Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Trao đổi kinh nghiệm phòng ngừa đình công trái quy định pháp luật

Công đoàn - TRẦN VÂN

Để tìm hiểu kinh nghiệm thực tế trong việc phòng ngừa, hạn chế đình công không đúng trình tự pháp luật, đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Nghệ An đã đi khảo sát, học tập và trao đổi kinh nghiệm với 6 tỉnh phía Nam, nơi xảy ra nhiều cuộc đình công nhất cả nước.
Công đoàn Bộ KH&ĐT trao quà cho Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Nghệ An Thương tiếc một lãnh đạo tỉnh Nghệ An quan tâm đến người lao động Công đoàn Nghệ An: Triển khai hiệu quả Tháng Công nhân, để lại những dấu ấn tốt đẹp
Trao đổi kinh nghiệm phòng ngừa đình công trái quy định pháp luật
LĐLĐ tỉnh Nghệ An trao đổi kinh nghiệm về việc phòng ngừa, hạn chế đình công trái pháp luật với LĐLĐ tỉnh Long An. Ảnh: TRẦN VÂN

So sánh các cuộc đình công

Qua chuyến đi trao đổi kinh nghiệm, các tỉnh đã chia sẻ về tình trạng đình công trên địa bàn. Trong đó, đồng chí Lê Thị Thu Cúc - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Long An cho hay, từ năm 2018 đến tháng 6/2022, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 151 vụ đình công với 103.557 công nhân lao động (CNLĐ) tham gia. Tất cả các vụ đều không theo trình tự pháp luật, chủ yếu xảy ra tại các doanh nghiệp FDI, với 125 vụ.

Còn tại tỉnh Đồng Nai, bình quân hằng năm trên địa bàn tỉnh xảy ra khoảng 30 vụ đình công. Hầu hết các vụ đình công cũng xảy ra chủ yếu ở các doanh nghiệp FDI, trong đó có 101/118 vụ xảy ra ở các doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn, 100% vụ đình công xảy ra trên địa bàn đều trái quy định pháp luật.

Đồng chí Phạm Chí Tâm - Phó Chủ tịch LĐLĐ TP. Hồ Chí Minh chia sẻ: “TP. Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn của cả nước, thu hút nhiều doanh nghiệp đến đầu tư trên địa bàn. Các hoạt động sản xuất kinh doanh luôn sôi động với 15 khu chế xuất, khu công nghiệp, 10 cụm công nghiệp. Tình hình quan hệ lao động tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp, các cuộc tranh chấp, đình công trái pháp luật xảy ra kéo dài, với đông đảo CNLĐ tham gia”.

Qua các buổi trao đổi kinh nghiệm với các tỉnh cho thấy, tại các tỉnh phía Nam, tính chất các vụ đình công không phức tạp, chủ yếu liên quan đến quyền và lợi ích như: tiền lương, thưởng, triển khai các gói hỗ trợ của Chính phủ còn chậm; công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật chưa kịp thời... Đặc biệt, một số vụ đình công bắt nguồn từ các nguyên nhân rất đơn giản như thái độ của người quản lý trong giao tiếp ứng xử với công nhân, dẫn đến bức xúc, lôi kéo số đông CNĐ tham gia ngừng việc tập thể.

Trao đổi kinh nghiệm phòng ngừa đình công trái quy định pháp luật
Trong vòng 6 tháng đầu năm 2022, tỉnh Nghệ An đã xảy ra 5 vụ đình công. Ảnh: MAI LIỄU

Từ đó, nhìn lại trên địa bàn tỉnh Nghệ An, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2022 đã xảy ra 5 vụ đình công, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ tranh chấp về lợi ích, với các nội dung như: yêu cầu tăng lương cơ bản, trả thưởng, tăng các loại phụ cấp, nâng chất lượng bữa ăn ca, chế độ hỗ trợ Covid-19, thái độ ứng xử của bộ phận quản lý...

