Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

e magazine
01/01/2022 18:04
TP.HCM: Một triệu căn nhà giá rẻ cho công nhân lao động

01/01/2022 18:04

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi gần đây cho biết, TP.HCM đang lên phương án xây dựng một triệu căn nhà giá rẻ để công nhân lao động, người thu nhập thấp dễ tiếp cận.
Thiếu nhà ở cho công nhân: Thuê phòng trọ giá rẻ, chật hẹp để tiết kiệm chi phí

Lên kế hoạch xây dựng MỘT triệu căn nhà giá rẻ cho công nhân lao động

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi gần đây cho biết, TP.HCM đang lên phương án xây dựng một triệu căn nhà giá rẻ để công nhân lao động, người thu nhập thấp dễ tiếp cận.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, trên cả nước hiện có khoảng 30% số lao động tại các khu công nghiệp có chỗ ở ổn định, số còn lại phải tự thu xếp, thuê trọ với điều kiện sống tạm bợ. Do vậy, phát triển nhà ở cho công nhân đang là vấn đề được nhiều địa phương quan tâm.

Khảo sát của LĐLĐ TP.HCM vào cuối năm 2020, 70% lực lượng lao động tại các doanh nghiệp ở thành phố là người ở tỉnh. Trong đó, 50% cần chỗ ở, tương ứng 1,3 triệu người.

Nhiều công nhân, lao động tại TP.HCM hiện nay đang thiếu nhà ở. Vì kinh tế hạn hẹp họ phải chịu sống trong căn phòng trọ chưa đầy 10 mét vuông. Có những gia đình cả 4 hoặc 5 người cùng sống chung trong không gian phòng trọ chật hẹp. Điều này, đặt ra vấn đề nhà ở dành cho công nhân, lao động là cấp bách và rất cần thiết.

LÀM CẢ ĐỜI CŨNG KHÔNG THỂ MUA ĐƯỢC NHÀ

Vợ chồng anh Dương Văn Linh làm việc hơn chục năm nay tại Khu Công nghệ cao TP Thủ Đức (TP.HCM) nhưng chưa có tiền mua nhà. Hiện tại, gia đình anh đang sống trọ tại phường Tăng Nhơn Phú B (TP Thủ Đức).

Căn phòng trọ của vợ chồng anh Linh chỉ vỏn vẹn 10 mét vuông. Tất cả mọi sinh hoạt đều gói gọn trong không gian chật hẹp đó. Chia sẻ về nơi ở của mình, anh Linh bộc bạch: "Vợ chồng tôi hầu như đi làm cả ngày, chỉ về ngủ buổi tối. Có thời điểm vợ chồng tôi làm ca, kíp, thời gian ở công ty còn nhiều hơn ở nhà, cho nên, nhu cầu về nơi ở chất lượng đối với tôi không cần thiết".

Phòng trọ này, vợ chồng anh Linh thuê với giá 1,5 triệu đồng/tháng, so với nhu cầu sử dụng và mức thu nhập của công nhân thì anh thấy như vậy là hợp lý.

“Tôi không mơ đến việc đi làm để tích lũy tiền mua nhà ở TP.HCM vì giá nhà đất ở đây quá cao, có tích cóp cả đời cũng không đủ. Mỗi tháng bỏ ra 1,5 triệu tiền thuê nhà, rồi thêm tiền điện nước cũng chật vật", anh Linh chia sẻ.

Những tháng nghỉ làm vì dịch bệnh vừa qua, vợ chồng anh Linh thất nghiệp, không có thu nhập nên phải nợ tiền thuê phòng trọ. Vợ chồng anh Linh xác định, lúc còn trẻ thì ở thành phố làm việc, dành dụm một số tiền rồi về quê, mở một cửa hàng tạp hóa để buôn bán. Anh không dám chắc sẽ sống cả đời ở thành phố vì mức sinh hoạt rất cao.

Thiếu nhà ở cho công nhân: Thuê phòng trọ giá rẻ, chật hẹp để tiết kiệm chi phíVợ chồng anh Linh sinh hoạt trong căn phòng trọ 10 mét vuông gần Khu Công nghệ cao TP Thủ Đức.

