Trong cơn đau vì bệnh hiểm nghèo, cô vẫn nhớ mong trò
Công đoàn - 24/02/2020 20:45 Kim Vân
Cô Nguyễn Thị Thảnh hiện đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai |
Cô Nguyễn Thị Thảnh đã làm giáo viên cấp I gần 30 năm. Không may, cô mắc bệnh giãn phế quản - một căn bệnh hiểm nghèo khiến sức khỏe nhiều năm nay suy giảm.
Nằm điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai từ trước Tết Nguyên đán, về nhà, rồi lại nhập viện để thực hiện ca mổ. Hôm nay, vết mổ vẫn chưa lành hẳn, cô còn rất mệt và đau, chỉ tập ăn cháo.
Chị bị phình động mạch phổi. Trong Tết do còn điều trị để sức khỏe ổn định nên chưa tiến hành mổ được. Sức khỏe chị có nhiều dấu hiệu bất thường do bị suy hô hấp cấp, phải cấp cứu.
Hai vợ chồng chị đều là công chức, viên chức, đồng lương vừa đủ sống và nuôi hai con học đại học. Nhưng chị lại ốm đau nhiều năm nên kinh tế gia đình thêm eo hẹp. Mấy năm nay, năm nào cũng chi vài chục triệu để chữa bệnh cho chị. Riêng ca mổ vừa rồi có chi phí 88 triệu đồng, nhà chị đã phải vay mượn đến anh em, bạn bè.
Chị cũng dền dứ mãi, chưa muốn mổ, cũng phần vì lo kinh tế. Nhưng lần này không thể lùi được nữa, vì bệnh tật không cho chị sự lựa chọn nào. Nếu không mổ, động mạch phình vỡ thì rất nguy hiểm. Còn mổ thì tỷ lệ thành công thấp.
Lần này, may mắn là ca mổ thành công. Sau ca mổ, chị đã nỗ lực để tự đứng lên đi vài bước, tập ăn cháo. Tuy họng còn vết xước, còn đau, chị vẫn cố gắng rèn luyện, để khỏe lên, để chồng con không phải vừa đi làm, đi học vừa chăm chị. Và phần vì, chồng chị đã về hưu. Còn chị sau những lần đau ốm cũng muốn xin nghỉ dạy. Một người con của chị mới học xong, đi làm vài tháng. Một cháu học năm thứ hai đại học.
Nhiều năm liền là giáo viên dạy giỏi, chủ nhiệm nhiều khóa học của Trường Tiểu học Viên An, nhưng nhờ chế độ cải cách tiền lương cho giáo viên của Nhà nước, mấy tháng nay, thu nhập của chị mới đạt gần 10 triệu đồng/tháng.
“Nhớ trò lắm. Trò thì thương cô, thường hỏi thăm. Bố mẹ các con cũng hỏi thăm. Cô thì có nói được đâu” - chị chia sẻ.
Chị Nguyễn Thị Thảnh nhớ trò muốn ứa nước mắt. Nằm trong Bệnh viện, biết là có dịch nCoV, trong này cô đeo khẩu trang, còn trò thì tạm dừng đến trường. Những ngày chị đi bệnh viện, Nhà trường có bố trí giáo viên khác đứng lớp, rèn giũa các con.
Chị nhớ từng tiết dạy của mình. Nhớ tiết học Toán, Tiếng Việt là các môn cơ bản. Những giờ trên lớp ngắn ngủi, phải rèn cho các con kỹ năng làm toán, đọc viết là hai môn chủ chốt.
Nhưng đó cũng là hai môn mà nhiều trò học chưa tốt, khó nắm bắt. Có trò đến lớp 5 vẫn khó khăn trong thực hiện phép chia. Có trò dạy rồi lại quên. Khi ấy, chị lại gần gũi trò, hướng dẫn trò từng tí. Phải tìm phương pháp dễ hiểu để trò nhớ, trò hiểu được. Trăn trở vì sự tiến bộ của trò, chị nhờ bạn giỏi giúp đỡ bạn học kém hoặc trao đổi với phụ huynh cùng hợp tác.
Nhưng chị tin những nề nếp chị đã rèn luyện cho cán bộ lớp sẽ giúp trò duy trì nề nếp truy bài, tự giải quyết các vấn đề và biết cách trao đổi với cô giáo chủ nhiệm mới, để đạt kết quả học tập tốt.
Chị nhớ những trò cá biệt, nhớ lúc trò vẽ trái tim to bên cạnh trái tim nhỏ. Nhớ lúc tới trường, trò ùa ra hỏi cô, dù là khóa cũ, khóa mới. Trò bịn rịn cô. Phụ huynh tin tưởng. Niềm hạnh phúc của một cô giáo, khiến chị ứa nước mắt, không phải bởi những cơn đau.
Cuocsongantoan.vn cập nhật tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19) gây ra tính đến 9h ngày ... |
Đà Nẵng ghi nhận thêm 2 trường hợp nghi nhiễm Covid-19 gồm một người trở về từ Hàn Quốc và một trẻ em 6 tuổi. |
Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang dần chiếm lĩnh trong vấn đề phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự biến đổi không ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 16/09/2024 08:49
Cô Lê Thị Hoài Thương là giảng viên của Học viện Ngân hàng (Hà Nội), một người giàu nghị lực, đã vượt qua muôn vàn khó khăn để chăm lo cho con gái mắc bệnh hiểm nghèo đồng thời vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giảng dạy của mình.
Công đoàn - 16/09/2024 07:46
12 năm công tác tại Trường Tiểu học Hiệp Phú (phường Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) tôi cảm nhận được rằng, chính ngôi trường này là điển hình của mô hình “trường học hạnh phúc”. Vì ở đó, tổ chức Công đoàn đã làm tròn thiên chức “cha mẹ” của người lao động.
Phúc lợi đoàn viên - 15/09/2024 19:10
Tối 14/9, LĐLĐ quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng tổ chức chương trình "Đêm hội trăng rằm", trao 430 suất quà với tổng giá trị 165 triệu đồng đến con đoàn viên khó khăn.
Hoạt động Công đoàn - 15/09/2024 15:11
Công đoàn Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh vừa tổ chức chương trình Đêm hội trăng rằm, trao tặng xe đạp và học bổng cho con đoàn viên, công nhân lao động nhân dịp tết Trung thu 2024.
Hoạt động Công đoàn - 15/09/2024 14:41
Tại Công ty PTS Hà Tây (Hà Nội), những người lao động luôn cảm thấy ấm lòng khi có cuộc sống ổn định để tận tâm với công việc. Ai cũng tự nhủ: Được như vậy là nhờ Ban lãnh đạo Công ty và không thể thiếu sự quan tâm, sẻ chia của tổ chức Công đoàn Công ty.
Hoạt động Công đoàn - 15/09/2024 08:07
Chị Quách Thị Thúy thuộc Tổ Công đoàn phòng Quản lý nội bộ - Công đoàn Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Mỹ (Công đoàn BIDV Phú Mỹ), tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu là một người mẹ “gian truân” khi cùng con gái bệnh tật vượt qua khó khăn. Đồng hành với chị Thúy trong suốt thời gian đó luôn có công đoàn của đơn vị.