hệ thống nhà nghỉ, khách sạn của tổ chức Công đoàn…

Cùng với đó đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề người lao động; nâng bậc nghề và đào tạo bậc trung cấp, cao đẳng nghề cho công nhân lao động; tổ chức các lớp nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức các cơ quan, xí nghiệp, góp phần chuẩn hóa chuyên môn người lao động TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.

Nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận cho cán bộ công đoàn, thực hiện liên kết với LĐLĐ các địa phương đào tạo nâng cao trình độ đại học, cao học cho cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách công đoàn trong các chuyên môn gần với hoạt động công đoàn như: Bảo hộ lao động và An toàn, vệ sinh lao động, Quan hệ lao động... đã tổ chức và huy động giáo viên, viên chức và sinh viên tham gia tốt và có trách nhiệm các phong trào thi đua do các cấp, địa phương phát động; các chương trình hướng về biển đảo Tổ quốc do Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động.

Đặc biệt, Trường đề xuất chương trình ủng hộ quân dân huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi với sự đóng góp từ 2 đến 3 ngày thu nhập của viên chức để xây tặng 2 phòng học cho Trường tiểu học Lý Sơn; xây dựng Trường mẫu giáo Đoàn Thị Giàu cho tỉnh An Giang; Chương trình tặng cán bộ, chiến sĩ, Nhân dân huyện đảo Trường Sa 2.000 chiếc giường cá nhân làm hoàn toàn bằng gỗ tự nhiên (không có kim loại); trao tặng giường, tủ, bàn tiếp khách mới cho Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 4; giảng viên, viên chức góp nhiều ngày thu nhập để ủng hộ xây Tượng đài Chiến sĩ Gac Ma và Tượng đài Nghĩa sĩ Hoàng Sa…

Trường Đại học Tôn Đức Thắng: Hành trình đến top 60 đại học tốt nhất châu ÁÔng Ritin Malhotra - Giám đốc châu Á, tổ chức Times Higher Education trao các chứng nhận xếp hạng cho TDTU.

Ngoài ra, các tổ chức đoàn thể trong Trường đã vận động quyên góp nhiều đợt để đóng góp Quỹ “Vì Trường Sa”; ủng hộ các gia đình nghèo, gia đình chính sách và các vùng thiệt hại nặng vì thiên tai, hủy hoại môi trường ở miền Trung; giúp đỡ thí sinh “Tiếp sức mùa thi”… với tổng giá trị lên đến nhiều tỷ đồng.

Công đoàn Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã vận động hơn 800 ngày lương từ tập thể giảng viên, viên chức nhà trường, với tổng giá trị gần 500 triệu đồng đóng góp ủng hộ cho Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ em mồ côi TP. Hồ Chí Minh, gây quỹ giúp đỡ cho trẻ em, học sinh mồ côi do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Tổ chức cho sinh viên tham gia các chiến dịch hiến máu nhân đạo với hàng nghìn đơn vị máu mỗi năm; chiến dịch "Mùa hè xanh" đến các địa phương nghèo vùng sâu, vùng xa bằng các hoạt động tình nguyện đóng góp công sức, tiền của vào các công trình trọng điểm, có ý nghĩa của địa phương; trao các ngôi nhà tình bạn… với tổng giá trị đóng góp mỗi năm hơn 200 triệu đồng/chiến dịch/năm.

Không có đầu tư từ ngân sách Nhà nước, hoàn toàn tự chủ tài chính, sau 25 năm, TDTU đã đóng góp vào tài sản Nhà nước gần 2.200 tỉ đồng, trở thành một hình mẫu về tự chủ tài chính thành công trong các cơ sở giáo dục đại học công lập; hình thành được một đại học kiểu mẫu, chất lượng.

Với thành tựu đáng tự hào trên, sự kiên định và các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn của Ban Giám hiệu và tập thể TDTU, mục tiêu vào Top 500 đại học tốt nhất thế giới và Top 60 châu Á vào năm 2037 sẽ sớm trở thành hiện thực.

- Tiền thân của Trường Đại học Tôn Đức Thắng ngày nay là Trường Đại học Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng. Trường được thành lập theo Quyết định 787/TTg-QĐ ngày 24/09/1997 của Thủ tướng Chính phủ. Trường do LĐLĐ TP. Hồ Chí Minh sáng lập.

- Ngày 28/02/2003, đổi pháp nhân của Trường thành Trường Đại học bán công Tôn Đức Thắng trực thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh theo Quyết định số 18/2003/TTg-QĐ, chuyển.

- Ngày 11/06/2008, đổi tên thành Trường đại học Tôn Đức Thắng và chuyển về trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam (Quyết định số 747/TTg-QĐ), là một Trường công lập, áp dụng cơ chế tài chính ngoài công lập.

- Đến ngày 29/01/2015, tại Quyết định 158/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Đại học Tôn Đức Thắng, mục tiêu của Nhà trường được cập nhật và cụ thể hóa để Trường có thể đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của đất nước và nền kinh tế.

- Năm 2022, TDTU chính thức bước vào top trường đại học danh giá với hệ thống xếp hạng uy tín: Top 500 đại học tốt nhất thế giới theo THE World University rankings, xếp 98 (Top 100) trường đại học trẻ (thành lập dưới 50 năm) tốt nhất thế giới.; và đứng thứ 73 Châu Á theo QS Asia University rankings. Ngoài ra TDTU thuộc top 700 đại học tốt nhất theo hệ thống xếp hạng đại học Thượng Hải (ARWU).0

Trường Đại học Tôn Đức Thắng: Hành trình đến top 60 đại học tốt nhất châu ÁToàn cảnh Trường Đại Học Tôn Đức Thắng tại phường Tân Phong, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.

PHẠM THUỶ

Ảnh: P.T - T.L

Đồ họa: TRƯỜNG SƠN

Xem phiên bản di động