Chị Nguyễn Thị Thanh, quê Nghệ An, làm công nhân gần 20 năm tại TP.HCM, chị không mơ đến việc có nhà ở thành phố. Tiền tích lũy hiện tại của chị chỉ khoảng vài chục triệu đồng. Cho nên, việc mua nhà ở thành phố là nằm ngoài khả năng của chị.

“Thu nhập hằng tháng trước dịch của tôi khoảng 6 triệu đồng, nếu tăng ca cũng được thêm 2 triệu đồng. Tiền thuê nhà 1,2 triệu đồng, thêm chi phí điện, nước thì hết khoảng 1,5 triệu đồng/tháng. Vì sống một mình nên tôi cũng tiết kiệm được nhiều khoản nhưng với đồng lương ít ỏi việc tích lũy không được bao nhiêu. Những tháng dịch vừa qua, không đi làm, cả khu trọ tôi phải cách ly, không có thu nhập tôi lấy tiền tích lũy ra dùng. Như vậy là cũng gần hết tiền tích lũy rồi, làm sao nghĩ tới chuyện mua nhà ở thành phố.”, chị Thanh bộc bạch.

Thiếu nhà ở cho công nhân: Thuê phòng trọ giá rẻ, chật hẹp để tiết kiệm chi phí

Phòng trọ nhỏ của công nhân lao động gần Khu chế xuất Linh Trung 1.

Theo khảo sát của LĐLĐ TP.HCM về nhu cầu nhà ở công nhân thực hiện cuối năm 2020, 70% lực lượng lao động tại các doanh nghiệp ở thành phố là người ở tỉnh. Trong đó 50% cần chỗ ở, tương ứng 1,3 triệu người.

Trong số này, chỉ có gần 40 nghìn công nhân (chiếm 3%) sống ở các khu lưu trú, ký túc xá được xây dựng tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố.

Hầu hết lao động sống ở các phòng trọ, điều kiện sinh hoạt không đảm bảo. Những phòng trọ này đều được xây dựng, cải tạo lại rồi cho thuê với mức giá thấp, phù hợp với chi phí của người lao động.

Dó đó, diện tích trung bình mỗi phòng trọ mà công nhân ở chừng 14 mét vuông với mức thuê bình quân 1,6 triệu đồng/tháng và có khoảng 4 người cùng ở. Nếu thuê theo hộ gia đình, mỗi tháng chi phí từ 2 đến 3 triệu đồng. Như vậy, công nhân, người lao động hằng tháng sẽ dành 10% đến 15% thu nhập để chi trả cho chỗ ở.

Mô hình tích hợp các thiết chế công đoàn

“An cư lạc nghiệp” luôn là điều được cán bộ công đoàn và lãnh đạo Tổng Công ty CP Phong Phú (TP Thủ Đức, TP.HCM) đặt lên hàng đầu. Chính vì thế vấn đề nhà ở công nhân là cấp thiết, người lao động được ở tại Chung cư Nhân Phú (phường Tăng Nhơn Phú, TP Thủ Đức, TP.HCM).

Đây là công trình do Tổng Công ty đầu tư, xây dựng để bán và cho thuê, giá ưu đãi cho cán bộ, công nhân viên với quy mô 150 tỷ đồng, diện tích 4.500m2. Có tổng số 192 căn hộ, diện tích từ 50m2đến 65m2, trong đó bán 170 căn và cho thuê 22 căn. Giá bán: 9 triệu đồng/m2, giá thuê là từ 3.500.000 đồng đến 4.500.000 đồng/tháng/căn.

Công nhân, viên chức, lao động thuộc Tổng Công ty có nhu cầu về nhà ở chỉ cần thanh toán 20% số tiền là nhận nhà, 80 % còn lại Tổng Công ty bảo lãnh vay ưu đãi từ gói 3.000 tỷ của Chính phủ. Công nhân lao động sẽ trả dần từ 10 đến 15 năm tùy theo thu nhập để bảo đảm số còn lại đủ trang trải cuộc sống.

