Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn từ việc “ngại” đi cầu bộ hành

Kinh tế - Xã hội - Nguyễn Thủy

Việc xây dựng những cây cầu/hầm bộ hành nhằm mục đích giúp người đi bộ có thể sang đường một cách an toàn, đồng thời đảm bảo cho giao thông dưới đường không bị cản trở. Thế nhưng, trên thực tế rất nhiều người còn “ngại” đi lên cầu hay xuống hầm mà sẵn sàng băng qua đường, bất chấp việc vi phạm giao thông và nguy hiểm đến tính mạng.
tiem an nguy co mat an toan tu viec ngai di cau bo hanh
Nhiều người từ chối đi và chọn cách băng thẳng qua bên kia đường trong khi không được phép.

Liều mạng băng qua đường chỉ vì “tiện”

Từ nhiều năm nay, thành phố Hà Nội đã xây dựng hàng chục cầu vượt cho người đi bộ, cũng như hầm đường bộ tại những tuyến đường có mật độ giao thông cao, để đảm bảo an toàn cho người đi bộ khi sang đường. Tuy nhiên, hầu hết các công trình này đều vắng người đi lại, hoặc thậm chí không có người sử dụng, như: hầm đi bộ trên đường Phạm Hùng, đường Khuất Duy Tiến… dù đây là những tuyến đường lớn, thường xuyên có người đi bộ qua đường. Quan sát của phóng viên, cửa hầm đi bộ ở vị trí trước bến xe Mỹ Đình từ lâu trở thành địa điểm bán trà đá…

Sự vắng vẻ cũng là tình trạng chung tại các cầu bộ hành (cầu vượt đi bộ) trong thành phố. Cầu vượt đi bộ trên phố Giảng Võ (quận Ba Đình) dù được xây dựng hiện đại nhưng do thiếu đồng bộ với hạ tầng xung quanh nên ít người sử dụng. Cầu hiện đã xuống cấp và hoen gỉ khiến người dân càng thêm e ngại.

Hay tại cầu vượt đi bộ trên đường Nguyễn Trãi, khu vực trước cổng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, dù mỗi buổi sáng/chiều có hàng trăm sinh viên lên xuống xe buýt hai bên đường, nhưng không nhiều người lựa chọn việc đi lên cầu vượt. Theo nhiều sinh viên, điểm chờ xe buýt cách xa so với đường dẫn lên cầu vượt đi bộ, cộng với việc lối lên xuống có nhiều rác thải, mất vệ sinh, nên họ thường “né” cây cầu này. Có chăng, đó chỉ là “phương án dự phòng” trong trường hợp họ không thể băng cắt qua đường vào giờ cao điểm.

Qua khảo sát, tìm hiểu của phóng viên, nhiều người chọn cách băng qua đường thay vì đi lên cầu vượt nhằm mục đích rút ngắn quãng đường, tiết kiệm thời gian. Anh Nguyễn Công Đức, sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ: “Thông thường, mọi người sẽ đi trực tiếp sang đường luôn, không bao giờ đi lên cầu. Chủ yếu là do thói quen, hơn nữa vị trí đặt cầu này không được tiện cho lắm, cách khoảng vài cây số mới có một cái. Tôi trọ ở gần trường nên thường đi bộ xuống lòng đường để đến trường chứ không đi lên cầu. Đi lên cầu mình thấy bất tiện và lâu lắm. Đi thẳng cho nó nhanh”.

tiem an nguy co mat an toan tu viec ngai di cau bo hanh
Tại nhà chờ Thành Công(đường Láng Hạ), đa phần nhiều người đều lao từ vỉa hè, băng qua đường, sau đó vội vã leo lên lan can để vào bến xe buýt BRT giữa khu vực dải phân cách.

Đi bộ dưới lòng đường là vi phạm luật giao thông đường bộ và có thể dẫn tới tai nạn, nhưng với lý do đi nhanh, tiết kiệm thời gian hơn so với việc đi lên cầu, nên người tham gia giao thông vẫn phớt lờ quy định và cảnh báo.

