Thực trạng tiền lương, thu nhập, đời sống của người lao động Việt Nam
Nghiên cứu - 04/09/2021 08:52 PGS. TS. Vũ Quang Thọ
Hiện có tình trạng một số doanh nghiệp “lập lờ” giữa mức lương tối thiểu và lương bình quân của doanh nghiệp, khiến người lao động bị thiệt thòi. Ảnh minh họa. |
1. Vai trò của tiền lương, các yếu tố hình thành mức lương, thu nhập của NLĐ
Trong các doanh nghiệp SXKD, loại công việc nào, những cơ sở kinh doanh nào tạo ra mức lương và thu nhập cao, có tính ổn định thì NLĐ sẵn sàng làm việc. Họ quý trọng từng giờ, từng phút của thời gian làm việc, vì thời khắc trôi qua họ thấy tiếc chưa kịp làm việc và cống hiến, để có thể nhận được mức lương mà NSDLĐ trao cho.
, thu nhập của NLĐ cần phải tính đến trình độ phức tạp của kỹ thuật và công nghệ mà NLĐ phải thực hiện. Vì thế, trong tổ chức lao động người ta mới chia thành những công việc mà NLĐ trước khi thực hiện phải được huấn luyện, đào tạo kỹ càng, chu đáo ở trường lớp. Thời gian đào tạo là thước đo chung cho mọi trình độ và cấp độ đào tạo. Ngoài việc học lý thuyết, các học viên phải được thực hành, thực tế và cuối cùng là thực tập để làm quen và thuần thục với công việc.
Các công việc càng phức tạp, càng nhiều kỹ thuật mới… NLĐ càng cần thực tập, thực tế trước khi chính thức làm việc. Vấn đề thực tập không những không tách với các khâu của đào tạo, mà còn trở thành yêu cầu bắt buộc, một bài tập lớn mà các thành viên phải đạt được. Thời gian thực tế, thực tập được tính chung vào thời gian được đào tạo và do đó, tính vào quỹ thời gian cần thiết để hoàn thành toàn bộ quá trình đào tạo.
Năng suất lao động cao giúp người lao động có được mức lương cao, điều đó phụ thuộc vào khả năng công nghệ của doanh nghiệp và tay nghề của người lao động. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất TV Vsmart hiện đại của Nhà máy tivi Vsmart (KCN Hòa Lạc, Hà Nội). |
Định mức lao động cũng là mà NLĐ là người nhận và NSDLĐ là người trả. Có hai biểu thức trực tiếp liên quan đến đơn giá trả lương: đơn giá tính theo mức sản lượng và đơn giá tính theo mức thời gian. Vì mức thời gian là nghịch đảo của mức sản lượng, nên chung quy lại, dù tính như thế nào thì đơn giá tiền lương cũng sẽ tỷ lệ thuận với số đơn vị thời gian cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm, hàng hóa, một công việc; hoặc tỷ lệ nghịch với số đơn vị sản phẩm, hàng hóa, công việc được hoàn thành, được chế tạo tức là được nghiệm thu trong một đơn vị thời gian.
Hay nói ngắn gọn là: đơn giá tiền lương tỷ lệ thuận với mức thời gian và tỷ lệ nghịch với mức sản lượng. Trong một đơn vị thời gian, NLĐ càng làm ra được nhiều sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thì đơn giá trả lương cho một đơn vị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ấy càng thấp (chi phí thấp, hạ giá). Cũng tương tự như vậy, nếu thời gian cần thiết để hoàn thành một đơn vị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ càng lớn thì đơn giá trả lương càng cao. Như vậy định mức lao động (gọi đúng là định mức) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số tiền lương mà NSDLĐ trả cho NLĐ. Đồng thời. Định mức lao động cũng ảnh hưởng đến việc chấp hành kỷ luật thời gian làm việc và việc tận dụng thời gian làm việc của NLĐ.
