“Trừng phạt” bằng sách
Văn hóa - Xã hội - 27/04/2023 17:32 MỸ ANH
Cụ thể, Trường THPT Bùi Thị Xuân (TP.HCM) đã áp dụng biện pháp yêu cầu học sinh vi phạm kỷ luật sẽ ở lại thư viện đọc sách. Sau đó, các em viết cảm nhận về cuốn sách, vừa đảm bảo các em đã thực sự đọc, vừa tăng tính cảm thụ văn học và diễn đạt cảm xúc của các em.
Thực tế, trong môi trường giáo dục với không ít cú bạt tai hay “thụt dầu”, việc nhà trường thực hiện các biện pháp kỷ luật không nước mắt là rất đáng ghi nhận. Bên cạnh đó, trường cũng có ý muốn khuyến đọc, cảm hóa những học sinh ngỗ ngược qua sách cũng là cách làm nhân văn.
Tuy nhiên, “chủ trương đúng nhưng cách làm sai”. Trong tâm lý học, không ai yêu thích những điều mình làm khi bị phạt. Ngược lại, họ còn trở nên ác cảm và ám ảnh với những hình phạt. Cho dù đó chỉ là đọc sách và viết cảm nhận. Tức là, việc phạt bằng việc đọc sách, rất khó để tạo thói quen đọc, niềm ham thích đọc như thầy cô Trường THPT Bùi Thị Xuân kỳ vọng. Thậm chí, cách làm này còn khiến học sinh sợ sách, sợ viết cảm nhận.
Trong khi đó, đọc sách là nhu cầu tự thân, người ta chỉ toàn tâm toàn ý đọc cuốn sách khi họ thực sự muốn đọc nó. Sách mở ra những chân trời mới, những mảnh đất nhiệm màu của tri thức, cảm xúc. Và người ta chỉ có thể khám phá được nó khi đôi chân người ta thực lòng muốn đến đó với tất cả sự cởi mở, trí tò mò, óc khám phá. Người bị người khác ép đọc, tuyệt nhiên bị triệt tiêu khát vọng tìm tòi.
Và với việc học sinh đến với sách như hình phạt, tôi tự hỏi thầy cô có biện pháp gì để giám sát việc các em có đọc sách hay không? Vì với tâm thế bị ép buộc, việc đầu tiên học sinh bị phạt sẽ làm là tìm cách đối phó. Việc viết một bài luận để kiểm tra có đọc sách hay không, thực sự không hề có tác dụng. Một truy vấn trên Chat GPT, học sinh có ngay một bài luận chỉn chu, sâu sắc gửi giáo viên. Và giáo viên cũng vô kế khả thi để kiểm tra lại bài viết trên có thực sự do học sinh tự cảm nhận không.
Ở chiều ngược lại, tôi tin, nếu dùng sách làm phần thưởng, niềm yêu thích và hứng khởi của học sinh với sách sẽ tăng lên rất nhiều. Ở đời, có ai không thích phần thưởng hay cảm xúc, hình ảnh gắn liền với phần thưởng? Và ngược lại với trừng phạt.
Tôi nhớ, đầu những năm 2000, Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bộ truyện Harry Potter. Các cuốn truyện mỏng được phát hành vào thứ 2 hàng tuần với giá 4.500 đồng. Khi ấy, bố tôi có “treo thưởng” nếu tuần nào ngoan sẽ được tặng một cuốn. Tôi gắng ngoan và háo hức đợi ngày đầu tuần, khi bố mang cuốn Harry Potter vẫn thơm phức mực mới in về.
Cứ như thế, mỗi phần Harry Potter nói về một năm học của cậu bé phù thủy và mỗi phần cũng viết, xuất bản trong một năm. Tôi đọc Harry Potter năm tôi 11 tuổi. Năm tôi 18 tuổi, Harry Potter kết thúc. 7 năm tôi lớn cùng Harry Potter. Riêng sách để chật ních kệ với tổng số cả vạn trang. Và Harry Potter, thói quen đọc sách và những thông điệp trong truyện hay lối dùng văn của dịch giả Lý Lan đã theo tôi tới tận bây giờ.
Đó là những điều tôi đã trải qua, một giả định có thực chứng rằng coi sách là phần thưởng sẽ mang lại ý nghĩa thế nào với một học sinh. Và tôi chắc chắn có những người giống như tôi, những người nỗ lực để gắng được bố mẹ, gia đình tặng cho cuốn sách. Từ đó họ có thói quen đọc như hành trang mang theo suốt đời.
Quay lại câu chuyện Trường THPT Bùi Thị Xuân, tôi vẫn mến yêu và cảm phục sự thay đổi trong tư duy của nhà trường. Mọi nỗ lực đổi mới đều sẽ có những chệch choạc, sai sót. Vấn đề là hoàn thiện để ý tưởng đẹp đẽ của thầy cô trở thành những hình phạt vẫn ý nghĩa mà thực tế hơn.
Và với những gì thầy cô Trường THPT Bùi Thị Xuân đã làm, tôi tin họ đủ định lực để khiến triết lý giáo dục nhân văn mà họ theo đuổi trở nên trọn vẹn. Thứ lớn nhất tôi lo ngại là nhiều trường dập khuôn đúng hình thức trừng phạt “hot trend”: trừng phạt bằng sách!
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR.
"Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục game doi thuong , nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục
game doi thuong - 02/09/2024 14:21
Trong cuộc đời mình, vào những năm tháng làm nghề phóng viên, có lúc là báo hình, có lúc là báo viết, tôi từng được đón mừng ngày Quốc khánh ở nhiều địa phương trong nước, có năm còn đón mừng ngày lễ ở một Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.
game doi thuong - 28/08/2024 14:46
Lâm, nhân viên một công ty bao bì ở Bình Dương nhận được điện thoại có kiện hàng 176 nghìn đồng. Anh nói đang đi làm thì đầu dây bên kia nói anh chuyển khoản rồi shipper gửi hàng xóm tối về anh nhận. Đang làm và nghĩ khoản tiền nhỏ nên Lâm chuyển luôn và cuối cùng tiền mất hàng không có! Chuyện như Lâm cùng vô số biến tướng của những trò lừa đảo ngày càng nhiều, mặc cho cảnh báo và bất chấp hàng loạt biện pháp ngăn chặn.
game doi thuong - 24/08/2024 15:02
Cơn mưa cường độ lớn kéo dài từ tối muộn đến hết đêm thứ Năm (22/8) khiến nhiều tuyến phố của Hà Nội ngập úng, thậm chí một số khu vực ngập sâu khiến giao thông đi lại cực kỳ khó khăn.
game doi thuong - 19/08/2024 20:02
Hôm nay ngày 19/8, kỉ niệm 79 năm ngày thành lập lực lượng CAND, thay cho lời chúc mừng, tôi xin kể lại 2 câu chuyện dưới đây.
game doi thuong - 18/08/2024 18:06
Hàng loạt trường vừa công bố điểm chuẩn đại học năm nay. Khối C00 gồm các môn văn, sử, địa đã có những kỷ lục choáng váng về điểm chuẩn tại các trường.
game doi thuong - 13/08/2024 15:24
Tri thức dân gian liên quan tới nghề nấu phở Hà Nội và phở Nam Định trở thành di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Cũng như mọi lần, mỗi khi những thứ liên quan tới phở với những địa danh cụ thể được xướng danh ở các hạng mục ghi nhận, những tranh cãi về bát phở ngon lại diễn ra.