Thu nhập của lao động ngành Điện giảm 12% do cắt chế độ thưởng an toàn

Năm 2020, việc tạm dừng chế độ thưởng vận hành an toàn điện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã làm giảm khoảng 12% thu nhập của hơn 70.000 người lao động (NLĐ) ngành Điện.

Ngành Điện là ngành nghề có , môi trường tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ mất an toàn. Đơn cử, NLĐ làm việc trong điều kiện đặc thù như lưới điện cũ, quá tải cục bộ; phương thức vận hành thay đổi liên tục nên tiềm tàng nhiều nguy cơ gây sự cố. Nhiều đường dây đi qua các vùng có mật độ sét lớn, xác suất sự cố cao. Nhiều công trình thi công nâng công suất, đầu tư xây dựng xen lẫn với thiết bị đang vận hành. Trụ sở làm việc của NLĐ nằm trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, phương tiện thiếu thốn, đi lại khó khăn…

Ngoài ra, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp (nắng nóng, mưa bão, lũ lụt xảy ra trên diện rộng, liên tiếp, kéo dài cộng với dịch bệnh Covid-19…) là những khó khăn không nhỏ đối với công tác đảm bảo an toàn lao động cho NLĐ.

Lao động ngành Điện thường xuyên làm việc ngoài trời, trên đường dây.

Ảnh: ST

Thu nhập của lao động ngành Điện giảm 12% do cắt chế độ thưởng an toàn
Thu nhập của lao động ngành Điện giảm 12% do cắt chế độ thưởng an toàn

Môi trường làm việc của người lao động thường xuyên có yếu tố nguy hiểm, có hại. Ảnh: ST

Tổng công ty Điện lực miền Bắc có trên 26.000 NLĐ. Với đặc thù địa bàn sản xuất kinh doanh rộng, trên nhiều điều kiện địa hình cùng quá trình tái cơ cấu và sắp xếp lao động theo hướng giảm đã đặt ra áp lực lớn đối với công tác đảm bảo an toàn lao động của Tổng công ty.

Chuyên môn và Công đoàn Tổng công ty đã tăng cường hướng dẫn cho NLĐ các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát các yếu tố rủi ro, nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác an toàn vệ sinh lao động cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác an toàn vệ sinh lao động. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2018 - 2020, toàn Tổng công ty vẫn xảy ra 12 vụ tai nạn lao động làm chết 02 người, bị thương nặng 8 người, bị thương nhẹ 2 người. Đồng thời xảy ra 67 vụ tai nạn giao thông được coi là tai nạn lao động làm 11 người chết, 55 người bị thương nặng.

Công việc của công nhân ngành Điện nặng nhọc, nguy hiểm.

Ảnh: ST

Thu nhập của lao động ngành Điện giảm 12% do cắt chế độ thưởng an toàn

Chế độ thưởng an toàn điện được Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam) áp dụng từ năm 1999 căn cứ vào sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 121/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiền lương và thu nhập của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.

Đến năm 2005, căn cứ Quyết định số 234/2005/QĐ-TTg về chế độ đặc thù cho công nhân, nhân viên, viên chức một số ngành, nghề trong công ty Nhà nước, quy định chung các chế độ đặc thù như ăn định lượng, tiền thưởng an toàn phụ cấp thợ lặn... Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã xây dựng và ban hành Quy chế thưởng an toàn điện, áp dụng cho tất cả các đơn vị liên quan trực tiếp đến quản lý vận hành trong Tập đoàn. Quỹ thưởng văn hóa an toàn điện được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh và không nằm trong quỹ tiền lương của công ty.

Thu nhập của lao động ngành Điện giảm 12% do cắt chế độ thưởng an toàn

Đồng chí Đỗ Đức Hùng - Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam thăm công nhân bị tai nạn lao động.

Ảnh: Nguyễn Đắc Cường

Qua hơn 20 năm thực hiện, chế độ thưởng an toàn điện trở thành một phần thu nhập, trong việc quản lý vận hành hệ thống điện quốc gia. Đây là chế độ phân biệt mức thu nhập giữa NLĐ tham gia vận hành hệ thống điện và NLĐ quản lý gián tiếp. Từ đó động viên lao động trực tiếp chịu nhiều áp lực khi làm việc trong môi trường nguy hiểm, phấn đấu bảo đảm vận hành an toàn hệ thống điện, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, ngày 03/01/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 01/2020/QĐ-TTg về việc bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Theo đó, tại Khoản 29 Điều 1 bãi bỏ Quyết định số 234/2005/QĐ-TTg ngày 26/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đặc thù đối với công nhân, nhân viên, viên chức một số ngành, nghề trong các công ty Nhà nước.

