Thủ tướng đề nghị “đẩy mạnh, tiên phong, bứt phá” để tăng năng suất lao động
Hoạt động Công đoàn - 26/05/2024 15:18 MINH KHÔI
10 tham luận, 6 điểm chung
Dự Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng truyền thông điệp đến cán bộ, đoàn viên công đoàn và người lao động cả nước.
Sau khi lắng nghe toàn bộ 10 của đoàn viên, công nhân lao động, các nhà quản lý, nhà khoa học và cán bộ công đoàn, Thủ tướng đánh giá các ý kiến phát biểu thẳng thắn, tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tiễn.
Trong đó, có nhiều ý kiến đóng góp mang tính xây dựng, rất tích cực, phản ánh rõ những điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc trong nâng cao năng suất lao động, đưa ra những mô hình tốt, cách làm hay; đặc biệt là đề xuất, kiến nghị những giải pháp sâu sắc, cụ thể.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn "Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024" - Ảnh: Hải Nguyễn |
Trên cơ sở các ý kiến tham luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính khái quát thành 6 điểm chung về tăng năng suất lao động. Đó là: Yêu nghề, yêu lao động; luôn luôn học hỏi, đề cao kiến thức và tay nghề; tuân thủ kỷ luật về an toàn, vệ sinh lao động và xây dựng môi trường lao động lành mạnh, bình đẳng; luôn luôn đổi mới sáng tạo; được đãi ngộ thoả đáng về tinh thần và vật chất, nhất là tiền lương và phúc lợi xã hội, khen thưởng, tôn vinh người lao động; Chính phủ, Công đoàn và các chủ thể có liên quan phải xây dựng được hệ sinh thái lao động tốt.
Thủ tướng nhấn mạnh: “Xuyên suốt là con người, là trung tâm, là chủ thể của tăng năng suất lao động. Con người vừa là nguồn lực, là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển và tăng năng suất lao động. Chúng ta không hy sinh tiến bộ công bằng xã hội, không hy sinh an sinh xã hội, không hy sinh môi trường để chạy theo tăng trưởng đơn thuần”.
Phát biểu tổng kết Diễn đàn, người đứng đầu Chính phủ đánh giá cao Tổng LĐLĐ Việt Nam đã lựa chọn chủ đề rất đúng, rất trúng, rất cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng - một trong những thước đo quan trọng nhất để đánh giá, so sánh trình độ phát triển giữa các quốc gia, các lĩnh vực và địa phương trong từng quốc gia.
Một nữ đại biểu trả lời câu hỏi của Thủ tướng Chính phủ tại Diễn đàn "Năng cao năng suất lao động quốc gia" - Ảnh: Hải Nguyễn |
Dẫn lời nhà lãnh tụ cộng sản Karl Marx: “Năng suất lao động là cái đảm bảo cho sự thắng lợi của trật tự xã hội này đối với một trật tự xã hội khác”, Thủ tướng nhấn mạnh trong thế giới ngày nay, tăng năng suất lao động là một trong những nhân tố quan trọng nhất để các nước đang phát triển nỗ lực vươn lên, hướng đến phát triển nhanh và bền vững, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm đến năng suất lao động và chú trọng những giải pháp tăng năng suất lao động. Điều này được thể hiện trong các Nghị quyết Đại hội Đảng.
Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh phát triển nguồn nhân lực gắn với khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đây chính là những nhân tố căn bản, cốt lõi và tạo nền tảng để tăng năng suất lao động nhanh và bền vững.
Xem thêm:
|
Năng suất lao động nước ta tăng trưởng tích cực
Thủ tướng cho biết, năng suất lao động của nước ta tăng trưởng tích cực và liên tục trong suốt gần 40 năm đổi mới và hội nhập. Cụ thể, từ năm 2011 đến nay, năng suất lao động tăng 2,7 lần, từ 70 triệu đồng/lao động năm 2011 lên 188,7 triệu đồng/lao động năm 2023. Đây là mức cao so với khu vực và đang thu hẹp dần khoảng cách với các nước.
Thủ tướng đánh giá, kết quả đó là nhờ chủ trương, đường lối, chính sách, giải pháp đúng đắn của Đảng, Nhà nước; sự đồng hành, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan trong hệ thống chính trị, trong đó có Tổng LĐLĐ Việt Nam; sự chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm của Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương; sự nỗ lực của từng người lao động, nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp.