Thiếu nhà ở cho công nhân: Thuê phòng trọ giá rẻ, chật hẹp để tiết kiệm chi phíKý túc xá tại Chung cư Nhân Phú dành cho người lao động sinh sống.

Ngoài ra, Tổng Công ty đã đầu tư nhà trẻ ngay tại khu Chung cư Nhân Phú để CBCNV thuận tiện trong việc gửi con. Nhà trẻ được thiết kế trang thiết bị, chương trình đạt chuẩn quốc gia. Nhà trẻ hoạt động từ 6h sáng đến khi cha mẹ đón các cháu về hết mới đóng cửa. Điều này đã giúp cho công nhân lao động hoàn toàn yên tâm khi tăng ca, thêm giờ hoặc đi công tác về muộn.

Không chỉ chăm lo về nhà ở, nơi trông trẻ, khu nghỉ dưỡng... Tổng Công ty còn đầu tư xây dựng sân bóng đá mini giúp CBCNV được rèn luyện sức khỏe và giải trí sau giờ làm việc.

Tổng Công ty còn có siêu thị mini, khu trồng rau sạch, bệnh viện… dành cho công nhân lao động thuộc doanh nghiệp. Đây được coi là mô hình điển hình nhằm giữ chân người lao động gắn bó lâu dài.

Theo bà Lê Thị Hoàng Trang – Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty CP Phong Phú, tất cả các công trình phúc lợi trên được hình thành vì người lao động và để phục vụ người lao động. Mọi công trình đều phục vụ nhu cầu của CBCNV như nơi ở, gửi con, mua sắm, nghỉ mát, rèn luyện sức khỏe,...

“Để mỗi công trình phát huy tối đa hiệu quả và ý nghĩa, Tổng Công ty đều giao cho Công đoàn quản lý, vận hành bằng các quy định cụ thể, rõ ràng, minh bạch, tạo nên sự công bằng, bình đẳng trong CBCNV. Tùy theo đối tượng phục vụ mà mỗi công trình hướng tới, Công đoàn đã dự thảo quy chế và lấy ý kiến đóng góp của CBCNV để hoàn thiện và ban hành”, bà Trang nói.

Anh Mai Thanh Tú, làm việc tại Tổng Công ty CP Phong Phú rất hài lòng về các dịch vụ tiện ích mà thiết chế công đoàn mang lại. Đối với anh, đây chính là môi trường tốt để làm việc và gắn bó lâu dài.

Anh Tú cho biết thêm, khi làm việc tại công ty, người lao động được hưởng nhiều ưu đãi như thuê nhà giá rẻ, chất lượng tốt, có khi còn mua được nhà. Việc gửi con cho nhà trẻ cũng rất thuận lợi, không phải lo về sớm đón con hoặc chi phí gửi trẻ tăng cao. Riêng về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cũng rất an toàn vì mọi người tự trồng rau để sử dụng. Sẽ rất may mắn nếu như tất cả người lao động khi đi làm đều có được chỗ ở hợp lý, thoải mái, mọi sinh hoạt đều an toàn.

Thiếu nhà ở cho công nhân: Thuê phòng trọ giá rẻ, chật hẹp để tiết kiệm chi phí Thiếu nhà ở cho công nhân: Thuê phòng trọ giá rẻ, chật hẹp để tiết kiệm chi phí Thiếu nhà ở cho công nhân: Thuê phòng trọ giá rẻ, chật hẹp để tiết kiệm chi phí Thiếu nhà ở cho công nhân: Thuê phòng trọ giá rẻ, chật hẹp để tiết kiệm chi phí

Nhiều dự án nhà ở cho người lao động trong tương lai

Theo số liệu của Sở Xây dựng TP.HCM, giai đoạn 2016-2020, thành phố đã phát triển hơn 1,2 triệu mét vuông sàn nhà ở xã hội, giải quyết chỗ ở hơn 66.000 người. Trong đó, 19 dự án với gần 15.000 căn hộ, giá trị đầu tư xây dựng được thẩm định cao nhất là 15,5 triệu/m2. Trong số này có một dự án nhà lưu trú công nhân với hơn 750 phòng.

