Khi xảy ra tai nạn hàng hải gây tổn thất về thân thể thuyền viên thì thuyền trưởng, chủ tàu, người sử dụng lao động, ngoài nghĩa vụ báo cáo theo quy định còn phải thực hiện việc khai báo tai nạn lao động hàng hải.
Tai nạn hàng hải, nhất là tai nạn đâm va là khó kiểm soát. Ảnh: ST |
Theo quy định tại Thông tư số 01/2020/TT-BGTVT ngày 20/1/2020 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải, các cá nhân, tổ chức, cơ quan có liên quan đến báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải trong các trường hợp:
liên quan đến tàu biển Việt Nam. Tai nạn hàng hải liên quan đến tàu biển nước ngoài khi hoạt động tại: Vùng nước cảng biển, vùng nội thủy và lãnh hải của Việt Nam; vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong trường hợp tai nạn đó có liên quan đến tàu thuyền Việt Nam; các công trình, thiết bị ngoài khơi của Việt Nam hoặc gây ô nhiễm môi trường.
Tai nạn xảy ra đối với tàu công vụ, thủy phi cơ trong các vùng nước cảng biển Việt Nam; phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB, kho chứa nổi, giàn di động trong các vùng nước cảng biển Việt Nam và trên vùng biển Việt Nam.
Trong đó, tai nạn hàng hải đặc biệt nghiêm trọng là tai nạn hàng hải gây ra các thiệt hại như: Làm chết hoặc mất tích người, làm tàu biển bị chìm đắm hoặc mất tích, làm tràn ra môi trường từ 100 tấn dầu trở lên hoặc từ 50 tấn hóa chất độc hại trở lên, làm ngưng trệ giao thông trên luồng hàng hải từ 48 giờ trở lên.
Tai nạn hàng hải còn được coi là nghiêm trọng khi gây ra các thiệt hại như: Làm mắc cạn từ 24 giờ trở lên, làm hư hỏng kết cấu của tàu ảnh hưởng đến khả năng đi biển của tàu; làm tràn ra môi trường từ 20 tấn dầu đến dưới 100 tấn dầu hoặc từ 10 tấn hóa chất đến dưới 50 tấn hóa chất độc hại; làm ngưng trệ giao thông trên luồng hàng hải từ 24 giờ đến dưới 48 giờ.
Khi xảy ra tai nạn hàng hải, thuyền trưởng, chủ tàu, người quản lý tàu, người khai thác tàu và các tổ chức, cá nhân liên quan tới tai nạn hàng hải có trách nhiệm báo cáo tai nạn hàng hải cho Cảng vụ Hàng hải hoặc Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Bộ Giao thông Vận tải nhanh chóng, chính xác.
Thuyền trưởng của tàu biển liên quan tới tai nạn hàng hải có trách nhiệm tổ chức cứu nạn nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả phù hợp với điều kiện an toàn của tàu. Đồng thời có trách nhiệm tổ chức bảo vệ hiện trường tai nạn và thiết bị ghi dữ liệu hành trình tại thời điểm xảy ra tai nạn hàng hải và cung cấp các chứng cứ liên quan đến tai nạn hàng hải cho cơ quan điều tra…
Đối với tai nạn hàng hải gây tổn thất về thân thể thuyền viên thì thuyền trưởng, chủ tàu, người sử dụng lao động, ngoài nghĩa vụ báo cáo theo quy định của Thông tư này, phải thực hiện việc khai báo tai nạn lao động hàng hải theo quy định pháp luật.
Báo cáo tai nạn hàng hải bao gồm: Báo cáo khẩn, báo cáo chi tiết, báo cáo định kỳ.
được thực hiện trong trường hợp tai nạn hàng hải xảy ra trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam. Thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm cao nhất trên tàu biển phải gửi ngay báo cáo khẩn cho Cảng vụ Hàng hải nơi gần nhất. Trường hợp những người này không thực hiện được báo cáo khẩn thì chủ tàu hoặc đại lý tàu biển liên quan đến tai nạn có trách nhiệm báo cáo.
Công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển còn gặp khó khăn. Ảnh: ST |
Trường hợp tai nạn hàng hải liên quan đến tàu biển Việt Nam khi hoạt động trong vùng biển của quốc gia khác, thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm cao nhất trên tàu biển hoặc chủ tàu phải báo cáo theo yêu cầu của quốc gia ven biển nơi tàu bị tai nạn và gửi ngay báo cáo khẩn cho Cục Hàng hải Việt Nam. Nếu tai nạn thuộc loại đặc biệt nghiêm trọng, thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm cao nhất trên tàu biển hoặc chủ tàu phải báo cáo cho cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại quốc gia ven biển nơi tàu bị tai nạn biết để hỗ trợ giải quyết.
Trường hợp tai nạn hàng hải liên quan đến tàu biển Việt Nam khi hoạt động ở , thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm cao nhất trên tàu biển hoặc chủ tàu phải gửi ngay báo cáo khẩn cho Cục Hàng hải Việt Nam.
Báo cáo chi tiết được thực hiện trong trường hợp tai nạn hàng hải xảy ra trong vùng nước cảng biển và vùng nội thủy của Việt Nam. Báo cáo chi tiết phải gửi Cảng vụ Hàng hải được giao quản lý tại khu vực vùng nước đó trong vòng 24 giờ, kể từ khi tai nạn xảy ra. Trường hợp không thể hoàn thành báo cáo chi tiết trong vòng 24 giờ thì phải tiến hành báo cáo bổ sung nhưng không chậm hơn 48 giờ kể từ khi tai nạn xảy ra…
Trường hợp tai nạn hàng hải liên quan đến tàu biển Việt Nam khi hoạt động ở vùng biển quốc tế và vùng biển của quốc gia khác, sau khi xảy ra tai nạn, tàu vào neo đậu tại vùng nước cảng biển Việt Nam, báo cáo chi tiết phải gửi về Cảng vụ Hàng hải được giao quản lý tại khu vực vùng nước đó trong vòng 24 giờ, kể từ khi tàu vào neo đậu tại vị trí được chỉ định. Trường hợp sau khi xảy ra tai nạn, tàu không vào neo đậu tại vùng nước cảng biển Việt Nam, báo cáo chi tiết phải được gửi Cục Hàng hải Việt Nam trong vòng 48 giờ, kể từ khi tàu đến cảng ghé đầu tiên.
Thuyền viên trên tàu Trung Thảo được cứu hộ đưa lên tàu biên phòng - Ảnh: T.T |
Báo cáo định kỳ được thực hiện sáu tháng và hàng năm do Cảng vụ Hàng hải lập báo cáo bằng văn bản và gửi Cục Hàng hải Việt Nam. Cục Hàng hải Việt Nam phải lập báo cáo bằng văn bản và gửi Bộ Giao thông Vận tải về các tai nạn hàng hải.
Trong trường hợp có những bằng chứng mới được cung cấp hay thu thập được mà những bằng chứng này làm thay đổi cơ bản nguyên nhân của vụ tai nạn hàng hải, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải quyết định tiến hành vụ tai nạn đó.
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, tai nạn đâm va trong hàng hải là điều khó có thể loại trừ hoàn toàn. Nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất và ngăn ngừa tai nạn hàng hải thì cần nâng cao năng lực cho đội ngũ sĩ quan, thuyền viên trên tàu. Thường xuyên tổ chức huấn luyện, bổ túc cập nhật cho đội ngũ sĩ quan, thuyền viên. Đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ giảng dạy và tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy tại các trường đào tạo hàng hải...
Bài: Duy Minh
Ảnh: ST
Đồ họa: Duy Minh