Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Thứ ba 02/01/2024 18:19

Thủ tướng đề nghị xử lý dứt điểm việc nợ, trốn đóng BHXH

Phóng sự điều tra - PV (Nguồn: Chinhphu.vn)

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan cần có giải pháp xử lý dứt điểm vấn đề nợ, trốn đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH).
Thủ tướng đề nghị xử lý dứt điểm việc nợ, trốn đóng BHXH
Thủ tướng cùng lãnh đạo các bộ, ngành chia sẻ với công nhân lao động tại buổi đối thoại - Ảnh: VGP/NHẬT BẮC

Sáng 12/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với 4.500 công nhân tại Bắc Giang và được kết nối trực tuyến đến 62 tỉnh, thành và trụ sở Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam. Buổi đối thoại diễn ra cởi mở khi 11 công nhân đặt câu hỏi, liên quan đến 10 vấn đề, được Thủ tướng chỉ đạo đại diện các bộ, ban, ngành trả lời trước khi chốt lại vấn đề.

Nguyễn Mạnh Hùng, công nhân Công ty CP May xuất khẩu Hà Bắccho rằng,tình trạng vi phạm pháp luật của chủ doanh nghiệp còn diễn ra nhiều. Dịp Tết Nguyên đán vừa qua một vài công ty chủ bỏ trốn, nợ lương, nợ Bảo hiểm xã hội (BHXH) nên công nhân không có lương và thưởng Tết. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường tranh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng vi phạm pháp luật của người sử dụng lao động.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung trả lời, trong những năm qua, người sử dụng lao động và người lao động nước ta là một trong những quốc gia có quan hệ lao động gắn bó. Trong lúc thuận lợi, làm ăn tốt chúng ta cùng hưởng. Thời gian qua, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thiên tai,… nhưng cơ bản doanh nghiệp và người lao động chia sẻ với nhau vì vậy đất nước mới phát triển như hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình đó, còn bộ phận người sử dụng lao động chưa chấp hành nguyên tắc, quy định của pháp luật, bao gồm: pháp luật về lao động, Luật việc làm, Luật BHXH, Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Thời gian qua, các địa phương đã rất cố gắng tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm nhiều. Hiện nay, hệ thống pháp luật để bảo vệ người lao động đã cơ bản hoàn thiện. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại như: tình trạng nợ lương, nợ bảo hiểm; chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm. Thậm chí kể cả những doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng rơi vào tình trạng này.

Ví dụ gần đây, một địa phương ở Bắc Trung Bộ có mấy trăm doanh nghiệp nhưng có 1/4 doanh nghiệp vừa và nhỏ trốn đóng bảo hiểm. Tuy nhiên giữa hành vi trốn đóng và chậm đóng bảo hiểm rất khó phân biệt. Bộ luật Hình sự quy định rất rõ nếu trốn đóng bảo hiểm thì xử lý theo luật hình sự. Nhưng khái niệm giữa chậm đóng và trốn đóng bảo hiểm chưa rạch ròi. Khi kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nói chỉ chậm đóng chứ không trốn đóng bảo hiểm. Bộ LĐ-TB&XH đã phối hợp với Hội đồng Thẩm phán ra Nghị quyết số 05, tới đây, sẽ hướng dẫn chi tiết vấn đề này. Với tinh thần đó, Bộ LĐ-TB&XH sẽ tiếp thu và sẽ làm tốt nhất công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.

Thủ tướng đề nghị xử lý dứt điểm việc nợ, trốn đóng BHXH
Công nhân lao động tham dự đối thoại với Thủ tướng Chính phủ - Ảnh: Ý YÊN

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng vấn đề nợ và trốn đóng BHXH là vấn đề đang nổi cộm nên giao Bộ LĐ-TB&XH , Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan đánh giá lại tình hình chung trên phạm vi cả nước, mức độ đến đâu, nguyên nhân ở đâu, trên cơ sở đó rà soát lại các quy định của pháp luật, rà soát lại khâu tổ chức thực hiện ở các cấp, các ngành; phân tích rõ nguyên nhân để đưa ra giải pháp xử lý dứt điểm vấn đề này càng sớm, càng tốt.