Sau khi đại dịch cho thấy một khiếm khuyết nghiêm trọng, khi chỗ ở của công nhân cũng là những điểm nóng bùng phát dịch và điều kiện sống của họ có quá nhiều bất ổn. Chỗ ở ổn định sẽ giúp người lao động yên lòng gắn bó lâu dài với TP.HCM.

Mới đây, tại buổi tiếp xúc cử tri quận 4, 7, huyện Nhà Bè và Cần Giờ, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, TP.HCM đang lên phương án xây dựng một triệu căn nhà giá rẻ để công nhân, lao động, người thu nhập thấp tiếp cận được nhằm thay thế chung cư cũ, nhà trên kênh rạch, khu nhà trọ…

Chính quyền quận 7, TP.HCM cũng đề xuất UBND TP.HCM xem xét 7 khu đất công và một của doanh nghiệp đang bỏ trống, rộng hơn 13 ha xây nhà lưu trú tạm thời cho công nhân.

Thiếu nhà ở cho công nhân: Thuê phòng trọ giá rẻ, chật hẹp để tiết kiệm chi phí Thiếu nhà ở cho công nhân: Thuê phòng trọ giá rẻ, chật hẹp để tiết kiệm chi phí Thiếu nhà ở cho công nhân: Thuê phòng trọ giá rẻ, chật hẹp để tiết kiệm chi phí

Bình Dương, Đồng Nai chú trọng phát triển nhà lưu trú công nhân

Tại Bình Dương, Kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh Bình Dương khoá X, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương cho biết, trong giai đoạn 2021-2025 tỉnh sẽ chú trọng đến việc phát triển nhà lưu trú công nhân trong các khu, cụm công nghiệp, đồng thời đôn đốc các chủ đầu tư triển khai xây dựng nhà ở xã hội.

Ông Võ Hoàng Ngân, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương cho biết, trong giai đoạn 2011-2015, Bình Dương có 23 dự án nhà ở xã hội hoàn thành và đã đưa vào sử dụng với tổng diện tích sàn 431.488m2, số căn hộ là 9.618, đáp ứng nhu cầu cho 37.500 người. Giai đoạn 2016-2020, Bình Dương đã đầu tư xây dựng được khoảng 1.330.944m2 sàn nhà ở, tính đến nay trên địa bàn toàn tỉnh đã thực hiện được khoảng 1,8 triệu m2 sàn nhà ở.

Trong thời gian tới tỉnh sẽ tập trung triển khai đề án phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2021–2025 và những năm tiếp theo.

Tại Đồng Nai, ông Cao Tiến Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã phát biểu rằng, trong 5 năm tới, tỉnh Đồng Nai sẽ xây hàng vạn căn nhà ở xã hội để công nhân, lao động an cư.

Ông Cao Tiến Dũng cho biết thêm, tỉnh Đồng Nai sẽ khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội, ký túc xá cho công nhân. Trong đó, ưu tiên các quỹ đất gần các khu công nghiệp tập trung, rà soát quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000 để hoàn chỉnh phù hợp với nhu cầu xây dựng nhà lưu trú công nhân.

Chấp thuận sẵn chủ trương đầu tư các dự án đủ điều kiện, phấn đấu năm 2022 hoàn tất các thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án nhà ở xã hội (từ 3 đến 5 dự án) để đủ điều kiện khởi công vào cuối năm 2022 hoặc đầu năm 2023. Cơ quan chức năng sẽ kiểm tra, hướng dẫn để đảm bảo các tiêu chí an toàn về nhà trọ, phòng trọ khi người dân triển khai xây dựng nhằm tăng chất lượng nhà trọ lên cao hơn.

Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai, ông Lê Mạnh Dũng kiến nghị, trong các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai đang có 132ha đất để làm thương mại dịch vụ đang bỏ trống. Đề nghị Chính phủ cho chuyển đổi sang đất ở để đầu tư nhà ở xã hội, không phải tách ra khỏi khu công nghiệp và xây dựng đường riêng để kết nối với khu đô thị, khu dân cư bên ngoài, giúp cho việc mời gọi đầu tư nhanh hơn.

DƯƠNG THÙY

Xem phiên bản di động