Anh Nguyễn Đức Hùng (33 tuổi, Cầu Giấy) chia sẻ: “Tôi sợ nhất là đi qua mấy đoạn có các trường đại học, sinh viên cứ lao thẳng qua đường mà không nhìn trước sau. Có lần tôi đang đi thì bỗng xuất hiện một nhóm các bạn sinh viên dàn hàng ngang qua đường ngay trước mũi xe. Tôi vẫn nghe nói các trường có chương trình giáo dục Luật Giao thông, nhưng không hiểu sao tình trạng này vẫn diễn ra?”.

Cần xử lý nghiêm các vi phạm

Có thể thấy, thói quen và sự tùy tiện của người đi bộ tham gia giao thông là rất phổ biến ở nước ta, không riêng gì các thành phố lớn. Việc thay đổi nhận thức của người dân về việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật có lẽ vẫn cần thời gian; nhưng các cơ quan chức năng cũng không thể không kiên quyết, dễ dẫn đến tình trạng “nhờn luật”. Điều đáng nói, là người đi bộ bất chấp dòng xe, cứ “tiện” là băng qua đường, không chỉ khiến giao thông hỗn loạn, gây nguy hiểm cho chính họ, mà còn khiến các phương tiện lưu thông gặp nguy hiểm theo. Trên thực tế, đã có nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan đến việc người đi bộ băng qua đường, thiếu quan sát.

Đã có quy định xử phạt người đi bộ vi phạm Luật Giao thông đường bộ, tuy nhiên việc xử phạt không phải điều dễ dàng.

Anh Nguyễn Đức Toàn (30 tuổi, ở Nguyễn Trãi, HN) cho hay: “Việc xử phạt vi phạm của những người đi bộ khá bất cập, vì nếu phạt thì chắc nhiều lắm. Đây là do ý thức tham gia giao thông quá kém của một bộ phận người dân. Nhiều người vẫn có thói quen chọn đoạn đường ngắn nhất, vị trí thuận lợi nhất để đi, dù gần đó có cầu vượt, hầm bộ hành. Nhà nước xây hầm, cầu tốn hàng chục tỷ nhưng chẳng mấy ai sử dụng”.

Tại Điều 32, Luật Giao thông đường bộ có quy định như sau: Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

Còn tại Điều 9, Nghị định 46/2016/NĐ-CP về hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định về xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 - 60.000 đồng khi không đi đúng phần đường quy định, không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường; phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc, dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn; trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường…

Mặc dù đã có quy định nhưng việc người dân có nghiêm túc chấp hành hay không lại còn phụ thuộc vào ý thức của mỗi người. Và phải chăng, hình phạt cho người đi bộ vi phạm luật là chưa đủ sức răn đe, nên ngày càng có nhiều người bất chấp tính mạng để “tiết kiệm” đôi ba phút cuộc đời?

Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần tăng mức xử phạt và tăng cường việc xử lý vi phạm, nhằm hạn chế tình trạng băng cắt qua đường gây mất an toàn giao thông.

Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 26/6, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt 9,69 triệu người với gần 491 ...

Không phải công nhân lao động nào cũng dám "nghiến răng" đầu tư máy điều hòa nhiệt độ để chống chọi với nắng nóng. Vì ...

Việc không phối hợp với ngành điện để tiến hành cắt điện khi người lao động thi công căng treo pano dưới đường dây dẫn ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Kinh tế - Xã hội -

Bản tin do Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn ngày 10/9 cho biết trong hôm nay, nhiều tuyến của thành phố Hà Nội có thể ngập từ 10-30cm.

Kinh tế - Xã hội -

Nắm bắt được nhu cầu tích lũy thông minh và an toàn trên nền tảng số, cũng như hòa mình vào xu thế phát triển công nghệ số của Quốc gia, từ 10/9/2024, VietinBank và VietinBank Gold & Jewellery (VGJ) chính thức mang đến giải pháp tài chính số, mở ra trải nghiệm tích lũy bền vững, giao dịch thuận tiện mang tên digiGOLD: Trải nghiệm số - Trọn an tâm.