Mặc dù doanh nghiệp trả lương cơ bản cao hơn mức lương tối thiểu vùng, thời gian làm thêm giờ nhiều nhưng thu nhập của NLĐ vẫn thấp, không đủ trang trải cuộc sống. Nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng thang bảng lương, chưa có quy chế trả lương, trả thưởng. Có doanh nghiệp tổ chức làm thêm giờ không lấy ý kiến NLĐ. Hầu hết các doanh nghiệp xảy ra đình công đều chưa quan tâm việc tổ chức hội nghị dân chủ 2022, hoặc là tổ chức đối thoại theo Điều 63, 64 của Bộ luật Lao động.

Ngoài những nguyên nhân trên thì tại địa bàn Nghệ An, Ninh Bình, Hà Tĩnh cho thấy có mối liên hệ giữa các cuộc đình công. Cụ thể, đình công chủ yếu diễn ra tại các doanh nghiệp thuộc các tập đoàn, tại các công ty con. Trong 05 doanh nghiệp xảy ra đình công trên địa bàn 3 tỉnh thì có 4 doanh nghiệp thuộc các tập đoàn, công ty mẹ - công ty con, có mối quan hệ với nhau trong thực hiện chính sách. Công ty này đình công sẽ kích động lôi kéo các công ty khác trong tập đoàn đình công. Cụ thể: Công ty Vietglory Nghệ An – Công ty Energy Ninh Bình (cả 2 đều đình công); Công ty Emtech (thành phố Vinh) - Công ty Emtech (KCN Vship Nghệ An); Công ty Haivina Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) – Công ty Haivina Kim Liên (Nghệ An).

Khảo sát và trao đổi kinh nghiệm để phòng ngừa, hạn chế đình công trái pháp luật
Trong 05 doanh nghiệp xảy ra đình công trên địa bàn 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Bình thì có 4 doanh nghiệp thuộc các tập đoàn, công ty mẹ - công ty con, có mối quan hệ với nhau trong thực hiện chính sách. Ảnh: MAI LIỄU

Đình công chủ yếu diễn ra tại các doanh nghiệp có đông CNLĐ, tại các doanh nghiệp FDI. Điểm đặc biệt là các yêu cầu, kiến nghị của NLĐ tại các cuộc đình công cơ bản giống nhau về thời điểm đình công, các kiến nghị cũng giống nhau hoàn toàn, từ nội dung cho đến mức đòi hỏi. Một số CNLĐ không tham gia đình công, đi làm thì có hiện tượng bị đe dọa (tại Công ty Vietglory Nghệ An). Với thực tế đang diễn ra, tính chất các vụ đình công tại Nghệ An có phần phức tạp, căng thẳng, khó giải quyết hơn.

Kinh nghiệm phòng ngừa, hạn chế đình công trái pháp luật của các tỉnh

Theo kinh nghiệm chia sẻ từ các tỉnh Đồng Nai, Long An và TP. Hồ Chí minh, để phòng ngừa, hạn chế đình công trái pháp luật phải bắt đầu từ doanh nghiệp và NLĐ - nơi khởi phát của mọi xung đột dẫn đến đình công. Một khi doanh nghiệp tuân thủ đúng pháp luật lao động, coi NLĐ là tài sản đáng quý để chăm lo, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng, đồng thời lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị của NLĐ; đối thoại, công khai, minh bạch các chế độ chính sách của NLĐ thi sẽ xây dựng được mối quan hệ lao động bền chặt và phát triển.

Về phía NLĐ phải tuân thủ pháp luật, chấp hành các cam kết trong hợp đồng lao động, nâng cao nhận thức, tăng cường kỷ luật, kỹ năng, đặc biệt lựa chọn cách bày tỏ, đề xuất tâm tư nguyện vọng kiến nghị phù hợp pháp luật. Tránh bị lôi kéo, xúi giục chính trị hóa các cuộc đình công ngừng việc của các thế lực phản động, chống phá công cuộc xây dựng phát triển đất nước.

