|
Hiện có hơn 12 nước thông báo dừng tiêm để điều tra các trường hợp bị đông máu sau tiêm. Trước những thông tin này, Bộ Y tế và Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia khẳng định, vẫn tiếp tục thực hiện Chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 nhưng tăng cường hơn nữa công tác an toàn tiêm chủng. Theo kế hoạch, hết tháng 3 tiêm xong lô vaccine của AstraZeneca về đợt đầu. TIÊM ĐẾN ĐÂU BẢO ĐẢM AN TOÀN ĐẾN ĐÓTheo thông báo của Bộ Y tế, đến nay có hơn 20 nghìn người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19, các nhân viên y tế lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ Covid-19 cộng đồng... được tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca. Thống kê của Cục Y tế dự phòng cho thấy, hơn một tuần triển khai tiêm chủng, đã ghi nhận 15 trường hợp , trong đó có 14 người phản ứng phản vệ mức 2 (khó thở, kẹt huyết áp, phù mạch tại vị trí tiêm, tiêu chảy) và 1 trường hợp là nữ, tiêm chủng ngày 14/3 ở Hải Dương sốc phản vệ có các dấu hiệu nguy hiểm như chân tay co quắp, rét run, sốt, tê bì tay... Tất cả các trường hợp phản ứng sau tiêm đã phát hiện và xử trí kịp thời, hiện các bệnh nhân ổn định trở lại. Nhân viên y tế là nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine phòng Covid-19. Ảnh: Suckhoedoisong.vn Cũng theo ghi nhận của Bộ Y tế, đến thời điểm này, Việt Nam chưa có trường hợp bị đông máu như một số nước ở châu Âu. Hiện tỉ lệ người được tiêm vaccine phòng Covid-19 gặp phản ứng tại chỗ là 26%, phản ứng nặng (kẹt huyết áp, phù mạch tại vị trí tiêm, khó thở, nổi mề đay) là 0,7%. Vậy, với tỉ lệ phản ứng sau tiêm như trên, có ảnh hưởng đến kế hoạch tiêm chủng? Theo nhận định của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, tỉ lệ 26% trường hợp phản ứng sau tiêm là tương tự với các vaccine đang được sử dụng khác tại Việt Nam. Việt Nam vẫn tiếp tục triển khai tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca theo đúng quy trình, an toàn và hiệu quả. Ảnh: Nguyễn Thành Đến nay, nhiều nước đang dừng tiêm vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca do bị đông máu sau tiêm như: Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Slovenia, Đan Mạch, Ireland, Hà Lan, Na Uy, Iceland, Congo, Bulgaria. Tuy nhiên, đến thời điểm này, chưa tìm ra sự liên quan giữa những sự cố nghiêm trọng sau khi tiêm chủng với vaccine AstraZeneca. Do vậy, chương trình tiêm chủng tại Việt Nam vẫn tiếp tục triển khai đến hết tháng 3 tiêm xong lô vaccine Covid-19 của AstraZeneca. Việc triển khai tiêm chủng luôn thực hiện theo đúng . Theo đó, người được tiêm chủng phải theo dõi tại chỗ 30 phút sau tiêm, nếu có phản ứng sẽ được theo dõi tiếp tại phòng bệnh trong vòng 24 giờ. Sau khi về nhà tiếp tục theo dõi sức khỏe những ngày sau đó và thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có bất kỳ phản ứng bất thường nào xảy ra để chẩn đoán và xử lý kịp thời. |
Lấy máu xét nghiệm trước khi tiêm vaccine chống Covid-19. Ảnh: Trần Minh |
Tiếp tục triển khai tiêm ở các tỉnh, thànhTheo thông tin từ Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, tuần từ ngày 15 đến 21/3 tiếp tục có thêm 3 tỉnh Quảng Ninh, Điện Biên, Đồng Tháp triển khai tiêm vaccine phòng, chống Covid-19. Như vậy, hiện đã có 15 địa phương triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19. Theo kế hoạch, đến cuối tháng 3 sẽ tiêm hết lô vaccine của AstraZeneca về đợt đầu (117.600 liều), tiếp tục chuyển sang lô vaccine trên 1,3 triệu liều do COVAX (Quỹ điều phối vaccine phòng Covid-19 do Liên minh Vaccine và tiêm chủng toàn cầu, Tổ chức Y tế Thế giới chủ trì điều phối) tài trợ. Hướng dẫn người tình nguyện tiêm vaccine COVIVAC thử nghiệm theo dõi sức khỏe sau tiêm. Ảnh: Trần Minh Đến nay, Việt Nam đã mua và được viện trợ 60 triệu liều vaccine, đang đàm phán mua 31 triệu liều nữa, và nếu kịp thời thì đầu năm 2022 vaccine Việt Nam sẽ ra thị trường. Với số lượng vaccine lớn như vậy, đối tượng tiêm chủng sẽ mở rộng hơn và Việt Nam sẽ chủ động được nguồn vaccine, chủ động phòng bệnh Covid-19. |
Việt Nam đã mua và được viện trợ 60 triệu liều vaccine. Ảnh: Suckhoedoisong.vn
|