Tìm kiếm giải pháp an cư cho công nhân lao động vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Người lao động - 25/09/2019 14:25
Dãy nhà trọ công nhân ở phường Long Bình, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. |
Những khó khăn đặt ra
Theo khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, phần lớn công nhân lao động trong các KCX, KCN là người ngoại tỉnh, nhà ở cho công nhân lao động tại khu vực này. Hiện đã có 100 dự án nhà ở cho CN hoàn thành, quy mô khoảng 41.000 căn, với tổng diện tích trên 2 triệu m2, bố trí cho 330.000 người. Thế nhưng, các dự án này chỉ đáp ứng 28% nhu cầu thuê, mua. Còn lại, phần lớn đang phải ở trọ với điều kiện sống rất thấp, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như năng suất lao động.
Đang tiếp tục triển khai 73 dự án với khoảng 88.000 căn hộ (khoảng 704.000 chỗ ở). Trong đó, TP. Hồ Chí Minh có 34 dự án đã hoàn thành (5.700 căn hộ), 15 dự án đang triển khai (17.200 căn); Đồng Nai có 1 dự án hoàn thành (146 căn hộ), 2 dự án đang triển khai (4.000 căn hộ), 13 dự án đang chuẩn bị đầu tư (64,35ha đất); Bình Dương có 5 dự án đã hoàn thành (3.430 căn hộ), 5 dự án đang triển khai (6.800 căn)…
Các đại biểu đóng góp các giải pháp thiết thực cho người lao động an cư lập nghiệp. |
Nhà báo Lê Xuân Sơn, Tổng biên tập báo Tiền Phong cho biết, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Cùng với các dự án và dòng vốn đầu tư, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng thu hút một lượng lớn lao động tại chỗ và lao động nhập cư đến từ khắp nơi trong cả nước.
Nhà ở và an sinh xã hội cho công nhân lao động vùng kinh tế trọng điểm phía Nam luôn là vấn đề được quan tâm. Tuy nhiên điều kiện đảm bảo cuộc sống tối thiểu về nhà ở và làm việc cho công nhân lao động còn rất nhiều hạn chế. Đa số công nhân lao động phải sống trong những khu nhà trọ chật hẹp, thiếu các điều kiện sống tối thiểu.
Ông Nguyễn Trọng Ninh - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng cho biết, tính đến đầu năm 2018 có khoảng 1,2 triệu công nhân tại KCN có nhu cầu về chỗ ở, dự kiến đến năm 2020 vào khoảng 1,7 triệu người, trong đó lao động ngoại tỉnh chiếm trên 50% tổng số lao động đang làm việc trong các KCN, nhiều nhất là tỉnh Bình Dương (hơn 90%), TP. Hồ Chí Minh (63%), Đồng Nai (60%)...
Vấn đề khó khăn lớn nhất hiện nay đó là sau khi gói tín dụng cho vay ưu đãi 30.000 tỷ đồng kết thúc, nhưng ngân sách nhà nước chưa bố trí được nguồn vốn để cấp bù lãi suất cho các ngân hàng thương mại để cho vay nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ; hiện nay ngân sách nhà nước mới chỉ bố trí được gần 1.200/9.000 tỷ cho Ngân hàng Chính sách xã hội.
Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. Hồ Chí Minh - ông Lê Hoàng Châu - cho rằng, TP. Hồ Chí Minh hiện có hơn 8,9 triệu người nhưng ngành công an thống kế có khoảng 13 triệu người đang sinh sống, trong đó gần 300.000 người lao động đang làm việc tại 17 KCN, KCX.
Hiện có khoảng 476.000 hộ chưa có nhà ở hoặc đang sống chung với người thân, chiếm gần ¼ tổng số hộ gia đình. Trong đó, có khoảng 20.000 hộ cán bộ, công chức chưa sở hữu nhà ở; có 300.000 hộ có nhu cầu thuê nhà ở xã hội; có 143.000 hộ có nhu cầu mua, thuê mua nhà ở xã hội.
Trước thực trạng thiếu chỗ ở trầm trọng dành cho người lao động như hiện nay, ông Châu đề xuất cho phép doanh nghiệp được phát triển các dự án nhà trọ, phòng trọ để giải quyết nhu cầu chỗ ở của sinh viên, công nhân, lao động, người có thu nhập thấp ở đô thị, người nhập cư. Phương thức thực hiện dưới hình thức xã hội hóa đầu tư, huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế, nhất là khu vực tư nhân để phát triển nhà ở, giải quyết bài toán nhà ở, vốn đang bức bách hiện nay.