"Do tính chất phức tạp và những hệ lụy khó lường khi đình công, ngừng việc trái pháp luật xảy ra nên phòng ngừa, hạn chế đình công là việc làm cần thiết, cũng là nhiệm vụ quan trọng không chỉ của riêng tổ chức Công đoàn mà của cả hệ thống chính trị", đồng chí Kiều Minh Sinh - Trưởng Ban Chính sách pháp luật LĐLĐ tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh.

Khảo sát và trao đổi kinh nghiệm để phòng ngừa, hạn chế đình công trái pháp luật
NLĐ tụ tập đình công gây nên hệ lụy khó lường, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự. (Hình ảnh công nhân Công ty TNHH Nice Power - Nam Định đình công trong hai ngày 17-18/6/2022) - Ảnh: LĐLĐ Nam Định

Đối với vai trò của tổ chức Công đoàn, ngoài việc tuyên truyền pháp luật lao động, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp cho đoàn viên, NLĐ còn phải tăng cường nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng, bức xúc, kiến nghị của NLĐ thông qua nhiều kênh, nhiều hình thức.

Đơn cử như tại Đồng Nai, công đoàn đã đào tạo đội ngũ công nhân nòng cốt với số lượng 167 người để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, NLĐ cũng như các khả năng xảy ra ngừng việc tập thể, đình công để báo cho tổ chức Công đoàn. Đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội trong công tác thông tin về đình công. Từ đó kịp thời phát hiện, nắm bắt diễn biến các cuộc đình công, ngừng việc sẽ xảy ra.

Đồng chí Hồ Thanh Hồng - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đồng Nai chia sẻ: "Vai trò lãnh đạo của cấp ủy có ý nghĩa quyết định trong việc chỉ đạo các lực lượng, nhất là lực lượng an ninh, phối hợp phòng ngừa, giải quyết đình công. Tại tỉnh Đồng Nai đã thành lập tổ chỉ đạo cấp tỉnh có đường dây nóng riêng, cập nhật tin tức 24/24 giờ. Từ sự quan tâm của Tỉnh ủy, sự phối hợp đồng bộ của các lực lượng công an, chính quyền, công đoàn và các đoàn thể khác, thông tin thường xuyên được cập nhật, giải quyết kịp thời, không để xảy ra hiện tượng đình công, ngừng việc lây lan, kéo dài gây mất an ninh trật tự trên địa bàn".

Khảo sát và trao đổi kinh nghiệm để phòng ngừa, hạn chế đình công trái pháp luật
Để đảm bảo quan hệ lao động hài hòa, NLĐ phải tuân thủ pháp luật, chấp hành các cam kết trong hợp đồng lao động. Ảnh: Mai Liễu

Còn đồng chí Bùi Thị Ngọc Trang - Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Long An cho biết: "Ngay khi nắm bắt thông tin, phải bình tĩnh, phối hợp với lực lượng công an xác định nguyên nhân dẫn đến đình công, đối tượng đứng đầu, từ đó phân loại nhóm công nhân. Đồng thời cán bộ công đoàn phải nắm chắc tình hình đơn vị, kiến nghị của NLĐ; phân tích, đánh giá nội dung nào đúng pháp luật, nội dung nào doanh nghiệp vi phạm, từ đó làm việc với doanh nghiệp để thương lượng thỏa thuận, đồng thời giải thích rõ cho công nhân để tìm tiếng nói chung trên cơ sở đảm bảo lợi ích hài hòa".

Qua trao đổi, các tỉnh đều rút ra kết luận, doanh nghiệp nào công đoàn cơ sở phát huy tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ, nhất là trong đối thoại và thực hiện dân chủ cơ sở thì nơi đó quan hệ lao động hài hòa, ổn định, đình công khó xảy ra, hoặc có xảy ra cũng dễ giải quyết và đi đến thống nhất. Vì thế vai trò của chủ tịch công đoàn cơ sở có ý nghĩa rất lớn trong việc phòng ngừa, hạn chế đình công.

