Thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực xuất khẩu lao động
An toàn, vệ sinh lao động - 13/10/2021 13:49 Lại Sơn Tùng - Khoa Cảnh sát kinh tế, Học viện Cảnh sát nhân dân
Người lao động cần thận trọng với nhưng chiêu lừa đảo khi tham gia vào thị trường xuất khẩu lao động. Ảnh minh họa |
XKLĐ không những giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập cho NLĐ, tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước mà còn đẩy mạnh hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và các nước trên thế giới theo nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi. Tuy nhiên, thời gian qua, ở hầu khắp các địa phương trên cả nước, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản (CĐTS) trong lĩnh vực XKLĐ đang xảy ra theo chiều hướng phức tạp, với nhiều phương thức, thủ đoạn rất tinh vi.
1. Thực tiễn và nguyên nhân
Theo Điều 174 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 thì: “Tội phạm lừa đảo CĐTS trong lĩnh vực XKLĐ là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện bằng thủ đoạn gian dối làm cho NLĐ có nhu cầu đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài tin nhầm, tưởng giả là thật mà tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội để họ chiếm đoạt”.
Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm cho thấy loại tội phạm này có một số phương thức, sau: Lợi dụng quy định của Luật Doanh nghiệp đăng ký thành lập công ty TNHH với chức năng xúc tiến việc làm, tạo vỏ bọc để thực hiện hành vi lừa đảo CĐTS; thành lập công ty “ma” sử dụng tài liệu, con dấu giả để lừa đảo CĐTS của người dân có nhu cầu muốn đi lao động ở nước ngoài; quảng bá XKLĐ sai với sự thật, dùng hình thức đi du lịch trong thời gian ngắn hoặc sử dụng thẻ visa giả để đưa NLĐ ra nước ngoài nhằm lừa đảo CĐTS; tuyển lao động vào công ty hứa sẽ cho đi XKLĐ, nhưng thực chất là đi tham quan, tham gia dự triển lãm ở nước ngoài, sau đó bỏ mặc họ tự tìm việc ở nước ngoài để lừa đảo CĐTS; móc nối với một số phần tử xấu ở nước ngoài để xây dựng “kịch bản” đưa người XKLĐ ra nước ngoài nhằm CĐTS.
Nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu do việc quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động XKLĐ của các cơ quan có thẩm quyền chưa được tiến hành một cách thường xuyên, kịp thời. Quy định về mức xử phạt hành chính đối với những hành vi sai phạm trong việc đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài còn quá thấp, trong khi mức lợi nhuận đem lại cho các doanh nghiệp là rất lớn, không đủ để răn đe những doanh nghiệp có hành vi sai phạm.
từ các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực XKLĐ đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng che đậy thông tin nhằm lừa đảo CĐTS của NLĐ; đồng thời, khiến NLĐ hoang mang, mất phương hướng khi làm thủ tục đi XKLĐ.
Đa phần những người tham gia XKLĐ có hoàn cảnh khó khăn, những người này thường nhẹ dạ, cả tin, mất cảnh giác trước những hành vi gian dối của các đối tượng lừa đảo. Tâm lý muốn giàu nhanh nhưng lại thiếu thông tin về thị trường lao động, thiếu hiểu biết về pháp luật, không nắm được các doanh nghiệp có chức năng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài hay không; thậm chí có người chỉ biết đưa tiền cho các đối tượng và chờ đến ngày được đi XKLĐ theo sự hứa hẹn của các đối tượng.
Công an TP. Đà Nẵng đang lấy lời khai những người lao động chờ đi Hàn Quốc bằng tàu biển trái phép. |
Quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát kinh tế với các cơ quan chức năng trong phát hiện, điều tra tội phạm lừa đảo CĐTS trong lĩnh vực , chưa có quy chế phối hợp cụ thể giữa các lực lượng. Hạn chế này làm cho nhiều vụ việc bị kéo dài, không kịp thời thu thập tài liệu chứng cứ chứng minh tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội.
2. Những vấn đề cần chú ý trong công tác phòng, chống
Một là, các cơ quan có thẩm quyền tăng cường hơn nữa vai trò quản lý, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp có chức năng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Chủ động phát hiện sớm những doanh nghiệp, cá nhân có dấu hiệu liên quan đến tội phạm lừa đảo CĐTS trong lĩnh vực XKLĐ để kịp thời ngăn chặn. Bổ sung quy định về việc xử phạt đối với doanh nghiệp tổ chức đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép XKLĐ tại Nghị định số 28/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Nâng cao mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hoạt động XKLĐ khi chưa được cơ quan chức năng cấp phép lên khoảng 200.000.000 đồng, tạo sự răn đe với doanh nghiệp có hành vi vi phạm.