Doanh nghiệp vào cuộc - khó như xây nhà cho công nhân ở
Theo ông Quách Cường - Phó Bí thư Đảng ủy Saigon Co.op hiện có 2 chương trình hỗ trợ nhà ở cho NLĐ. Cụ thể, đầu tư hơn 113 tỷ đồng xây chung cư ở Gò Vấp có tổng diện tích sàn 10.167m2, xây 12 tầng gồm 99 căn hộ, dự kiến năm 2020 sẽ bàn giao và bán theo chính sách ưu đãi. Chương trình thứ hai là người lao động có thâm niên 10 năm nếu mua nhà sẽ được hỗ trợ 200 triệu đồng/người; nếu thuê nhà sẽ hỗ trợ 2 triệu đồng/tháng/người trong liên tục 10 năm.
Chính sách này được triển khai từ năm 2015, hiện đã có 83 nhân viên Saigon Co.op được hỗ trợ mua hoặc thuê nhà với số tiền tương ứng là 16.2 tỷ đồng. Tuy nhiên, để người lao động có nơi an cư dễ dàng, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về thuế, vay vốn để DN có thể xây nhà nhằm bán hay cho người lao động thuê dài hạn để ở.
Đại diện cho các DN đang xây dựng nhà ở xã hội, ông Lê Hữu Nghĩa - Tổng giám đốc Công ty Lê Thành - bức xúc nêu, thủ tục xin dự án nhà ở xã hội khó hơn nhà thương mại, đây là một nghịch lý đang tồn tại. Hơn nữa về dân số, nhà ở xã hội có diện tích nhỏ hơn so với nhà thương mại, khi quy hoạch thì số lượng căn hộ nhiều hơn số lượng cư dân quy hoạch.
Mặt khác dự án nhà xã hội phải cùng Nhà nước làm hạ tầng trong khi nhà thương mại không phải tham gia. Chưa hết, hiện nay có một thực tế đang diễn ra là người dân không thích mua nhà dưới 30m2 mà lựa chọn nhà trên 40m2...
Tại hội thảo, các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng, “khó như xây nhà cho công nhân ở” vì có những ràng buộc về mặt chính sách thiếu phù hợp thực tiễn, cùng với sự chưa quan tâm đúng mực của các chính quyền địa phương và sự thiếu “mặn mà” của các DN thuê lao động đối với vấn đề an sinh của người làm thuê, vì thế chuyện an sinh cho người lao động thực tế vẫn nằm ở trạng thái khó giải tỏa nổi bức xúc của hàng triệu người đang cần một chốn nương thân.
Ông Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng Lao động Việt Nam, cho biết, Tổng LĐLĐ Việt Nam đang tập trung nhiều giải pháp để nâng cao đời sống cho người lao động, đặc biệt là công nhân làm việc tại các khu chế xuất khu công nghiệp. Sắp tới, sẽ tập trung giải quyết lợi ích về nhà ở, giải quyết nhu cầu gửi trẻ cho con công nhân, phục vụ nhu cầu thiết yếu có siêu thị, nhà thuốc, nhà văn hóa cho công nhân làm việc tại các KCX-KCN.
Một mình lặng lẽ đạp xe lên xã để xin thoát hộ nghèo, việc làm kỳ lạ của cụ bà 84 tuổi khiến cho nhiều ... |
Sau khi lái ô tô tông ngã hai mẹ con đang đi xe máy trên đường, một giảng viên của Trường Đại học Công nghiệp ... |
Khu vực Bắc Bộ và Nam Bộ ngày nắng, trong khi Trung Bộ lại có mưa rào rải rác trong ngày 25/9. |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 30/10/2024 08:06
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 đã cho thấy sự quan tâm của chuyên môn và công đoàn các cấp trong ngành về ATVSLĐ.
Đời sống - 29/10/2024 19:50
Vừa thực hiện xong nghĩa vụ quân sự, trở về quê lập nghiệp, anh Lê Ngọc Hơn (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) xung phong tham gia Tổ xung kích phòng, chống thiên tai. Trong quá trình hỗ trợ bà con dọn dẹp tránh lụt, anh không may bị nước lũ cuốn trôi.
Đời sống - 26/10/2024 22:31
Để đảm bảo an toàn cho người lao động trên biển trước khi bão số 6 (Trà Mi) đổ bộ vào đất liền, tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị đã triển khai các giải pháp ứng phó với bão, chú trọng huy động người lao động trên biển vào đất liền trú ẩn, bảo đảm an toàn cho tàu thuyền tại khu neo đậu.
Đời sống - 25/10/2024 10:56
Chính phủ vừa có tờ trình gửi Quốc hội xem xét cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khoá XV về dự thảo Luật Nhà giáo.
Kinh tế - Xã hội - 23/10/2024 20:16
Phong trào hiến máu tình nguyện tại các doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành một hoạt động có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thu hút đông đảo người lao động tham gia.
Đời sống - 21/10/2024 18:14
Một nhóm chủ nhà trọ ở Vĩnh Phúc vừa tổ chức cuộc thi văn nghệ sân khấu hóa “Công nhân nhập cư sẵn sàng ứng phó dịch bệnh”, hôm 20/10.