Về bản chất, đình công là một biện pháp hữu hiệu để NLĐ đưa ra những yêu cầu về quyền và lợi ích trong quá trình giải quyết tranh chấp đối với người sử dụng lao động. Tuy nhiên, nếu lợi dụng đình công để thực hiện mục đích không chính đáng hoặc không tuân theo quy định của pháp luật thì đình công có thể đem lại hệ lụy cho chính những người tham gia đình công và những người có quyền và lợi ích liên quan.

Khảo sát và trao đổi kinh nghiệm để phòng ngừa, hạn chế đình công trái pháp luật
Thời gian qua Công đoàn Nghệ An đã giải quyết kịp thời các vụ việc đình công, nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn. Ảnh: Mai Liễu

Đồng chí Nguyễn Chí Công - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nghệ An, Trưởng đoàn công tác học tập kinh nghiệm ngăn ngừa, giải quyết các vụ việc đình công trái quy định pháp luật chia sẻ: "Trong thời gian tới, dự báo quan hệ giữa chủ sử dụng lao động và NLĐ tiềm ẩn nhiều nguy cơ, xung đột, đình công, ngừng việc tập thể tiếp tục diễn ra. Đối với địa bàn tỉnh Nghệ An, hiện các doanh nghiệp đang thiếu hụt lao động, thu nhập còn thấp, nguy cơ xảy ra đình công, ngừng việc tập thể là điều khó tránh khỏi. Những kinh nghiệm từ chuyến đi thực tế các tỉnh phía Nam sẽ được tham khảo, nghiên cứu, vận dụng để xây dựng Đề án “Một số giải pháp phòng ngừa, hạn chế đình công không đúng trình tự pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An” do Tỉnh ủy chỉ đạo LĐLĐ tỉnh chủ trì thực hiện".

Công đoàn Bộ KH&ĐT trao quà cho Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Nghệ An Công đoàn Bộ KH&ĐT trao quà cho Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Nghệ An

Hướng tới kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022), hai ngày qua trong chuyến công tác tại Nghệ An, ...

Thương tiếc một lãnh đạo tỉnh Nghệ An quan tâm đến người lao động Thương tiếc một lãnh đạo tỉnh Nghệ An quan tâm đến người lao động

Tối 19/6, khi nghe tin anh Lê Ngọc Hoa – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An qua đời, tôi thực sự ngỡ ngàng, dù ...

Công đoàn Nghệ An: Triển khai hiệu quả Tháng Công nhân, để lại những dấu ấn tốt đẹp Công đoàn Nghệ An: Triển khai hiệu quả Tháng Công nhân, để lại những dấu ấn tốt đẹp

Công đoàn Nghệ An khép lại Tháng Công nhân với những kết quả nổi bật, toàn diện, để lại những dấu ấn tốt đẹp trong ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Công đoàn -

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Công đoàn -

Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Đồng Nai xác định việc nâng cao phúc lợi, cải thiện đời sống cho đoàn viên, người lao động là giải pháp tốt nhất giúp họ tránh xa bẫy “tín dụng đen”.

Công đoàn -

Chương trình “Điểm hẹn công nhân tháng 9” với chủ đề: “Tài chính thông minh – Tránh “Bẫy” tín dụng đen”, do Tạp chí Lao động và Công đoàn, Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước, LĐLĐ tỉnh Đồng Nai và một số đơn vị phối hợp thực hiện. Qua đó, nhằm giúp công nhân có thêm kiến thức, để tránh rơi vào bẫy “tín dụng đen” vốn đang là một vấn đề nhức nhối.

Hoạt động Công đoàn -

Tạp chí Lao động và Công đoàn và Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước phối hợp cùng LĐLĐ tỉnh Đồng Nai tổ chức chương trình "Điểm hẹn công nhân tháng 9", chủ đề Tài chính thông minh - tránh bẫy "tín dụng đen".