Kinh tế - Xã hội -

Ảnh hưởng từ bão số 3, lũ trên nhiều sông ở mức lớn, có nơi đặc biệt nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn cho người dân và người lao động, nhiều địa phương đã khẩn trương cấm, hạn chế xe trọng tải lớn và các phương tiện qua cầu.

Kinh tế - Xã hội -

Bão số 3 đi qua nước ta, gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh phía Bắc, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất, kinh doanh của người lao động và nhân dân. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã có những quan tâm, chỉ đạo sát sao, kịp thời. Tạp chí Lao động và Công đoàn trân trọng giới thiệu toàn văn lời thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng bởi bão số 3 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

Kinh tế - Xã hội -

Zeekr - thương hiệu ô tô điện cao cấp thuộc Tập đoàn Geely Holding, đã ký kết thỏa thuận phân phối chính thức với Tasco Auto – nhà phân phối ô tô tại Việt Nam.

Kinh tế - Xã hội -

Clip ghi lại khoảnh khắc cầu Phong Châu (Phú Thọ) sập xuống được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội, từ nhiều góc quay khác nhau.

Podcast

TS Nguyễn Ngọc Huy - chuyên gia nghiên cứu biến đổi khí hậu và thiên tai có những lời khuyên để ứng phó với tình hình lũ lụt hiện nay để đảm bảo an toàn.

Tôi công nhân

Nếu người lao động phải ngừng việc do siêu bão Yagi thì vẫn sẽ được công ty trả lương, trong đó tiền lương ngừng việc sẽ do các bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Talk Công đoàn

Đồng chí Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam chia sẻ về hiệu quả của những chương trình phúc lợi dành cho đội ngũ y bác sĩ, người lao động trong ngành.

An toàn, vệ sinh lao động

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Video

Đọc thêm

Kinh tế - Xã hội -

Hyundai Santa Fe thế hệ mới chính thức được hãng xác nhận và công bố ngày ra mắt là 18/9 tới đây.

Kinh tế - Xã hội -

Theo thông tin từ hiện trường, tại thời điểm sập cầu Phong Châu (Tam Nông, Phú Thọ) vào sáng nay, có cả ô tô và xe máy đi qua.

Kinh tế - Xã hội -

Bên cạnh loạt xe phân khối lớn thế hệ 2024 được giới thiệu, Honda Việt Nam cũng lần đầu tiên giới thiệu công nghệ ly hợp điện tử E-Clutch tích hợp trên các mẫu xe có mặt.

Kinh tế - Xã hội -

Honda Lead 125 cc 2025 được giới thiệu với ba phiên bản Đặc biệt, Cao cấp và Tiêu chuẩn, cùng mức giá khởi điểm từ 40,29 triệu đồng.

Kinh tế - Xã hội -

Kia Sorento 2024 được bắt gặp xuất hiện tại Việt Nam, tại trung tâm thử nghiệm khí thải ở Hà Nội.

Kinh tế - Xã hội -

Nhiều người từng mang tâm lý mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc xe cơ giới để đối phó với việc kiểm tra giấy tờ khi đi đường, nhưng khi xảy ra sự cố mới thấy tiện ích không ngờ của loại hình bảo hiểm này.

Kinh tế - Xã hội -

Hãy tưởng tượng gymkhana là sự kết hợp giữa một cuộc đua và bài kiểm tra kỹ năng lái xe, được thực hiện trên những chiếc xe nhỏ và mạnh

Kinh tế - Xã hội -

Volvo EC40 vừa bị bắt gặp đang được vận chuyển bằng xe thùng tại TP.HCM, dự đoán ngày ra mắt khách hàng Việt Nam không còn xa.

Kinh tế - Xã hội -

Sạc xe điện dưới trời mưa bão có nguy hiểm không là câu hỏi nhiều chủ xe điện quan tâm hiện nay, nhất là khi thời điểm cơn bão số 3 đã cận kề.

Kinh tế - Xã hội -

Toyota Việt Nam vừa phát đi thông tin triệu hồi 634 xe Lexus vì liên quan đến bơm nhiên liệu có thể hỏng.