Những gì liên quan đến luật pháp thì đánh giá tác động, thuộc thẩm quyền, những gì thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Bộ LĐ-TB&XH và các bộ, ngành khác phải xử lý ngay để bảo đảm lợi ích của người lao động.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố, BHXH cùng các cơ quan liên quan tổ chức thực thi pháp luật thật nghiêm, ai chưa chấp hành phải xử lý để bảo vệ lợi ích chung, ai làm tốt phải khuyến khích, tổng kết, nhân rộng mô hình. Sai đến đâu xử lý đến đó, phải tổng kết những mô hình hay, cách làm tốt phải nhân rộng. "Vấn đề này giao Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Công an chủ trì phối hợp với các địa phương nắm lại tình hình, đánh giá tình hình để có giải pháp phù hợp. Với tinh thần là giữ kỷ cương, kỷ luật, động viên người làm tốt; phải giải quyết được lợi ích chính đáng và hợp pháp của người lao động", Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo.

Thủ tướng đề nghị xử lý dứt điểm việc nợ, trốn đóng BHXH
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung. Ảnh: VGP/NHẬT BẮC

Đề nghị sớm giải quyết chế độ cho công nhân

Công nhân Lê Nguyễn Ngọc Thủy (Công ty TOTO Việt Nam, TP. Hà Nội) đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát, tháo gỡ khó khăn, đôn đốc giải quyết chế độ, chính sách cho công nhân lao động bị nhiễm Covid-19; chính sách trợ cấp đối với trẻ mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp; chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho công nhân lao động vì đến nay còn nhiều người chưa được hưởng, nhất là tiền hỗ trợ thuê nhà.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết thời gian qua Bộ đã tham mưu Chính phủ ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người lao động, nhiều chính sách chưa có tiền lệ, được ban hành nhanh nhất và triển khai hiệu quả nhất, đặc biệt là Nghị quyết 68, 116. 12 nhóm chính sách của Nghị quyết 68 thì 11 nhóm đã hoàn thành. Nghị quyết 116 hỗ trợ từ BHTN thì đến nay còn hai đối tượng thuộc đơn vị sự nghiệp xét hỗ trợ, cơ quan chức năng sẽ cố gắng làm nốt.

Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, các chính sách đã bao phủ tương đối rộng rãi. Công nhân, con em bị ảnh hưởng Covid-19 được quan tâm, các cháu mồ côi cha mẹ đều có chính sách riêng. UNICEF đánh giá Việt Nam là một trong những nước chăm sóc trẻ em mồ côi tốt nhất thế giới. Trẻ em có mẹ F1, F0, phụ nữ, người cao tuổi đều có chính sách hỗ trợ.

Về chính sách nhà ở, hiện chỉ có Điện Biên, Lai Châu không có công nhân cần hỗ trợ. Qua tập hợp 61 tỉnh thành, có khoảng 3,4 triệu lượt người sẽ được hỗ trợ, với hai nhóm gồm những người kiên trì bám trụ sản xuất (từ ngày 1/2 đến 30/6), người quay trở lại sản xuất (từ ngày 1/4 đến 30/6). Tuy nhiên, chính sách giải ngân chậm vì nhiều địa phương sợ nên thêm thủ tục; chính sách cho phép nhận theo tháng hoặc 3 tháng nên nhiều công nhân, doanh nghiệp để hết tháng 6 nhận một lần. Một số địa phương đề nghị Trung ương cho ứng tiền.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết chỉ trong mấy tháng, các cơ quan đã thực hiện chính sách cho hơn 55 triệu người với hơn 80.000 tỷ đồng, tuy nhiên "có chỗ, có nơi chưa làm triệt để các chính sách". Người đứng đầu Chính phủ đề nghị các địa phương chủ động thực hiện. Các cơ quan tập trung triển khai Quyết định số 08 của Thủ tướng quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động; đảm bảo hoàn thành trong tháng 8/2022. Trong đó, những vướng mắc cần kịp thời báo cáo để tháo gỡ, giảm bớt thủ tục cho người lao động. "Tiền đã có nên các thủ tục cần làm nhanh, địa phương căn cứ các nghị định triển khai sớm", Thủ tướng nói.