Hoạt động Công đoàn -

Cô giáo Trần Thị Thúy Ái – Chủ tịch Công đoàn Trường Mẫu giáo Vị Bình (xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) là người chị, người đồng chí, một lãnh đạo Công đoàn có tấm lòng ấm áp bao dung, gần gũi luôn lắng nghe những chia sẻ của các công đoàn viên.

Hoạt động Công đoàn -

Nhiều hoàn cảnh khó khăn của Công đoàn ngành Xây dựng Quảng Ninh như gia đình chị Bùi Thị Hạt, đoàn viên Công đoàn Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh đã được các cấp Công đoàn sẻ chia. Và Công đoàn đã thực sự trở thành chỗ dựa tin cậy của người lao động.

Video

Tôi công nhân

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Talk Công đoàn

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

Infographic

Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Chương trình “Nâng cao hiệu quả công tác đối thoại, thương lượng tập thể giai đoạn 2023 - 2028”. Mục tiêu cụ thể như sau:
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Video

Đọc thêm

Hoạt động Công đoàn -

Hiện nay, tôi đang công tác tại Phòng Tổ chức hành chính – Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai – Vimico- cái nôi ươm mầm và chắp cánh ước mơ cho nhiều thế hệ cán bộ công nhân viên. Ở đây có một lãnh đạo Công đoàn với tác phong gần gũi, nụ cười hiền lành, dễ mến. Chị là Mai Thị Thu Phương, Phó Phòng Tổ chức Hành chính – Phó Chủ tịch Công đoàn của Chi nhánh.

Hoạt động Công đoàn -

Trong nhiều năm qua, Công đoàn Trường Mẫu giáo Hiệp Mỹ Đông (xã Hiệp Mỹ Đông, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh) chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động; gặt hái nhiều thành tích và được Công đoàn cấp trên đánh giá cao.

Công đoàn -

Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng LĐLĐ Việt Nam, các cấp Công đoàn TP Cần Thơ vừa phát động và kêu gọi đoàn viên, người lao động chung tay hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3.

Hoạt động Công đoàn -

Nhiều năm qua, Công đoàn Trường THCS Đông Thuận (huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ) không ngừng phát triển và trở thành điểm tựa cho viên chức, lao động. Để đạt được những thành tích đó, không thể không nhắc đến vai trò của cô Huỳnh Kim Diệu - Chủ tịch Công đoàn trường.

Công đoàn -

Thời gian qua, Công đoàn Trường Tiểu học Trần Văn Vân (phường Bình Chiểu, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) đã tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giáo viên và học sinh. Trong đó, sự hỗ trợ, giúp đỡ cho gia đình đoàn viên Trần Thiện Minh Tâm là một hoạt động tiêu biểu, thể hiện tình yêu thương của tổ chức Công đoàn.

Công đoàn -

Giữa tháng 7/2024, Tổ xe ôm chất lượng cao phòng chống tội phạm được thành lập, trực thuộc Nghiệp đoàn Xe honda chở khách phòng chống tội phạm phường 1 (thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng).

Hoạt động Công đoàn -

Cô Lê Thị Hoài Thương là giảng viên của Học viện Ngân hàng (Hà Nội), một người giàu nghị lực, đã vượt qua muôn vàn khó khăn để chăm lo cho con gái mắc bệnh hiểm nghèo đồng thời vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giảng dạy của mình.

Công đoàn -

12 năm công tác tại Trường Tiểu học Hiệp Phú (phường Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) tôi cảm nhận được rằng, chính ngôi trường này là điển hình của mô hình “trường học hạnh phúc”. Vì ở đó, tổ chức Công đoàn đã làm tròn thiên chức “cha mẹ” của người lao động.

Phúc lợi đoàn viên -

Tối 14/9, LĐLĐ quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng tổ chức chương trình "Đêm hội trăng rằm", trao 430 suất quà với tổng giá trị 165 triệu đồng đến con đoàn viên khó khăn.

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh vừa tổ chức chương trình Đêm hội trăng rằm, trao tặng xe đạp và học bổng cho con đoàn viên, công nhân lao động nhân dịp tết Trung thu 2024.