Tiêm vắc xin Covid-19 bệnh sẽ nhẹ hơn và không tử vong

"Tiêm vắc xin Covid-19 bệnh sẽ nhẹ hơn và không tử vong"

Ngày mai (ngày 8/3), tỉnh Hải Dương và các cơ sở trong danh sách sẽ được Bộ Y tế giám sát thực hiện tiêm cho nhóm đối tượng ưu tiên. Đến giờ phút này, còn có những hoài nghi về hiệu quả của vắc xin cũng như độ an toàn của nó. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, tiêm ngừa vắc xin Covid-19 vẫn có một tỷ lệ nhỏ nhiễm bệnh, nhưng bệnh sẽ nhẹ hơn và không tử vong.

Theo GS. TS Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế, thời điểm này, Bộ Y tế đã tập huấn tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho cơ sở y tế tham gia tiêm chủng trên cả nước. Việc tiêm vắc xin lần này sẽ được kiểm soát rất chặt chẽ bởi đây là loại vắc xin mới, thời gian chưa đủ dài để theo dõi toàn bộ tiến trình nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng và đánh giá hiệu quả.

Tuy nhiên, GS.TS Nguyễn Thanh Long cho biết, sự khẳng định của các nhà sản xuất và cơ quan nghiên cứu về mức độ và thời gian bảo vệ vắc xin có thể khác nhau, từ 6 tháng tới 2 năm.

"Do vắc xin Covid-19 là vắc xin mới, những phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm. Kể cả vắc xin đang lưu hành cũng không thể khẳng định độ an toàn 100%" - Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Theo GS. TS Nguyễn Thanh Long, ngày mai, cả 3 Thứ trưởng của Bộ Y tế sẽ trực tiếp giám sát việc tiêm vắc xin.

Ảnh: BYT

Tiêm vắc xin Covid-19 bệnh sẽ nhẹ hơn và không tử vong

Việt Nam cũng phải đánh giá lại tất cả những vấn đề liên quan lô vắc xin này. Do lượng vắc xin đầu tiên về Việt Nam hạn chế (với hơn 117.600 liều), tập trung ưu tiên theo các đối tượng trong Nghị quyết 21 của Chính phủ và những đối tượng trực tiếp tham gia phòng chống dịch. Trong đó chủ yếu là những cán bộ y tế tại các đơn vị trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19, những người truy vết, … của 13 tỉnh có dịch chứ chưa thể phân phối ở cả 63 tỉnh, thành phố.

Tại TP Hồ Chí Minh, Sở Y tế thành phố xác định những đối tượng được ưu tiên tiêm chủng gồm 44.175 người, bao gồm: Nhân viên y tế đang điều trị bệnh nhân Covid-19: 285 người; thành viên tổ truy vết: 388 người; nhân viên tham gia điều tra dịch tễ: 1.362 người; lực lượng quân đội: 600 người; lực lượng công an: 1.042 người; tổ Covid-19 cộng đồng: 38.000 người; cán bộ lấy mẫu xét nghiệm: 1.710 người; nhân viên tại các khu cách ly tập trung: 513 người; cán bộ trực tiếp tiêm chủng vắc xin Covid-19: 275 người.

GS. TS Nguyễn Thanh Long phát biểu tại Hội nghị trực tuyến với 700 điểm cầu chuẩn bị cho công tác tiêm chủng vào ngày 8/3 tới.

Ảnh: BYT

Tiêm vắc xin Covid-19 bệnh sẽ nhẹ hơn và không tử vong

Bộ Y tế sẽ tiêm đợt sau, phải ưu tiên dành những mũi tiêm đầu tiên cho những người trực tiếp phòng chống dịch, giảm thiểu yếu tố nguy cơ lây nhiễm với các trường hợp này" - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long chia sẻ.

Ngày mai, những mũi tiêm đầu tiên sẽ được tiến hành ở tỉnh Hải Dương và một số cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương… (nơi có bệnh nhân Covid-19).

Toàn bộ hệ thống tiêm chủng lần này được quản lý qua của hơn 90 triệu dân. Người dân cần tải app hồ sơ sức khoẻ để giúp tăng cường giám sát chủ động tại các cơ sở y tế, vừa thông tin về dấu hiệu, phản ứng bất lợi sau tiêm. Từ hệ thống này, ngành Y tế đã và đang thiết kế đảm bảo liên thông quốc tế (hộ chiếu vắc xin Covid-19 như một số quốc gia), quản lý bằng QR code.

Tiêm vắc xin Covid-19 bệnh sẽ nhẹ hơn và không tử vong

Lô vắc xin đầu tiên về tới Việt Nam

Ảnh: VNA

Theo GS. TS Nguyễn Thanh Long, lần tiêm vắc xin này, Việt Nam sẽ thực hiện các quy trình thận trọng và nghiêm ngặt hơn một bước so với khuyến cáo của quốc tế.

Các cơ sở tiêm chủng sẽ phải khám sàng lọc trước khi tiêm, nhất là với người lớn, mất thời gian hơn và sẵn sàng phương án có tai biến không mong muốn. Cán bộ tiêm chủng thực hiện rất nghiêm theo hướng dẫn chuyên môn, vấn đề chống sốc, phòng vệ…

Theo cơ quan chuyên môn, có khoảng 10% người được tiêm vắc xin này có thể gặp các biểu hiện sốt, ớn lạnh, rét run, bồn chồn...; khoảng 10% gặp sưng nóng, đỏ đau tại vị trí tiêm. Đây là tỉ lệ tương tự các vắc xin khác. Người có phản ứng quá mẫn cảm với các thành phần trong vắc xin sẽ không tiêm vắc xin này. Người đang mắc bệnh cấp tính, mãn tính tiến triển, có tiền thể sử dụng kháng thể kháng Covid-19 trước đó thuộc nhóm hoãn tiêm. Người từng mắc Covid-19 cũng có thể tiêm chủng nhưng thời gian tiêm cách thời gian khỏi bệnh là 6 tháng.

“Trên thế giới có những người tham gia phong trào phản đối vắc xin nhưng lợi ích của vắc xin Covid-19 đem lại rất rõ ràng, giúp bảo vệ chính bản thân và cộng đồng. Tỉ lệ đạt hiệu quả miễn dịch sau tiêm vắc xin AstraZeneca là 76% sau tiêm mũi 1 và 81% sau tiêm mũi 2, nên vẫn có một tỉ lệ người tiêm có thể mắc bệnh. Dù vắc xin lần này độ bảo vệ không đạt 100%, nghĩa là có thể có những người có khả năng bị nhiễm sau khi tiêm nhưng quan trọng là bệnh nhẹ hơn và không tử vong” - GS. TS Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Tiêm vắc xin Covid-19 bệnh sẽ nhẹ hơn và không tử vong


Giám sát hành trình khi đưa vắc xin về kho lưu trữ.

Ảnh: VNA

Ngăn ngừa thuyền viên trốn cách ly y tế khi nhập cảnh vào Việt Nam Ngăn ngừa thuyền viên trốn cách ly y tế khi nhập cảnh vào Việt Nam
Ngoại ngữ và những điều e ngại Ngoại ngữ và những điều e ngại
Cập nhật cuộc thi ảnh “Trai xinh – Gái đẹp các khu công nghiệp” tuần 3 năm 2021 Cập nhật cuộc thi ảnh “Trai xinh – Gái đẹp các khu công nghiệp” tuần 3 năm 2021

Bài viết: Duy Minh

Thiết kế: Duy Minh