Một số nguyên nhân mức lương của NLĐ còn thấp
Hiện mức lương bình quân mà NLĐ nhận được ở hầu hết các doanh nghiệp, các KCN ở Việt Nam là thấp. Việt Nam có trên 300 KCN, KCX, KKT đang sử dụng trên 10 triệu lao động. Mức lương bình quân thấp chưa đến 5 triệu đồng/người/tháng, ngoài yếu tố trình độ khoa học, công nghệ, tay nghề, chất xám... của NLĐ thấp, còn do một số nguyên nhân sau:
Thiết kế mức lương tối thiểu thấp: Mức giá một số hàng hóa tiêu dùng (sinh hoạt) được chọn để tính trong mức lương tối thiểu là thấp, chậm được xem xét điều chỉnh theo thị trường. Cũng có một số mặt hàng chưa được chính thức đưa vào để tính lương tối thiểu, để đảm bảo việc tính đúng tính đủ chẳng hạn chi phí cho việc dùng điện thoại, đóng phí bảo hiểm, trả cho các chi phí học hành mặc dù giá ngày một cao, nhưng cũng ít được điều chỉnh để tính vào lương.
Ngoài học lý thuyết, người lao động phải có quá trình thực tập, rèn luyện thực tế mới có thể nâng cao tay nghề, qua đó nâng cao thu nhập. Trong ảnh, công nhân Công ty PouYuen (TP. HCM) được đào tạo nghề điện để phục vụ công việc tại công ty |
Việc vận dụng mức lương tối thiểu của doanh nghiệp, ở một số nhà đầu tư, một số người làm quản lý lao động chưa thỏa đáng. Viêt Nam, o bế, chèn ép người cung ứng sức lao động với mức giá thấp hơn, những điều kiện làm việc thấp hơn, trốn tránh một số nghĩa vụ phải thực hiện với NLĐ theo thỏa thuận; cắt xén những chi phí để giảm bớt gánh nặng (theo họ) cho doanh nghiệp; mặc dù họ luôn nói “các bạn là nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp chúng tôi”.
Một số chủ doanh nghiệp và người quản lý doanh nghiệp lợi dụng biến mức lương tối thiểu thành mức lương bình quân (tức mức lương trung bình) của doanh nghiệp. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp cũng đã làm như thế này, và như vậy, họ đã lấy mức lương tối thiểu đạt được qua đấu tranh căng thẳng, kiên trì của Hội đồng Tiền lương Quốc gia thành mức lương trung bình đạt được của các doanh nghiệp; và những phần trăm tăng thêm của mức lương tối thiểu đạt được sẽ đồng thời là phần trăm đạt được của mức lương tối thiểu mới (hoặc mức lương trung bình mới). Hiện tượng “lập lờ” thế này là phổ biến. Mức lương tối thiểu không phải là mức lương trung bình của doanh nghiệp. Trên thực tế mức lương tối thiểu luôn thấp hơn mức lương trung bình của doanh nghiệp. Thế là chỉ cần một vài động tác “lắt léo”, họ cũng đã góp phần tiết kiệm cho doanh nghiệp một khoản chi lương khá lớn, mà lẽ ra doanh nghiệp trên thực tế phải chi trả cho NLĐ. Có nghĩa là họ đã cắt bớt mức lương mà NLĐ lẽ ra được hưởng. Đó là hiện tượng ít bị để ý, bị phát giác.
Một số doanh nghiệp “phớt lờ” kỳ “nâng lương” cho NLĐ. Có nhà quản lý doanh nghiệp lấy kết quả đạt được từ phiên họp của Hội đồng Tiền lương Quốc gia làm kết quả nâng lương cho NLĐ. Đây cũng là một kiểu “lập lờ” trong quản lý lao động tiền lương. Điều chỉnh mức lương tối thiểu của Hội đồng Tiền lương Quốc gia không phải là một kỳ nâng lương, mặc dù có đề cập đến mức lương được điều chỉnh. Giải pháp đúng là điều chỉnh mức lương tối thiểu, chứ không phải kỳ nâng lương. Một khi mức lương tối thiểu còn khoảng cách với mức sống tối thiểu thì NSDLĐ (nhà quản lý) phải có trách nhiệm điều chỉnh lên cho ngang bằng. Đây tuyệt nhiên không thể gọi là kỳ nâng lương. Như vậy việc xác định thời hạn nâng lương, cũng là trách nhiệm của NSDLĐ. Trong trường hợp này, NLĐ có thành tích, có kết quả làm việc tốt, có ý thức kỷ luật phải được đề xuất để nâng lương (có thể nâng lương đột xuất, nhưng thường là nâng lương định kỳ) để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của họ. Chính Công đoàn phải là người đấu tranh để giúp NLĐ đạt được điều này. Vì thế, trên thực tế có NLĐ cùng lúc đạt được hai lợi ích: Lợi ích do được điều chỉnh lương tối thiểu; lợi ích do họ vừa đến kỳ được nâng lương.