Đồng chí Nguyễn Đình Khang Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị các cấp công đoàn phối hợp với ủy ban, địa phương hoàn tất thủ tục để công nhân sớm nhận tiền hỗ trợ của Chính phủ.

Sẽ giảm dần thời gian đóng BHXH, có thể còn 10 năm Sẽ giảm dần thời gian đóng BHXH, có thể còn 10 năm

Thông tin tại chương trình Thủ tướng gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động sáng ngày 12/6, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc ...

Công nhân đồng loạt vỗ tay khi Thủ tướng thông báo tăng lương tối thiểu vùng Công nhân đồng loạt vỗ tay khi Thủ tướng thông báo tăng lương tối thiểu vùng

Trước khi đối thoại với công nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vui mừng thông báo tới công nhân lao động cả nước ...

Toàn cảnh buổi đối thoại giữa Thủ tướng và công nhân lao động Toàn cảnh buổi đối thoại giữa Thủ tướng và công nhân lao động

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có buổi gặp gỡ, đối thoại với công nhân tại Bắc Giang sáng 12/6/2022, với chủ đề “Công ...

Nhìn lại 5 cuộc đối thoại giữa Thủ tướng Chính phủ và công nhân Nhìn lại 5 cuộc đối thoại giữa Thủ tướng Chính phủ và công nhân

Đến nay, đã 5 lần Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động. Rất nhiều tâm tư, nguyện vọng, kiến ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Hàng chục cán bộ, viên chức, lao động ở Trà Vinh bị nợ lương gần 1 năm

Phóng sự điều tra -

Hàng chục cán bộ, viên chức, lao động ở Trà Vinh bị nợ lương gần 1 năm

Hàng chục cán bộ, viên chức, người lao động của Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ khoa học công nghệ tỉnh Trà Vinh (đơn vị thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh) bị nợ lương gần 1 năm. Trong hoàn cảnh khó khăn, nhiều người phải viết đơn nghỉ việc tìm hướng đi mới.

Bị lừa đảo qua mạng, nữ công nhân không dám về quê ăn Tết

Phóng sự điều tra -

Bị lừa đảo qua mạng, nữ công nhân không dám về quê ăn Tết

Tưởng rằng sẽ được vay tiền giải quyết khó khăn trước mắt, chị D. không ngờ bị sập bẫy lừa đảo, trong thời gian ngắn chìm ngập trong nợ nần.

Lâm Đồng: Người lao động bị nợ lương nhiều tháng, thấp thỏm lo mất Tết

Phóng sự điều tra -

Lâm Đồng: Người lao động bị nợ lương nhiều tháng, thấp thỏm lo mất Tết

Dù công trình đường Kim Đồng, phường 6, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thi công xong đã lâu nhưng ông Nguyễn Văn Hà - Giám đốc Công ty TNHH TM-XD Bắc Hà Đông - đơn vị thi công vẫn chưa trả tiền công cho người lao động gần 580 triệu đồng như đã cam kết.

Vì sao Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh bị xử phạt?

Pháp luật lao động -

Vì sao Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh bị xử phạt?

Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh – doanh nghiệp chuyên cho thuê lại lao động.

Vụ bóc lột lao động trẻ chưa thành niên: Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh bị xử phạt

Phóng sự điều tra -

Vụ bóc lột lao động trẻ chưa thành niên: Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh bị xử phạt

Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh - doanh nghiệp chuyên hoạt động cho thuê lại lao động, vừa bị xử phạt 60 triệu đồng vì 2 hành vi vi phạm.