Hai là, minh bạch hóa thông tin trong lĩnh vực XKLĐ. Có biện pháp truyền tải thông tin linh hoạt và sắc bén hơn nữa đến NLĐ thông qua các cơ quan truyền thông để NLĐ có thể tiếp cận những thông tin chính thống một cách dễ dàng, nắm được những doanh nghiệp nào được cấp giấy phép XKLĐ, tránh bị lừa gạt.
Ba là, lực lượng Cảnh sát kinh tế cần làm tốt công tác tuyên truyền phục vụ phòng ngừa tội phạm lừa đảo CĐTS trong lĩnh vực XKLĐ. Những nội dung cơ bản cần tuyên truyền như phương thức, thủ đoạn của tội phạm; cách thức nhận diện những doanh nghiệp, đối tượng có dấu hiệu lừa đảo CĐTS…
Đối với những vụ án điển hình, có thể xem xét xét xử lưu động để tuyên truyền một cách sát thực hơn đến người dân về thủ đoạn mà các đối tượng sử dụng để thực hiện hành vi lừa đảo CĐTS. Cần phối hợp với các cơ quan truyền thông đa phương tiện để thực hiện đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, trong đó chú trọng tuyên truyền qua các kênh internet, mạng viễn thông,…
Tư vấn cho người dân tại xã Mỹ Phước, huyện Mang Thít (Vĩnh Long) về Chương trình Xuất khẩu lao động Nhật Bản do Công ty CP Xuất nhập khẩu chuyên gia, lao động và kỹ thuật (IMS) chi nhánh TP. Hồ Chí Minh tổ chức. |
Bốn là, cần thực hiện tốt mối quan hệ phối hợp với các lực lượng trong và ngoài ngành Công an, đáp ứng yêu cầu phòng ngừa tội phạm lừa đảo CĐTS trong lĩnh vực XKLĐ. Tạo hành lang pháp lý cho hoạt động phối hợp thông qua việc ban hành các quy chế phối hợp, đảm bảo hoạt động phối hợp được triển khai một cách hiệu quả, tránh hình thức.
Thực hiện tốt công tác này, lực lượng Cảnh sát kinh tế cùng với các lực lượng khác sẽ nắm được những thông tin trong lĩnh vực XKLĐ theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Hệ thống liên thông chia sẻ thông tin trong lĩnh vực XKLĐ giữa các lực lượng cũng được “kích hoạt”, tạo sự thuận lợi cho việc khai thác thông tin hướng tới mục tiêu chung là phòng ngừa tội phạm lừa đảo CĐTS trong lĩnh vực XKLĐ một cách hiệu quả.
Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới cần lưu ý gì? Trong tình hình mới, các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cần tiếp tục thực ... |
Lừa đảo xuất khẩu lao động: Chuyện "biết rồi, khổ lắm, nói mãi!" Xuất khẩu lao động là một hướng đi tích cực giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, tình trạng lừa đảo ... |
Cả tin, người lao động mất tiền oan cho đơn hàng xuất khẩu lao động ảo Vạ vật gần một tháng nay tại Hà Nội để đi đòi tiền đã đóng cho đơn hàng xuất khẩu lao động trước đó, anh ... |
Tin cùng chuyên mục
An toàn, vệ sinh lao động - 24/09/2024 10:05
Những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra liên tiếp đã cho thấy cán bộ công đoàn cần có tiếp tục nâng cao kiến thức về công tác an toàn, vệ sinh lao động để bảo vệ sức khoẻ, tính mạng người lao động.
Người lao động - 23/09/2024 15:59
Anh Chu Thanh Bình - đoàn viên Công đoàn Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã gửi đến Ban Tổ chức cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động" thông điệp: cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động.
Người lao động - 20/09/2024 13:34
Trong ngành Điện lực, công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu, bởi đây là lĩnh vực đặc thù, có mức độ nguy hiểm cao, đòi hỏi sự nghiêm ngặt trong mọi hoạt động liên quan đến vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điện.
Người lao động - 15/09/2024 08:02
Công đoàn Công ty CP Than Núi Béo cho biết, cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” với các nội dung kiến thức phong phú, rất sát với thực tiễn sản xuất của đơn vị.
Người lao động - 13/09/2024 15:40
Sau bão, đi kèm với lũ và ngập lụt, người dân và người lao động đặc biệt cần nước sạch để sinh hoạt. Vậy trong điều kiện thiếu thốn nguồn nước an toàn, cần xử lý nước thế nào để làm sạch nước, có nguồn nước đảm bảo sử dụng, phòng chống dịch bệnh?
An toàn, vệ sinh lao động - 06/09/2024 19:30
Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.