Từ đó đến nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có văn bản yêu cầu tất cả các đơn vị tạm dừng thực hiện chế độ thưởng an toàn điện cho NLĐ.

Thu nhập của lao động ngành Điện giảm 12% do cắt chế độ thưởng an toàn


Công đoàn Điện lực Việt Nam trao kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà ở "Mái ấm Công đoàn" cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn.

Ảnh: N.Đ.C

Theo ước tính của Công đoàn Điện lực Việt Nam, có trên 70.000 lao động trực tiếp vận hành hệ thống điện của Tập đoàn bị giảm từ 12% thu nhập (do tiền thưởng văn hóa an toàn điện chiếm khoảng 12% tiền lương bình quân sản xuất kinh doanh điện của NLĐ).

Tại một số đơn vị, quy chế thưởng an toàn điện đã gắn trách nhiệm từ người công nhân vận hành trực tiếp đến người quản lý kỹ thuật với công việc được giao; khuyến khích toàn bộ NLĐ nâng cao tinh thần trách nhiệm với việc bảo đảm vận hành an toàn điện trên toàn hệ thống, bảo đảm cung cấp điện an toàn.

Việc bãi bỏ chế độ đặc thù này trong bối cảnh tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn, năng suất lao động và tiền lương năm 2020 không tăng so với năm 2019; cùng với thời tiết có nhiều yếu tố bất lợi đã phần nào ảnh hưởng đến tư tưởng và đời sống của NLĐ đang trực tiếp quản lý vận hành hệ thống điện.

Trước tình hình trên, Công đoàn Điện lực Việt Nam đã phối hợp với Công đoàn các Tập đoàn, Tổng công ty trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức đánh giá tác động và thông qua Tổng LĐLĐ Việt Nam, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành để tiếp tục thực hiện, đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.

Đồng thời, tích cực tham gia công tác an toàn vệ sinh lao động. Trong 3 năm (2018 – 2020), các cấp công đoàn đã tham gia 7.496 cuộc kiểm tra, đã phát hiện nhiều vi phạm, qua đó nhắc nhở, chấn chỉnh việc chấp hành tốt các quy trình, quy phạm, quy định an toàn. Công đoàn Điện lực Việt Nam đã kiến nghị chuyên môn quan tâm đầu tư nhà trực vận hành cho NLĐ, kể cả những nhà trực vận hành của các đội quản lý điện trung tâm; kiến nghị thay thế việc sử dụng thang tre bằng thang rút để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông; đầu tư các phương tiện xe ô tô chở NLĐ để thay thế dần phương tiện cá nhân trong thực hiện công việc... Công đoàn Điện lực Việt Nam đã đề xuất, thương lượng đưa vào TƯLĐTT Tập đoàn về mức chi phí khám sức khỏe cho NLĐ ít nhất là 1 triệu đồng để nâng cao chất lượng khám sức khỏe định kỳ; chế độ bồi thường, trợ cấp cho NLĐ bị tai nạn lao động; tổ chức nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe cho NLĐ...

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng đề nghị Cục Quan hệ lao động và Tiền lương xem xét, trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép Tập đoàn tạm thời tiếp tục thực hiện chế độ thưởng an toàn điện theo quy định tại Quyết định 234/2005/QĐ-TTg.

Tin đồn quanh nhạc sĩ Trần Tiến và những “cái chết”trên mạng Tin đồn quanh nhạc sĩ Trần Tiến và những “cái chết”trên mạng

Sáng nay, nhạc sĩ Trần Tiến bị một số trang tin và mạng xã hội chia sẻ rộng rãi thông tin ông qua đời vì ...

“Tiền này em sẽ để dành mua quần áo mới gửi về quê cho con mặc Tết” “Tiền này em sẽ để dành mua quần áo mới gửi về quê cho con mặc Tết”

“Với số tiền được các bác tặng, em sẽ mua bộ quần áo mới gửi về cho con trai. Con lớn của em gửi ở ...

Người lao động có được ứng trước tiền lương tháng 2 để nghỉ Tết Nguyên đán 2021? Người lao động có được ứng trước tiền lương tháng 2 để nghỉ Tết Nguyên đán 2021?

Nhu cầu mua sắm trong dịp Tết tăng cao nên không ít người lao động mong muốn được ứng trước tiền lương tháng 2 để ...

Bài viết: Duy Minh

Ảnh: Duy Minh