Vụ lao động chưa thành niên: Sở LĐ-TB&XH Bắc Ninh cam kết xử lý nghiêm theo pháp luật

Phóng sự điều tra -

Vụ lao động chưa thành niên: Sở LĐ-TB&XH Bắc Ninh cam kết xử lý nghiêm theo pháp luật

Ông Nguyễn Nhân Chinh - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh cam kết sẽ tiến hành thanh tra sớm nhất các doanh nghiệp thuê và cho thuê lại lao động, đánh giá đúng sự việc để hướng tới một môi trường lao động tuân thủ nghiêm pháp luật, thân thiện, hiệu quả.

Talk Công đoàn: Làm sao gắn kết hoạt động công đoàn nơi đồng bào có đạo? Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Làm sao gắn kết hoạt động công đoàn nơi đồng bào có đạo?

Đồng chí Hoàng Liên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng chia sẻ đầy tâm huyết và trách nhiệm về hoạt động công đoàn ở nơi có đông đồng bào có đạo.
Bị nợ lương, NLĐ có thể yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp Tôi công nhân

Bị nợ lương, NLĐ có thể yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp

Theo khoản 2 Điều 5 Luật Phá sản 2014, NLĐ còn có quyền nộp đơn tại tòa yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với NLĐ mà doanh nghiệp đó không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Thể lệ cuộc thi video Công đoàn Nam Định chăm lo Tết cho người lao động Infographic

Thể lệ cuộc thi video Công đoàn Nam Định chăm lo Tết cho người lao động

LĐLĐ Nam Định tổ chức cuộc thi xây dựng video clip với chủ đề “Công đoàn Nam Định chăm lo tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 cho đoàn viên, người lao động”.
Bản tin công nhân: Tiếc 1 triệu đồng về xe khách, công nhân vượt rét đi xe máy 5 giờ về quê Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Tiếc 1 triệu đồng về xe khách, công nhân vượt rét đi xe máy 5 giờ về quê

Bản tin công ngân ngày 31/12/2024 gồm những nội dung chính sau đây: Nhiều hoạt động sôi nổi, vui tươi chào đón năm mới 2024; Tiếc 1 triệu đồng về xe khách, công nhân vượt rét đi xe máy 5 giờ về quê; Công nhân thủ phủ công nghiệp Bình Dương hy vọng năm mới có việc làm ổn định
Talk Bàn Phúc lợi số 6: Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường Bàn Phúc lợi

Talk Bàn Phúc lợi số 6: Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường

Trong chương trình Talk Bàn Phúc lợi số 6 với chủ đề Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường, các khách mời sẽ chia sẻ về những phúc lợi, chế độ lương thưởng hấp dẫn để giữ chân đoàn viên, người lao động cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.

Đọc thêm

Vụ "bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên":  Các cơ quan ở Bắc Ninh cam kết phối hợp, xử lý

Phóng sự điều tra -

Vụ "bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên": Các cơ quan ở Bắc Ninh cam kết phối hợp, xử lý

Tạp chí Lao động và Công đoàn vừa gửi công văn đề nghị phỏng vấn lãnh đạo một số cơ quan trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, liên quan vấn đề lao động trẻ chưa thành niên.

Vụ bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên: Cung cấp tài liệu cho Công an Bắc Ninh

Phóng sự điều tra -

Vụ bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên: Cung cấp tài liệu cho Công an Bắc Ninh

Tạp chí Lao động và Công đoàn vừa cung cấp hồ sơ, bằng chứng liên quan loạt bài "Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên" cho Phòng Cảnh sát hình sự (PC-02), Công an tỉnh Bắc Ninh.