Mức lương của người lao động Việt Nam hiện còn thấp một phần do một tỷ lệ lớn người lao động vẫn làm các công việc giản đơn. Trong ảnh, Hoàn thiện sản phẩm mây tre đan xuất khẩu ở làng nghề Phú Túc, huyện Phú Xuyên (TP. Hà Nội) |
Mức lương tối thiểu phải đáp ứng được các nhu cầu chính đáng tối thiểu
Về tổng thể, mức lương nói chung (bắt đầu từ mức lương tối thiểu) hiện còn quá thấp, chưa đảm bảo được yêu cầu tái sản xuất giản đơn và do đó cũng không bảo đảm tái sản xuất mở rộng sức lao động. Có thể khẳng định, cả theo lý thuyết cũng như thực tiễn, các mức lương tối thiểu phải đáp ứng được các yêu cầu chính đáng tối thiểu sau của NLĐ: 1. Tái sản xuất sức lao động thông qua lương mà NLĐ có được từ việc sử dụng tiền lương của mình, mua các hàng hóa tiêu dùng trên thị trường. Thuật ngữ tái sản xuất sức lao động ở đây gồm cả tái sản xuất lao động giản đơn và sau đó là tái sản xuất mở rộng sức lao động. 2. Có một phần (chiếm từ 20 đến 30% mức lương tối thiểu) để NLĐ nuôi thêm một người ăn theo. Tức là nuôi con. 3. Một phần để giúp NLĐ phát triển tri thức. Yêu cầu phát triển trí tuệ cũng là một đòi hỏi tất yếu. 4. Một phần để tích lũy. Phần này tùy thuộc vào độ lớn của mức lương tối thiểu thực tế, và tỷ lệ giữa phần sử dụng tiền lương cho tiêu dùng cá nhân và phần tích lũy. Dù mức lương có như thế nào, giá trị thực của đồng tiền có thể biến động, nền kinh tế có thể trồi sụt… nhưng đặc điểm hoạt động thực tiễn của con người vốn vẫn là làm việc - thu nhập - tiêu dùng và tích lũy.
Tóm lại, thành tựu về kinh tế những năm đổi mới vừa qua là rõ ràng về tiền lương, thu nhập, giúp đời sống của NLĐ được cải thiện nhiều. Rất nhiều trong số nguồn nhân lực quốc gia đã được thu hút vào công nghiệp và dịch vụ. Tiền lương có vai trò rất quan trọng trong điều phối lực lượng lao động. Tuy nhiên, tiền lương, thu nhập, đời sống của NLĐ làm công ăn lương vẫn còn đặt ra nhiều vấn đề gay gắt, bức xúc. Vì vậy, xem xét điều chỉnh, nâng lương tối thiểu để có căn cứ tăng lương và nâng cao đời sống cho NLĐ là yêu cầu cấp thiết khách quan hiện nay.
Chính sách tiền lương có hiệu lực từ tháng 8, người lao động nên biết Từ tháng 8/2021, Thông tư 03/2021 và Thông tư 02/2021 của Bộ Nội vụ quy định nhiều điểm mới trong chế độ tiền lương đối ... |
Đàm phán tiền lương hiệu quả - đòn bẩy của sự phát triển thị trường nội địa TS Chang-Hee Lee, Giám đốc ILO Việt Nam, cho rằng, tiền lương chính là đòn bẩy để mở rộng thị trường nội địa và tạo ... |
Cải cách tiền lương cho người lao động hướng tới mức lương đủ sống Theo quan điểm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): “Tiền lương tối thiểu (TLTT) là mức trả công thấp nhất cho người lao ... |
Tin cùng chuyên mục
Công đoàn - 19/09/2024 16:13
Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Nghiên cứu - 09/09/2024 13:38
Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.
Nghiên cứu - 21/06/2024 16:35
Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.
Nghiên cứu - 28/05/2024 15:33
Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.
Nghiên cứu - 28/05/2024 14:54
Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.
Nghiên cứu - 28/05/2024 10:28
Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.