450 đại biểu tham dự Diễn đàn "Nâng cao năng suất lao động quốc gia". Ảnh: PV |
Mặc dù cải thiện nhưng năng suất lao động của Việt Nam vẫn ở mức thấp, cụ thể giai đoạn 2021-2023, tỉ lệ tăng thấp hơn mục tiêu đề ra là 5,5%/năm.
So sánh với các nước trong khu vực, năng suất lao động của nước ta năm 2022 chỉ tương đương 11,4% của Singapore, 24,7% của Hàn Quốc, 26,3% của Nhật Bản, 35,4% của Malaysia, 64,8% của Thái Lan, 79% của Indonesia, 94,5% của Philippines.
Ngoài ra, khoảng cách về năng suất lao động và trình độ phát triển giữa các vùng, miền, khu vực còn lớn.
3 đẩy mạnh, 3 tiên phong, 3 bứt phá
Thủ tướng Chính phủ nhận định, trong thời gian tới, kinh tế thế giới có thể gặp những cơn gió ngược cho sự phát triển. Thủ tướng đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam, toàn thể đoàn viên, người lao động, công đoàn các cấp, cộng đồng doanh nghiệp cùng các bộ, ngành, địa phương cùng chung tay tập trung thực hiện: 3 đẩy mạnh, 3 tiên phong, 3 bứt phá để góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động.
Theo đó, đẩy mạnh hoàn thiện khung khổ pháp lý, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, phát huy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp, đổi mới .
Đẩy mạnh huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển cả từ bên trong và bên ngoài, nhất là hợp tác công tư, thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc.
Đẩy mạnh thực hiện đột phá chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao gắn với khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để tạo nền tảng cho tăng năng suất lao động.
Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam cùng các bộ, ngành chụp ảnh cùng các công nhân lao động có năng suất lao động cao, có thành tích tiêu biểu trong lao động sản xuất. Ảnh: PV |
Tiên phong trong , chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, các ngành, lĩnh vực mới nổi, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Tiên phong trong hội nhập quốc tế, tận dụng tốt mọi cơ hội, phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Tiên phong trong các phong trào thi đua tăng năng suất lao động, phát huy sáng kiến về quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh, cải tiến kỹ thuật, thúc đẩy mạnh mẽ các sáng kiến tăng năng suất lao động.
Bứt phá về phát triển nguồn nhân lực, nhất là đào tạo chất lượng cao và dạy nghề.
Bứt phá về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là trong những ngành, lĩnh vực mới nổi như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, trí tuệ nhân tạo, chip bán dẫn, hydrogen…
Bứt phá về môi trường lao động, bảo đảm xanh, sạch, đẹp, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương và đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam, Công đoàn các cấp cùng chung tay tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về tăng năng suất lao động theo các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Cụ thể, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.
Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược về thể chế, kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn nhân lực gắn với khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và dạy nghề ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành, lĩnh vực, bảo đảm đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng, số lượng, cơ cấu hợp lý.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu lao động từ sang chính thức, từ lĩnh vực nông nghiệp năng suất thấp sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ năng suất cao hơn.
Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao tỉ trọng các khu vực công nghiệp, dịch vụ, công nghiệp hoá nông nghiệp.
Chăm lo, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động về đãi ngộ, tiền lương, phúc lợi xã hội, y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, đặc biệt là về nhà ở, triển khai tốt chương trình xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội.
Video: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn "Nâng cao năng suất lao động quốc gia", ngày 26/5/2024.
Người đứng đầu Chính phủ đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam làm cầu nối thực hiện các hoạt động đối thoại chính sách, chia sẻ kinh nghiệm về tăng năng suất lao động; phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, đề xuất xây dựng chương trình hỗ trợ, nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, phát triển kĩ năng nghề cho người lao động.
Công đoàn thường xuyên trao đổi, đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, người lao động, nhà nghiên cứu và kiến nghị giải pháp phù hợp. Chú trọng công tác thương lượng, đối thoại, ký kết và thực hiện thoả ước lao động tập thể. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc. Đổi mới công tác khen thưởng, thúc đẩy mạnh mẽ các sáng kiến tăng năng suất lao động, tôn vinh người lao động.
