|
Hôm qua, 13/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nêu ra khái niệm “8G” để phát triển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tại Hội nghị lần thứ 3 về vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn này. |
Hội nghị lần thứ 3 về vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: VGP |
Chủ trì Hội nghị tại Cần Thơ, Thủ tướng đã có bài phát biểu kết luận chỉ đạo và đề nghị bổ sung vào Nghị quyết 120 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với mọi biến đổi của khí hậu. Cũng trong Hội nghị này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao các ý kiến, báo cáo và tham luận sâu sắc, đầy tinh thần trách nhiệm của các đại biểu tham dự. Bên cạnh đó, ông còn bày tỏ sự cảm ơn đến người dân miền Tây vì đã luôn lao động cần cù, tạo ra các sản phẩm nông sản, đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước cũng như một phần xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Đặc biệt, về kế hoạch phát triền bền vững ĐBSCL, Thủ tướng đã nêu ra khái niệm “8G” bao gồm: Giao, Giáo, Giang, Gắn, Giàu, Giỏi, Già, Giới để áp dụng trong thực tiễn. Thủ tướng giải thích từng khái niệm gắn với kế hoạch “8G”. Cụ thể, “Giao” là Giao thông. Giao thông thủy lợi trên toàn vùng ĐBSCL là yếu tố ưu tiên cần tập trung nhiều nguồn lực để xây dựng hệ thống nhất, đặc biệt là đối với hệ thống đường cao tốc nhằm tạo sự liên kết thuận tiện với mức chi phí thấp. |
|
“Giáo”, theo Thủ tướng là Giáo dục – chìa khóa vàng đối với phát triển bền vững kể cả ngắn hạn và dài hạn của ĐBSCL. “Giang” là sông. Thủ tướng Chính phủ cho rằng cần tận dụng và phát huy lợi thế của sông để , lúa gạo, cây trái và thủy sản. Sông chính là nguồn kinh tế đóng vai trò thiết yếu đối với vùng ĐBSCL. |
Sông ngòi là lợi thế phát triển nền nông nghiệp lúa nước. Ảnh: dwrm.gov.vn |
Ảnh minh họa. Nguồn: ST |
Người đứng đầu Chính phủ giải thích thêm về khái niệm “Gắn” trong gắn kết trung ương với địa phương, gắn kết các cơ quan nhà nước với thị trường tiêu thụ, gắn kết người dân và doanh nghiệp, gắn kết trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, ông đặc biệt nhấn mạnh yếu tố gắn kết vùng ĐBSCL. Nói về khái niệm “Giàu”, Thủ tướng bày tỏ quan điểm ĐBSCL cần thu hút người giàu, doanh nghiệp và các cơ sở có tiềm lực kinh tế và nguồn tài chính giúp ích phát triển kinh tế vùng sông nước. Cũng tương tự, “Giỏi” chính là chiêu mộ nhân tài, góp chất xám để tạo ra sự phát triển của vùng. “Già” là già hóa dân số và chính sách an ninh xã hội. Thủ tướng chỉ ra, ĐBSCL là vùng có mức độ già hóa dân số cao hơn cả nước, nên cần đặc biệt chú trọng các kế hoạch nâng đỡ cho người già và yếu thế, chủ động trong việc hình thành mạng lưới . Cuối cùng, “Giới” chính là thúc đẩy bình đẳng giới để cân bằng vấn đề tiếp cận việc làm cũng như nâng cao của người phụ nữ, nhất là trong các ngành nghề theo xu hướng cách mạng 4.0. |
Bài viết: Huế Trần (T.H)
|