Phản hồi của Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh không đúng sự thật

Phóng sự điều tra -

Phản hồi của Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh không đúng sự thật

Vừa qua, Tạp chí Lao động và Công đoàn nhận được đơn của Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh yêu cầu xem xét, giải quyết một số nội dung liên quan đến loạt phóng sự điều tra “Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên”.

Kỳ 5: Làm gì với hậu quả vấn nạn lao động trẻ em, chưa thành niên?

Phóng sự điều tra -

Kỳ 5: Làm gì với hậu quả vấn nạn lao động trẻ em, chưa thành niên?

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) định nghĩa lao động trẻ em là “công việc tước đi tuổi thơ, tiềm năng và phẩm giá của trẻ em, đồng thời có hại cho sự phát triển thể chất và tinh thần”. Các công việc nguy hại là những công việc có thể gây tổn hại tới sức khỏe, sự an toàn và tinh thần của trẻ. Đứng đầu thế giới về lao động trẻ em là khu vực cận Sahara (86,6 triệu) và Nam Á (26,3 triệu).

Vụ bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên: Trắng trợn hành vi làm giả giấy tờ

Phóng sự điều tra -

Vụ bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên: Trắng trợn hành vi làm giả giấy tờ

Để đưa trẻ em, người chưa thành niên vào nhà máy làm việc, nhiều đối tượng sử dụng thủ đoạn làm giả giấy tờ. Hành vi này diễn ra phổ biến, cần được cơ quan chức năng điều tra và xử lý.

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 4: Vì sao vi phạm pháp luật dễ dàng?

Phóng sự điều tra -

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 4: Vì sao vi phạm pháp luật dễ dàng?

Pháp luật quy định rất chặt chẽ về việc sử dụng lao động trẻ em, chưa thành niên. Nhưng tại sao lại có một khoảng cách lớn giữa Bộ luật Lao động, Luật Trẻ em hiện hành với thực trạng điều tra của chúng tôi đã nêu lên trong 3 kỳ trước?

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 3: Ông chủ giàu lên, trẻ rầu thêm…

Phóng sự điều tra -

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 3: Ông chủ giàu lên, trẻ rầu thêm…

Các đơn vị cung ứng và nhân viên môi giới tìm mọi cách giữ chân lao động chưa thành niên, đặc biệt là trẻ em. Chúng dễ bảo, lại được việc. Song, điều quan trọng hơn cả là tiền cứ thế đổ về túi các ông chủ sau mỗi giờ làm việc của các em.

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 2: “Hô biến” trẻ em thành... người lớn

Phóng sự điều tra -

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 2: “Hô biến” trẻ em thành... người lớn

Để đáp ứng đơn hàng cho đối tác là doanh nghiệp sản xuất, các đơn vị cung ứng lao động bằng mọi cách tuyển dụng công nhân thời vụ càng nhiều càng tốt, kể cả trẻ em. Lúc này, tuổi tác không phải là vấn đề bởi mọi việc đều có thể giải quyết dễ dàng.

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên: Góc khuất ở “thủ phủ" thu hút đầu tư

Pháp luật lao động -

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên: Góc khuất ở “thủ phủ" thu hút đầu tư

Rất nhiều đơn vị cung ứng đưa lao động trẻ em vào nhà máy làm công nhân sản xuất với thù lao giá rẻ. Và để có khoản tiền cho “ra tấm, ra món”, các em buộc phải tăng ca, làm đêm từ ngày này qua ngày khác trong môi trường lao động khắc nghiệt.

Vì sao Nhà máy xử lý rác ở Huế nợ đóng tiền BHXH triền miên?

Pháp luật lao động -

Vì sao Nhà máy xử lý rác ở Huế nợ đóng tiền BHXH triền miên?

Suốt nhiều năm liền Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương đóng tại thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế nợ đóng BHXH cho công nhân, người lao động (NLĐ). Quá bức xúc, gần đây nhiều cựu công nhân, NLĐ tập trung ở Nhà máy để đòi quyền lợi.