Thủ tướng đề nghị anh chị em công nhân, người lao động không ngừng trau dồi, tự học tập nâng cao trình độ, kỹ năng, , kinh nghiệm, khả năng thích ứng. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng động sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc. Đổi mới tác phong, ý thức chấp hành pháp luật và kỷ luật lao động, tạo môi trường lao động lành mạnh, bình đẳng, hiệu quả.
Đối với cộng đồng doanh nghiệp, Thủ tướng đề nghị ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, nhất là công nghệ số, công nghệ xanh; đồng thời lưu ý tăng năng suất lao động, tăng giá trị chứ không phải tăng thời gian làm việc của người lao động; quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người lao động; chú trọng đào tạo, đào tạo lại; tạo dựng môi trường làm việc an toàn, sạch đẹp, xanh; có chế độ lương, thưởng đối với người lao động có nhiều sáng kiến, năng suất cao, chất lượng tốt.
"Chúng ta mong muốn và tin tưởng rằng, với tinh thần "Công đoàn Việt Nam đồng hành với Chính phủ nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước", nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, tổ chức Công đoàn Việt Nam, toàn thể đoàn viên, người lao động cả nước sẽ chung tay, chung sức, đồng lòng cùng cả nước, phát huy truyền thống của dân tộc ta, đất nước ta càng áp lực lại càng nỗ lực, huy động sức mạnh tổng lực của cả hệ thống chính trị, của mỗi người dân, phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược đến năm 2030 nước ta trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao", Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu.
Trước khi kết thúc bài phát biểu của mình, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tổng hợp đầy đủ các kiến nghị, đề xuất, hiến kế của đoàn viên, người lao động; tập trung rà soát, tiếp thu tối đa để hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định pháp luật liên quan và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện.
Thủ tướng đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam nghiên cứu, tiếp thu và có giải pháp cụ thể đối với những ý kiến liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền để triển khai trong thời gian tới; tạo môi trường sinh thái tốt nhất cho người lao động phát huy tính sáng tạo, đổi mới, yêu nước, yêu nghề.
Công nhân phải có mục tiêu, khát vọng và lòng tự trọng Năm 2010, khi tròn 18 tuổi, chị Hạnh bước chân vào Tổng công ty May 10 với sự bỡ ngỡ vì chưa từng qua trường ... |
Người lao động không thể ở mãi với công ty khi lương thấp Bà Phạm Thu Lan – Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn thẳng thắn nêu thực trạng trên, khi phát biểu tại Diễn ... |
“Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi” giúp tăng năng suất lao động Phong trào thi đua “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi” do Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ TP Hà Nội khởi xướng ... |
Tin cùng chuyên mục
Công đoàn - 05/09/2024 15:51
TS Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho biết, năm nay đơn vị sẽ tiếp tục thúc đẩy lan tỏa và nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc. Sau thành công của các chương trình như cha mẹ, thầy cô thay đổi, chủ điểm của năm nay có thể sẽ là “hiệu trưởng thay đổi”.
Hoạt động Công đoàn - 05/09/2024 15:45
Dù đã ở tuổi gần về hưu nhưng cô Lâm Thị Bích Sương vẫn làm công việc Tổng phụ trách Đội Trường THCS Mạc Đĩnh Chi (thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh) một cách tận tụy, yêu nghề…
Hoạt động Công đoàn - 05/09/2024 08:59
Cô Trương Thị Thu Huyền, Hiệu trưởng Trường Mầm non A xã Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội) là giáo viên tiêu biểu trong công tác giáo dục. Cô đã nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người".
Công đoàn - 04/09/2024 18:48
Phong trào thi đua “Tham mưu giỏi, phục vụ tốt” do Công đoàn Viên chức Việt Nam phát động đã nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; từ đó góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Hoạt động Công đoàn - 04/09/2024 10:46
Cô Trương Thị Kim Tuyền - Chủ tịch Công đoàn Trường THPT Nguyễn Trãi (Trảng Bàng, Tây Ninh) là giáo viên đầy nhiệt huyết và tâm huyết với nghề. Với những nỗ lực không ngừng, cô đã tạo nên những thay đổi tích cực và sâu rộng đến đời sống của người lao động tại trường.
Hoạt động Công đoàn - 04/09/2024 09:33
Đều đặn vào sáng sớm thứ 5 hàng tuần, Công đoàn Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc và những người bạn lại tất bật chuẩn bị phát cháo miễn phí cho bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt ở Bệnh viện Sản nhi tỉnh Vĩnh Phúc và Trung tâm Y tế huyện Lập Thạch.